Nghị định 35-CP năm 1996 Hướng dẫn Pháp lệnh dân quân tự vệ

Số hiệu 35-CP
Ngày ban hành 14/06/1996
Ngày có hiệu lực 14/06/1996
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Võ Văn Kiệt
Lĩnh vực Quyền dân sự

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 35-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 35-CP NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 1996 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về dân quân tự vệ ngày 9 tháng 01 năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Việc đăng ký quản lý và tuyển chọn vào dân quân tự vệ quy định như sau:

1. Hàng năm từ ngày 01 đến ngày 15 tháng 4, công dân trong độ tuổi theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh về dân quân tự vệ, phải được đăng ký vào danh sách để quản lý tại xã, phường, thị trấn nơi thường trú, hoặc nơi đang công tác, học tập, lao động.

2. Tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào lực lượng dân quân tự vệ:

- Có lý lịch rõ ràng,

- Có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

- Có đủ sức khoẻ.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp, Giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ việc đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi quy định tại Điều 2, Pháp lệnh dân quân tự vệ, theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

4. Cơ quan quân sự ở các cấp có trách nhiệm tham mưu giúp chính quyền cùng cấp, tổ chức thực hiện việc đăng ký, tuyển chọn công dân vào lực lượng dân quân tự vệ. Việc công nhận công dân vào dân quân tự vệ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự nghiệp quyết định.

Điều 2.- Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, phải nắm chắc số lượng, chất lượng dân quân hiện có; số lượng, chất lượng công dân được đăng ký và kết quả tuyển chọn; tình hình thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ của cơ sở để giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc luân phiên phục vụ trong lực lượng dân quân theo thời hạn 4 năm; bảo đảm cho dân quân tự vệ có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; tạo nguồn dự bị để mở rộng lực lượng khi cần thiết và bảo đảm công bằng xã hội.

Điều 3.- Việc tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo khoản 2 Điều 6 Pháp lệnh, quy định như sau:

1. Các doanh nghiệp có tổ chức Đảng, phải tổ chức lực lượng tự vệ.

2. Những doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng phải tổ chức lực lượng tự vệ khi cơ quan quân sự tỉnh, thành phố yêu cầu, hoặc khi doanh nghiệp đề nghị và được cơ quan quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp nhận. Lực lượng tự vệ ở các doanh nghiệp này do cơ quan quân sự, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ huy và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng của cấp đó.

3. Những doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ, thì giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện và bảo đảm kinh phí cho công dân trong độ tuổi thuộc cơ sở mình tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi họ thường trú.

Điều 4.- Quy mô, cơ cấu tổ chức lực lượng dân quân tự vệ thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh, quy định như sau:

1. Cơ cấu tổ chức lực lượng dân quân tự vệ gồm có phân đội bộ binh và phân đội binh chủng chuyên môn cần thiết, có lực lượng chiến đấu tại chỗ, có lực lượng cơ động.

Đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội chỉ tổ chức lực lượng chiến đấu tại chỗ để bảo vệ cơ quan, đơn vị mình.

2. Quy mô tổ chức lực lượng dân quân tự vệ:

a) ở các xã, phường, thị trấn đồng bằng, ven biển, trung du, quy mô tổ chức ở làng, xóm, thôn ấp, cụm dân cư mỗi nơi tổ chức từ tiểu đội đến trung đội; các thôn, ấp lớn và có điều kiện có thể tổ chức đến đại đội.

b) Các xã phường, thị trấn ở vùng núi, vùng cao, vùng sâu, mỗi bản, thôn quy mô tổ chức là tổ, tiểu đội hoặc trung đội.

c) Đối với cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, lấy đơn vị học tập, công tác, sản xuất để tổ chức, quy mô tổ chức là tiểu đội, trung đội.

d) ở doanh nghiệp Nhà nước lấy đơn vị sản xuất tổ đội, phân xưởng, quy mô tổ chức là tiểu đội, trung đội, đại đội; nơi có điều kiện cả doanh nghiệp có thể tổ chức đến tiểu đoàn.

e) ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, quy mô tổ chức từ tổ, tiểu đội đến trung đội.

g) ở các tổ chức chính trị - xã hội quy mô tổ chức là tiểu đội, trung đội.

[...]