Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 phê duyệt "Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 794/QĐ-BNN-TCTL
Ngày ban hành 21/04/2014
Ngày có hiệu lực 21/04/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 794/QĐ-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "ĐÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Đê điều 2006; Luật Phòng, chống thiên tai 2013;

Căn cPháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi s 32/2001/PL-UBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng Chiến lược Phát trin thủy lợi Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cp nước sạch và vệ sinh nông thôn năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chng và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành thủy lợi" với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM.

1. Mục tiêu.

Nâng cao hiệu quả ngành thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trgia tăng và phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH); góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

2. Nhiệm vụ

a) Củng cố, phát triển thủy lợi nội đồng, gắn vi xây dựng nông thôn mới: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng, đáp ứng các phương thức canh tác tt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng linh hoạt yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của nông dân; củng cố tổ chức thủy nông cơ sở (Hợp tác xã, tổ hợp tác) bền vững.

b) Củng cố các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi: Nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mi cơ chế vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thng; nâng cao chất lượng hệ thng công trình, chống xuống cấp, bền vững về kỹ thuật và tài chính, từng bước hiện đại hóa.

c) Phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực: cà phê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa,... Trọng tâm khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc.

d) Phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thủy sản với đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi) ở Đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực ven biển Trung Bộ.

e) Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão, lũ, lụt, an toàn hồ đập. Chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

f) Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai và an toàn đập bằng áp dụng các công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, ưu tiên các giải pháp phi công trình.

g) Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng bền vững cả về kết cấu hạ tầng, mô hình quản lý và tài chính.

3. Quan điểm

a) Tái cơ cấu ngành thủy lợi vừa là nội dung, vừa là giải pháp để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

b) Thực hiện phân cấp mạnh mẽ việc đầu tư, quản lý và khai thác các công trình thủy lợi; từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý vận hành các công trình thủy lợi theo định hưng thị trường.

[...]