UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
724/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 15 tháng 3 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
XÃ THUỘC TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY
27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Hướng dẫn số 2788/HD-BNV
ngày 29/7/2011 của Bộ Nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tại Công văn số 156/SNV-XDCQ ngày 05 tháng 3 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27
tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” (có Đề án kèm theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài
chính; Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị
xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đường
|
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỈNH NGHỆ
AN GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTg NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Nghệ An)
I. SỰ CẦN THIẾT
VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề
án
Xã, phường, thị trấn là đơn vị
hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cán bộ, công chức cấp
xã) có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan
trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Xuất
phát từ vị trí quan trọng của cơ sở xã, phường, thị trấn, Hội nghị lần thứ 5,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18
tháng 3 năm 2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị
cơ sở xã, phường, thị trấn”. Sau khi Nghị quyết ra đời, Chính phủ đã ban hành
các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003; Nghị định số
121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày
22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách cấp xã.
Thời gian qua, thực hiện Nghị
quyết của Trung ương và các Nghị định của Chính phủ; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An
đã có nhiều giải pháp tích cực để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã. Các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng,
quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán bộ
ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển
cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở và
đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn
công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa,
chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ
sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to lớn trong quá trình xây dựng
phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng
an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, do “lịch sử” để lại
còn có không ít cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị chưa qua đào
tạo chuyên môn nghiệp vụ, không được thường xuyên bồi dưỡng bổ trợ kiến thức nghiệp
vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính, tin học, vì vậy chưa
đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý điều hành ở địa phương. Trên thực tế, cán bộ cấp
xã đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lượng công việc ngày càng nhiều. Trong
khi nhiều cán bộ ở cấp xã lại không được đào tạo cơ bản, nhiều chế độ chính
sách liên tục được thay đổi nhưng ít được bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc nắm bắt
thông tin chậm dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linh hoạt trong xử lý công việc, hiệu
quả thực thi công vụ còn thấp, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới sự
phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương.
Để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ, công chức ở cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, có chiều sâu,
mang tính đồng bộ, có mục tiêu cụ thể rõ ràng và đặc biệt là có sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành ở địa phương thì việc xây dựng đề án:
“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020” là
một nhu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
2. Cở sở xây dựng đề án:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã;
- Thông tư số
112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động -
TB&XH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án "Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC
ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và
sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức.
- Hướng dẫn số 2788/HD-BNV ngày
29/7/2011 của Bộ Nội vụ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
II. THỰC TRẠNG
VỀ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA TỈNH NGHỆ AN HIỆN
NAY
1. Số lượng
Thực hiện Nghị định số
114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của
Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường thị trấn,
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các văn bản hướng
dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, đến nay theo số liệu thống kê tổng số cán bộ,
công chức cấp xã toàn tỉnh là 10.294 người. Trong đó: cán bộ chuyên trách 4.990
người; công chức xã 5.304 người.
2. Chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã
2.1. Cán bộ chuyên trách cấp xã
Tổng số 4.990 người, trong đó:
nam 4.224 người chiếm 84,6%, nữ 766 người chiếm 15,4%.
+ Tuổi đời: Dưới 35 tuổi 564 người
chiếm 11,3%; 35 - 45 tuổi 1.610 người chiếm 32,3%; 46 - 55 tuổi 2.228 người chiếm
44,6%; trên 55 tuổi 588 người chiếm 12%.
+ Trình độ văn hoá: Cấp I: 38
người chiếm 0,8%; Cấp II: 675 người chiếm 13,5%; Cấp III: 4.277 người chiếm
85,7%.
+ Trình độ chuyên môn: Chưa qua
đào tạo: 1.503 người chiếm 30,12%. Sơ cấp 500 người chiếm 10,0%; Trung cấp, cao
đẳng 1.779 người chiếm 35,7%; Đại học: 1.208 người chiếm 24,2%.
+ Trình độ lý luận chính trị: Sơ
cấp 1.102 người chiếm 22,1%; Trung cấp 3.199 người chiếm 64,1%; Cao cấp, cử
nhân: 95 người chiếm 1,9%.
+ Quản lý hành chính NN: Chưa
qua đào tạo, bồi dưỡng 2.779 người chiếm 55,7%; đã qua bồi dưỡng 1.829 người
chiếm 36,7%; Sơ cấp 271 người chiếm 5,4%; Trung cấp 95 người chiếm 1,9%; Cử
nhân 16 người chiếm 0,3%.
+ Ngoại ngữ: Có chứng chỉ A trở
lên: 488 người chiếm 9,8%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 4.502 người chiếm 90,2%.
+ Tin học: Có chứng chỉ A trở
lên: 927 người chiếm 18,6%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 4.063 người chiếm
71,4%.
Căn cứ tiêu chuẩn quy định tại
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì các chức
danh cán bộ chuyên trách như:
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ
tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã ở
khu vực đồng bằng, đô thị phải có trình độ chính trị và trình độ chuyên môn từ
trung cấp trở lên. Kết quả thống kê cho thấy, số cán bộ chuyên trách cấp xã
chưa đạt chuẩn về chuyên môn theo quy định là còn nhiều (2003 người chiếm
40,12%), việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ này là nhiệm vụ cần thiết
nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
2.2 Công chức cấp xã
Tổng số 5.304 người, trong đó:
nam 3.778 người chiếm tỉ lệ 76,1%, nữ 1.526 người chiếm tỉ lệ 23,9%.
+ Tuổi đời: Dưới 35 tuổi 2.755
người chiếm 52%; 35 - 45 tuổi 1.367 người chiếm 33,5%; 46 - 55 tuổi 983 người
chiếm 10,54%; trên 55 tuổi 199 người chiếm 4,5%.
+ Trình độ văn hoá: Cấp I: 24
người chiếm 0,46%; Cấp II: 195 người chiếm 3,68%; Cấp III: 5.085 người chiếm
95,88%.
+ Trình độ chuyên môn: Chưa qua
đào tạo: 307 người chiếm 5,79%. Sơ cấp 105 người chiếm 1,98%; Trung cấp, cao đẳng
3.755 người chiếm 70,8%; Đại học 1.209 người chiếm 22,8%.
+ Trình độ lý luận chính trị: Sơ
cấp 1.627 người chiếm 30,68%; Trung cấp 1.182 người chiếm 22,29%; Cao cấp, cử
nhân: 6 người chiếm 0,12%.
+ Quản lý hành chính NN: Chưa
qua đào tạo, bồi dưỡng 3.120 người chiếm 58,83%; đã qua bồi dưỡng 1.069 người
chiếm 20,16%; Sơ cấp 92 người chiếm 1,74%; Trung cấp 39 người chiếm 0,74%; Cử
nhân 3 người chiếm 0,06%.
+ Ngoại ngữ: Có chứng chỉ A trở
lên: 1.184 người chiếm 22,33%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 4.120 người chiếm
77,68%.
+ Tin học: Có chứng chỉ A trở
lên: 1.527 người chiếm 28,79%; chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 3.777 người chiếm
71,21%.
Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV
ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định 07 chức danh công chức cấp xã
như Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch,
Địa chính - Xây dựng, Văn phòng - Thống kê, Văn hóa - Xã hội phải có trình độ
chuyên môn trung cấp trở lên và có chuyên ngành phù hợp chức danh công chức đảm
nhận. Tuy vậy, đến nay, theo số liệu thống kê ở trên cho thấy lượng công chức
xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh còn nhiều (412 người chiếm
7,77%), chất lượng còn khá thấp so với trình độ chuẩn theo Quyết định
04/2004/QĐ-BNV cũng như thực tế yêu cầu quản lý đặt ra. Công tác bồi dưỡng bổ
sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm
bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được chú trọng.
3. Đánh giá chung
3.1. Ưu điểm
Nhìn chung đội ngũ cán bộ trong
hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh Nghệ An có lập trường tư tưởng, chính trị vững
vàng, trung thành với Đảng và Nhà nước, tận tụy với công việc, gần gũi với nhân
dân. Hàng năm được bổ sung về số lượng và phát triển về chất lượng, số được đào
tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng. Thông qua đào tạo bồi dưỡng đã góp phần nâng cao
trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Mỗi xã bình quân có 3 cán
bộ có trình độ đại học; nhiều xã đồng bằng có 5 - 7 cán bộ có trình độ đại học,
có một số xã, phường có 8 - 14 đại học; công chức cấp xã 89,5% có trình độ
chuyên môn trung cấp trở lên.
3.2. Hạn chế
Nhìn một cách tổng quát thì đội
ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế, chất lượng còn thấp
nhất là lĩnh vực chuyên môn. Trình độ đào tạo bồi dưỡng không đồng đều, phiến
diện, tính thiết thực trong đào tạo bồi dưỡng chưa cao. Kiến thức quản lý hành
chính Nhà nước còn nhiều hạn chế, nhất là vùng miền núi, dân tộc. Đặc biệt,
hàng năm cán bộ, công chức cấp xã chưa được bồi dưỡng bổ sung kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ.
Những hạn chế trên dẫn đến hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị ở xã còn nhiều bất cập; công tác quản lý của
chính quyền ở nhiều nơi còn lỏng lẻo và sai phạm; hoạt động của cơ quan dân cử
còn mang tính hình thức, sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị
chưa đồng bộ; hoạt động của các tổ chức đoàn thể chưa có chiều sâu, chưa xây dựng
được phong trào hành động sôi nổi và hiệu quả.
3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn
chế
a) Nguyên nhân khách quan
- Nghệ An là tỉnh đất rộng, người
đông, đời sống kinh tế - xã hội phát triển không đều và thấp so với mặt bằng
chung, cùng với cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước chưa đáp ứng tốt nhất. Do
vậy, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nhất là ở vùng miền núi, nông thôn, vùng
dân tộc thiểu số chưa theo kịp sự phát triển chung của xã hội.
- Tư tưởng thoát ly của thanh
niên nông thôn sau khi học xong không muốn về địa phương công tác cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng của cán bộ cơ sở, từ đó thiếu những người giỏi ở cơ sở
và một số ngành thiết yếu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
- Một số cán bộ công chức xã,
phường, thị trấn trình độ văn hoá còn thấp, dẫn đến khó đào tạo được chuyên môn
và nâng cao trình độ nói chung. Một số chức danh chủ chốt của các Hội (Cựu chiến
binh, phụ nữ, nông dân) đa số lớn tuổi, chưa đạt chuẩn về văn hóa cũng như
chuyên môn, nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi và số năm công tác để nghỉ chế độ
nên không bố trí được cán bộ trẻ thay thế.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của một số cán bộ
các cấp chưa đầy đủ, phiến diện cho nên trong chỉ đạo, điều hành thiếu đồng bộ,
nhất quán. Ý thức tự học, tự đào tạo bồi dưỡng của cán bộ, công chức các cấp
chưa cao, sớm thoả mãn với cái đã có, thiếu tự giác trong việc đào tạo, bồi dưỡng
để vươn lên làm chủ kiến thức và công việc của mình.
- Định mức kinh phí dành cho đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở còn thấp. Quy mô, cơ sở vật chất trường Chính trị tỉnh,
trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị, thành phố còn nhiều hạn chế. Chế
độ, chính sách đãi ngộ về công tác đào tạo bồi dưỡng trong thời gian qua chưa
thực sự thiết thực hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, công
tác kiểm tra đôn đốc việc xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch chưa được
quan tâm tốt nhất. Việc quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bố trí sử dụng có mặt
chưa hợp lý, điều kiện để phát huy sau đào tạo còn khó khăn nên tác động lớn đến
tâm lý cán bộ. Việc thực hiện quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ cơ sở thực
hiện chưa tốt.
- Nội dung, chương trình đào tạo,
bồi dưỡng chậm đổi mới, chưa phù hợp với các đối tượng, vùng miền. Cơ cấu ngành
nghề đào tạo còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng bố trí sử dụng, sắp xếp cán bộ,
công chức cấp xã không đúng chuyên môn đào tạo.
- Ở một số địa phương thuộc huyện
vùng cao trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người dân tộc học hết trung học phổ thông
còn ít. Do đó, khi tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã và đưa đội ngũ cán bộ đi đào tạo tập trung gặp rất nhiều khó khăn.
- Chế độ chính sách nói chung và
trong đào tạo bồi dưỡng nói riêng tuy có cố gắng, song còn nhiều khó khăn, nhất
là đối với vùng miền núi. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự phù hợp
với từng đối tượng, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ về mọi mặt của
đội ngũ cán bộ cơ sở.
III. QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm
Đẩy mạnh công tác đào tao, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả
đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã có đủ kiến thức, trình độ năng lực quản lý, điều hành, thành thạo về
chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu
chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ,
công chức cấp xã được đào tạo đạt 100% tiêu chuẩn về trình độ các mặt theo quy
định. Hàng năm, mỗi cán bộ, công chức cấp xã được tham gia ít nhất 1 khóa bồi
dưỡng thời gian tối thiểu là 7 ngày để cập nhật kiến thức chuyên ngành, nắm bắt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế xã hội
của đất nước, địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ mục tiêu chung của Chính
phủ, thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh, đề án đề ra
mục tiêu cụ thể như sau:
a) Giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu
đạt:
* Đối với cán bộ cấp xã:
- 90% cán bộ có trình độ trung cấp
chuyên môn trở lên. Trong đó có 20% đến 30% có trình độ đại học.
- 100% cán bộ cấp xã hàng năm được
bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên
môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước (mỗi năm tham gia ít nhất 1 khóa, mỗi khóa tối
thiểu 7 ngày).
* Đối với công chức cấp xã:
- 100% công chức cấp xã có trình
độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trong đó, có 30% đến 40% có trình độ đại học.
- 100% công chức cấp xã được bồi
dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước (mỗi năm tham gia ít nhất 1 khóa, mỗi khóa tối thiểu
7 ngày).
b) Giai đoạn 2015 - 2020, phấn đấu
đạt:
* Đối với cán bộ cấp xã:
- 95% cán bộ có trình độ trung cấp
chuyên môn trở lên. Trong đó có 30% đến 40% có trình độ đại học.
- 100% cán bộ cấp xã hàng năm được
bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên
môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước (mỗi năm tham gia ít nhất 1 khóa, mỗi khóa tối
thiểu 7 ngày).
* Đối với công chức cấp xã:
- 100% công chức cấp xã có trình
độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trong đó có từ 40% đến 50% có trình độ đại
học.
- 100% công chức cấp xã được bồi
dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước, bồi dưỡng bổ sung kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước (mỗi năm tham gia ít nhất 1 khóa, mỗi khóa tối thiểu
7 ngày)
IV. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
1.1 Đào tạo chuyên môn
a) Đào tạo cho số cán bộ chưa có
bằng cấp chuyên môn
Tổ chức đào tạo chuyên môn từ
trung cấp trở lên cho những cán bộ công chức chưa có trình độ chuyên môn, có tuổi
đời còn đủ tham gia công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ công tác trở lên trong nguồn
quy hoạch; cán bộ trẻ hoạt động bán chuyên trách trong nguồn quy hoạch đã được
phê duyệt.
Các ngành đào tạo là: kinh tế,
luật, hành chính, văn hóa, nông nghiệp, chăn nuôi, thú y, nông lâm… tùy theo
yêu cầu cụ thể của từng vị trí công tác, chức danh đảm nhận, nhu cầu của từng
cá nhân và cơ cấu của từng địa phương để chọn chuyên ngành học phù hợp.
b) Đào tạo nâng cao trình độ (từ
trung cấp, cao đẳng lên đại học) cho số cán bộ lãnh đạo, cán bộ trẻ, cán bộ triển
vọng
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng lên đại học cho số cán bộ, công chức trẻ, có
triển vọng trong nguồn quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các ngành đào tạo nâng cao trình
độ là: luật, hành chính, nông nghiệp, chăn nuôi, thú y, nông lâm… tùy theo yêu
cầu cụ thể của từng vị trí công tác, chức danh đảm nhận, nhu cầu của từng cá
nhân và cơ cấu của từng địa phương để chọn chuyên ngành học phù hợp.
1.2. Bồi dưỡng kiến thức lý luận
chính trị, Quản lý nhà nước, tin học văn phòng; bồi dưỡng bổ sung kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Tổ chức bồi dưỡng kiến thức các mặt
cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ ở các địa phương. Mỗi
năm một cán bộ, công chức tham gia ít nhất 1 khóa bồi dưỡng, mỗi khóa tối thiểu
7 ngày.
Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng kiến
thức lý luận chính trị, Quản lý nhà nước, tin học văn phòng; bồi dưỡng bổ sung
kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của
từng địa phương, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức và yêu cầu cụ
thể của từng vị trí công tác, chức danh đảm nhận để chọn nội dung bồi dưỡng phù
hợp.
2. Giải pháp
Để thực hiện tốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới,
cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
2.1. Nâng cao nhận thức đối với
cán bộ, công chức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
- Làm tốt công tác tuyên truyền,
quán triệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. UBND các cấp
xây dựng kế hoạch, hoặc chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
- Tăng cường công tác tuyên truyền
để cán bộ, công chức nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí đang đảm
nhận, sớm chuẩn hoá các chức danh theo quy định.
2.2. Làm tốt công tác quy hoạch,
tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức
- Tổ chức rà soát, đánh giá chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch bố trí
sử dụng, đào tạo bồi dưỡng từng chức danh cán bộ, công chức ở từng xã, phường,
thị trấn. Quan tâm các xã ở các huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo
nguồn cán bộ cả trước mắt và lâu dài.
- Hàng năm tiến hành rà soát, bổ
sung quy hoạch cho các chức danh cán bộ, công chức, trên cơ sở đó xây dựng kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng năm năm và hàng năm.
- Đưa công tác đánh giá cán bộ,
công chức ở cấp xã đi vào nề nếp, gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và bố
trí, sử dụng.
- Tổ chức tốt việc tuyển dụng, bổ
nhiệm mới đối với cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn
theo chức danh quy định. Rà soát, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm thay
thế những cán bộ, công chức chưa có bằng chuyên môn mà tuổi cao, năng lực yếu.
Không bố trí cán bộ, tuyển dụng công chức cấp xã không đạt chuẩn về chuyên môn.
2.3. Xác định chính xác nhu cầu
đào tạo, bồi dưỡng, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã cho từng năm, từng giai đoạn
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã căn cứ thực tế số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
hiện có, căn cứ mục tiêu nhiệm vụ của đề án, đối chiếu với tiêu chuẩn cán bộ
công chức theo quy định để xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng
từng năm và từng giai đoạn của địa phương.
- Hàng năm tiến hành xây dựng kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trình cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Tuyệt đối không được cử người
đi đào tạo, bồi dưỡng không nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
2.4. Nâng cao chất lượng và hiệu
quả quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng
- Tiến hành khảo sát, lựa chọn
các trường, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo về quy mô, chất lượng cơ sở
vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo trình phù hợp với nhu cầu để hợp đồng triển
khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã lâu dài.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Thành
lập trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Nghệ An thuộc Sở Nội vụ
nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy định.
- Đẩy mạnh việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên để đảm bảo yêu cầu chất lượng trong đào tạo,
bồi dưỡng:
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên kể cả giáo viên cơ hữu và kiêm chức vững
vàng về chuyên môn, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và khả năng sư phạm.
Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chế độ đãi ngộ phù hợp để
thu hút những cán bộ công chức đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm thực tiễn,
có năng lực giảng dạy đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy
theo chế độ kiêm chức.
+ Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ
sung lực lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã đặt ra.
- Đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức xã
theo từng vùng miền (đồng bằng, miền núi, vùng dân tộc...), theo từng giai đoạn
phát triển (đến năm 2015 và 2020). Cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn để sử
dụng 24 bộ tài liệu bồi dưỡng cho các chức danh Bộ Nội vụ ban hành.
2.5. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và việc bố trí sử dụng
kinh phí đào tạo
Các cấp, các ngành căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức cấp xã thuộc phạm vi thẩm quyền được giao.
2.6. Ưu tiên bố trí ngân sách
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức xã
UBND tỉnh đảm bảo nguồn kinh phí
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo phân cấp. Đồng thời tranh thủ
các nguồn ngân sách của Trung ương, các chương trình, dự án ở trong và ngoài nước
nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong
thời gian tới.
V. KINH PHÍ
1. Huy động từ các nguồn sau
- Ngân sách Trung ương: Trong
nguồn kinh phí của đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân sách tỉnh: Nguồn kinh phí
lấy từ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm của ngân sách tỉnh
và ngân sách huyện.
2. Khái toán vốn cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2020
2.1 Giai đoạn từ năm 2012 - 2015
a) Hệ đào tào:
+ Trung cấp: 2 lớp/1 năm x 40
người x 3.500.000 đ/người/năm x 4 năm = 1.120.000.000 đồng
+ Từ trung cấp, cao đẳng lên đại
học: 2 lớp/năm x 40 người x 3.500.000 đ/người/năm x 4 năm = 1.120.000.000 đồng
b) Hệ bồi dưỡng: 10.000 người/năm
x 600.000 đ/người/đợt x 4 năm = 24.000.000.000 đồng.
c) Kinh phí xây dựng Đề án “Đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2012 - 2020”: 50.000.000 đồng
d) Hội thảo, kiểm tra, giám sát:
70.000.000đ x 5 năm = 350.000.000 đồng.
2.2. Giai đoạn từ năm 2016 -
2020
a) Hệ đào tào:
+ Trung cấp: 1 lớp/1 năm x 40
người x 3.500.000 đ/người/năm x 5 năm = 700.000.000 đồng;
+ Từ trung cấp, cao đẳng lên đại
học: 3 lớp/năm x 40 người x 3.500.000 đ/người/năm x 5 năm = 2.100.000.000 đồng;
b) Hệ bồi dưỡng: 10.000 người/năm
x 600.000 đ/người/đợt x 2 (đợt) x 5 năm = 60.000.000.000 đồng;
c) Hội thảo, kiểm tra, giám sát:
70.000.000đ x 5 năm = 350.000.000 đ
Tổng cộng: 89.440.000.000 đồng.
Kinh phí cụ thể sẽ được phân bổ
và dự toán chi tiết trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng
năm của tỉnh.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Để việc thực hiện Đề án kịp thời
và có hiệu quả, UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị
có liên quan như sau:
1. Sở Nội vụ
- Tham mưu xây dựng kế hoạch đào
tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt và triển
khai thực hiện.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm, thẩm định kế hoạch
và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
- Khảo sát, lựa chọn các trường,
các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu để hợp đồng
triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm. Theo dõi,
đôn đốc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, nội dung, chương trình đào tạo, việc cử cán
bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra
thường xuyên, định kỳ việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả của
các khoá đào tạo, bồi dưỡng sau khi học viên trở về cơ quan, đơn vị cũ tiếp tục
công tác; hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức cấp xã.
2. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh cân đối
ngân sách, bố trí đủ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
hàng năm.
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng,
kiểm tra, thanh, quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Uỷ ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Tổ chức rà soát, phân loại cán
bộ, công chức cấp xã thành các nhóm đủ tiêu chuẩn; chưa đủ tiêu chuẩn; trong,
ngoài độ tuổi quy hoạch chưa được đào tạo chuyên môn... Căn cứ kết quả thống
kê, phân loại, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của đề án để xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của địa phương theo từng năm, từng giai đoạn.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức thực
hiện mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình, kế hoạch.
- Bố trí sử dụng hợp lý cán bộ,
công chức cấp xã trong phạm vi quản lý sau khi đào tạo. Chỉ đạo UBND cấp xã
trên địa bàn tiếp nhận, bố trí, phân công công tác cho cán bộ, công chức đúng vị
trí, chuyên môn đã được cử đi đào tạo theo quy định hiện hành.
- Báo cáo kết quả thực hiện và kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ)
trước ngày 20/11 hàng năm.
4. Ủy ban nhân dân các xã,
phường, thị trấn
- Chọn cử cán bộ, công chức tham
gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tiêu chuẩn và trên cơ sở quy hoạch, kế
hoạch đã được phê duyệt;
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ,
công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng thuận lợi, đạt kết quả tốt;
- Bố trí công tác phù hợp đối với
cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, kế hoạch đã
được phê duyệt.
5. Trường Chính trị tỉnh,
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị
được hợp đồng thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
- Xây dựng chương trình, giáo
trình, tài liệu phục vụ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
- Cử giảng viên phù hợp để đảm bảo
chất lượng của các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm vụ được giao và hợp đồng
đã ký kết;
- Chịu trách nhiệm về nội dung,
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
- Tổ chức lớp học, quản lý học
viên, báo cáo kết quả khoá học về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
6. Đối với cán bộ, công chức
- Chấp hành nghiêm túc quyết định
của cấp có thẩm quyền về việc cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy
hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bố trí công tác hợp lý, tham
gia đầy đủ thời gian và chấp hành đầy đủ nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo,
tích cực học tập rèn luyện đạt kết quả học tập cao nhất;
- Kết quả học tập, rèn luyện
trong quá trình tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng được làm căn cứ để đánh
giá xếp loại, thi đua khen thưởng và bố trí công tác đối với cán bộ, công chức.
Trên đây là Đề án “Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020”, Ủy ban nhân dân
tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức và toàn thể cán bộ, công chức viên
chức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện
Đề án này./.