Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Ngày ban hành 30/07/2010
Ngày có hiệu lực 13/09/2010
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Đàm Hữu Đắc,Phạm Sỹ Danh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2010

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020” BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Đối tượng và phạm vi áp dụng của Thông tư là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách, hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án).

Trường hợp Đề án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn viện trợ không hoàn lại thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ.

Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã thực hiện theo quy định hiện hành về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

1. Ngân sách trung ương

- Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, giải pháp, hoạt động của Đề án; chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.

- Riêng năm 2010: kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 và nguồn kinh phí bổ sung theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 10/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước cho các Bộ, cơ quan Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh).

- Giai đoạn 2011-2020: kinh phí thực hiện Đề án được bố trí riêng trong Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.

2. Ngân sách địa phương

- Các địa phương tự cân đối được ngân sách phải bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề quy định tại điểm 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Ngoài nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương để bảo đảm triển khai có hiệu quả các hoạt động của Đề án. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án với các nguồn kinh phí đào tạo nghề thường xuyên, các chương trình, dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tăng cường phân cấp cho các huyện triển khai thực hiện Đề án.

3. Các Bộ, ngành, địa phương huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để thực hiện Đề án. Các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề.

Điều 3. Nguyên tắc phân bổ kinh phí

1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại điểm 3 mục III, điểm 2 mục IV và tiết d điểm 1 mục V Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt danh sách các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn được lựa chọn đầu tư.

2. Phải có Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hoặc kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề được UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện phê duyệt cho các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc địa phương quản lý.

3. Căn cứ vào tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn năm trước; nhiệm vụ năm kế hoạch theo các mục tiêu, nội dung của Đề án đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành ở Trung ương và Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ dự toán được giao quyết định mức phân bổ cụ thể cho các đơn vị theo nội dung, hoạt động phù hợp với mục tiêu chuyên môn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và theo quy định phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

5. UBND cấp tỉnh căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh đến năm 2020 có trách nhiệm phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện.

Điều 4. Quy định về quản lý, thanh toán kinh phí Đề án

1. Việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý sử dụng, hạch toán và quyết toán kinh phí Đề án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại mục II Thông tư liên tịch số 90/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 16/10/2008 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 (sau đây gọi là Thông tư số 90/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH). Kinh phí thực hiện Đề án được hạch toán theo Chương 0110, loại, khoản, mục và tiểu mục tương ứng và mã chương trình mục tiêu 0117- Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề.

2. Căn cứ đơn xin học nghề của đối tượng là lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo quy định tại tiết b điểm 7.1 khoản 7 Điều 6 của Thông tư này; căn cứ danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề, mức chi phí đào tạo cho từng nghề do UBND cấp tỉnh quy định và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện lựa chọn cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn có đủ điều kiện để ký hợp đồng đào tạo nghề và chuyển kinh phí hỗ trợ cho cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

3. Cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, tiền đi lại cho người học nghề là lao động nông thôn theo mức quy định tại điểm 1 mục III Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg hoặc mức hỗ trợ bổ sung theo quyết định của địa phương (nếu có); quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề. Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được trả tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về).

4. Trường hợp người học nghề sử dụng thẻ học nghề để học nghề thì việc thanh toán cho cơ sở dạy nghề thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng thẻ học nghề.

5. Kinh phí thực hiện Đề án cuối năm còn dư do chưa hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của Đề án được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán theo quy định.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ