ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
586/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày 14 tháng 02 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CHỦ TỊCH, CÁC PHÓ CHỦ TỊCH VÀ CÁC ỦY
VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH KHOÁ XIII, NHIỆM KỲ 2016-2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ Quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn
nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân;
Căn cứ các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ: Quyết định số 1399/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2016-2021; Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày
28/7/2016, Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 24/7/2018, Quyết định số 1877/QĐ-TTg
ngày 31/12/2018 và Quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 30/01/2019 phê chuẩn kết quả bầu
chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2016 - 2021;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành tại Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày
25/8/2016;
Căn cứ ý kiến thống nhất tại cuộc
họp Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 12/02/2019;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng
Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc chủ yếu về việc phân công công việc của
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ
2016-2021:
Nguyên tắc chung: Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ khi
quyết định những vấn đề theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, kết
hợp giữa sự lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh với trách nhiệm Chủ tịch
là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và đề cao vai trò, trách nhiệm của Phó
Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết công việc theo những
nguyên tắc chủ yếu về phân công công việc như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản
lý toàn diện mọi hoạt động và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, của các thành
viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Tỉnh (sau đây gọi
chung là ngành), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố trên địa bàn; quyết định những công việc thuộc thẩm quyền đã được
pháp luật quy định và những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân
cấp, giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, đồng thời cùng với tập thể Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh trước Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh,
trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
b) Khi Chủ tịch đi công tác vắng, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Thường trực (hoặc một Phó
Chủ tịch nếu Phó Chủ tịch Thường trực cũng đi vắng) để chỉ đạo, điều hành, giải
quyết các công việc hằng ngày của Ủy ban
nhân dân tỉnh và chủ trì chỉ đạo phối hợp hoạt động chung của UBND tỉnh.
2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Tỉnh. Mỗi Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch phụ trách, chỉ đạo một số
lĩnh vực công tác và theo dõi hoạt động của một số ngành, địa phương thuộc Tỉnh
và một số ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong phạm vi lĩnh vực công việc được phân công, Phó Chủ
tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch, nhân danh Chủ tịch khi giải quyết các
công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm tăng cường phối hợp giải quyết công việc chung của Ủy ban nhân
dân tỉnh và chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, nếu có vấn đề
liên quan đến lĩnh vực của Phó Chủ tịch khác phụ trách thì trực tiếp phối hợp với
các Phó Chủ tịch đó để giải quyết. Trường hợp các Phó Chủ tịch còn có ý kiến
khác nhau, chưa thống nhất, thì Phó Chủ tịch đang chủ trì giải quyết công việc
đó báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, quyết định cụ thể.
c) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và pháp luật về các quyết
định của mình khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trong quá trình
triển khai và thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật,
theo Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
d) Hằng tuần, Chủ tịch và các Phó Chủ
tịch họp giao ban theo quy định tại Điều 23, Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày
09/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý,
điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước và Quy chế làm việc của
Ủy ban nhân dân tỉnh để nghe Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo kiểm điểm công tác trong tuần,
đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm trong tuần tiếp theo và giải quyết những công
việc Ủy ban nhân dân tỉnh, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thấy cần phải có sự bàn bạc, trao đổi thống
nhất trong tập thể Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và tập thể lãnh đạo Ủy
ban nhân dân tỉnh.
đ) Tùy theo yêu cầu điều hành thực tiễn,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể trực tiếp giải quyết một số công việc cụ
thể đã phân công cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc quyết định bổ sung,
điều chỉnh lại sự phân công giữa các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công phụ trách, chỉ đạo hoạt động của
ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Ủy
ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực
hiện nhiệm vụ được phân công.
Điều 2. Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Chỉ đạo các ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
theo thẩm quyền.
2. Kiểm tra, đôn đốc các ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị cơ sở trong việc tổ chức thực
hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, các chủ trương, chính sách, pháp
luật thuộc lĩnh vực mình được phân công phụ trách; đề xuất những vấn đề cần sửa
đổi, bổ sung. Nếu phát hiện các ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố ban hành văn bản hoặc làm những việc trái với quy định của
pháp luật thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định đình chỉ việc thi hành văn bản và việc làm sai trái đó, đồng
thời chỉ đạo biện pháp xử lý và báo cáo lại Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Giải quyết các vấn đề cụ thể phát
sinh hàng ngày thuộc thẩm quyền; xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xử
lý những vấn đề thuộc chủ trương, cơ chế, chính sách chưa được Chính phủ, Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định.
4. Theo dõi, đánh giá, nhận xét hoạt
động quản lý nhà nước, công tác tổ chức cán bộ và chỉ đạo xử lý các vấn đề nội
bộ thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân
công phụ trách.
5. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
ủy nhiệm chỉ đạo giải quyết các công việc hàng ngày của Ủy ban nhân dân tỉnh và
chủ trì phối hợp hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh (trường hợp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh đi vắng).
6. Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
chủ động chỉ đạo, đôn đốc và giải quyết các lĩnh vực theo phân công. Những nội
dung chỉ đạo quản lý vượt thẩm quyền thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
cho ý kiến chỉ đạo trước khi triển khai. Cùng một thời điểm có nhiều nội dung
công việc của 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh đó chủ động phối hợp, đề nghị Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khác hỗ
trợ, đảm bảo hài hòa không được bỏ nội dung công việc, trường hợp không giải
quyết được thì báo cáo xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Phân công công việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương
và các quy định của pháp luật. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện, quản lý
chung mọi hoạt động và công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành viên Ủy ban
nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
b) Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các
lĩnh vực:
- Chiến lược, quy hoạch cấp tỉnh, cấp
huyện; quy hoạch phát triển vùng.
- Công tác quy hoạch (chủ trương, địa
điểm, lập mới, điều chỉnh các quy hoạch); quyết định chủ trương trên các lĩnh vực:
Kế hoạch, tài chính, ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản (chủ trương đầu tư; chủ
trương phê duyệt dự án đầu tư, quyết định điều chỉnh các dự án đã được phê duyệt
đối với các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân
sách); chủ trương đầu tư dự án thứ cấp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; chủ
trương đầu tư các cụm công nghiệp; chủ trương cấp phép, gia hạn, điều chỉnh cấp
phép khai thác các loại khoáng sản; chủ trương về giao đất, giao rừng; chủ
trương sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh quản lý.
- Công tác tổ chức bộ máy, biên chế,
cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập; xây dựng chính quyền và cải cách hành chính; công tác
thanh tra; tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; quyết định
ban hành các quy định về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; quy chế
làm việc, về lối làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Công tác nội chính; quốc phòng, an
ninh; các chủ trương lớn, những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng, giải pháp có
tính đột phá trên các lĩnh vực khác do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ
trách nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét thấy cần phải
trực tiếp chỉ đạo, điều hành.
c) Giữ mối quan hệ làm việc thường
xuyên, đột xuất với Thường trực Tỉnh ủy.
d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh,
Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh. Phụ trách, chỉ đạo địa bàn: Thành phố Hạ Long.
đ) Là Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen
thưởng tỉnh; Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố, biểu tình, bạo loạn và
khẩn nguy hàng không tỉnh; Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban Chỉ đạo của tỉnh
theo lĩnh vực công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp phụ trách, chỉ
đạo hoặc do Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công.
2. Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch
Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh (Ký hiệu: P1):
a) Trực tiếp xử lý công việc của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh đi vắng và ủy quyền.
b) Trực tiếp giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực:
- Quản lý nhà nước về đất đai; môi
trường; nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; kiểm lâm, kiểm ngư; chương trình Biển
Đông - Hải đảo; khoa học, công nghệ; kinh tế hợp tác và hợp tác xã.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới; Đề án 196 về “Nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi
diện đặc biệt khó khăn, thoát khỏi Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020”.
- Công tác tổ chức bộ máy, biên chế,
cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan hành
chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của
Ban Chấp hành Trung ương; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 05/3/2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh triển khai Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 05/02/2018 của Tỉnh
ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017
của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
- Công tác quản lý địa giới hành
chính; cải cách hành chính (Par Index); ứng dụng công nghệ thông tin (ICT
Index); hiệu quả quản trị và hành chính công (PaPi); sự hài lòng của người dân,
tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS).
- Công tác dân vận chính quyền; quy
chế dân chủ cơ sở; thi đua - khen thưởng tỉnh.
- Công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn; phòng cháy, chữa cháy.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện sau kết luận thanh tra, kiểm toán đối với lĩnh vực và địa phương được phân
công phụ trách; tham gia giải quyết tố tụng hành chính lĩnh vực phụ trách, theo
dõi.
- Quản lý, triển khai quy hoạch
chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công, theo dõi.
c) Giữ mối quan
hệ làm việc thường xuyên, đột xuất với: Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn
phòng và các ban đảng Tỉnh ủy, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Đảng bộ Khối
các cơ quan Tỉnh, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Khoa học và Công nghệ, Ban Xây dựng Nông thôn mới, Ban Quản lý vườn quốc gia
Bái Tử Long, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh, Trung tâm phục vụ Hành
chính công tỉnh. Phụ trách, chỉ đạo địa bàn: Thành phố Cẩm
Phả, thị xã Đông Triều.
đ) Là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng tỉnh; Trưởng ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân tỉnh; Chủ tịch
các Hội đồng, Trưởng các Ban chỉ đạo theo các lĩnh vực được phân công trực tiếp
phụ trách, chỉ đạo.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
3. Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh (Ký hiệu: P2):
a) Trực tiếp giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực:
- Kinh tế tổng hợp; kế hoạch; thống
kê; công nghiệp; giá đất; phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 10-NQ/TW ngày
03/6/2017); hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017); cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước (Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 03/6/2017); chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển (Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018); nâng cao hiệu
quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế (Nghị
quyết 39-NQ/TW ngày 15/01/2019).
- Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI); các dự án có nguồn vốn ODA; dự án
của các nhà đầu tư chiến lược trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện công
tác giải phóng mặt bằng đối với dự án nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
- Công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư;
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa
phương (DDCI); quản lý, phát triển doanh nghiệp; sắp xếp,
đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh.
- Công tác kiểm toán; chỉ đạo, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm toán; giải quyết tố
tụng hành chính đối với lĩnh vực và địa phương được phân công phụ
trách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Quản lý, triển khai quy hoạch
chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công, theo dõi.
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
trực tiếp tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương
có liên quan trong việc thực hiện các kết luận của Trung ương, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ: Kết luận 47-KL/TW ngày 06/5/2009, Thông báo số 108-TB/TW ngày
01/10/2012 của Bộ Chính trị, Quyết định số 2428/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ
tướng Chính phủ và Thông báo số 371/TB-VPCP ngày 24/9/2018 về kết luận của Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng
Ninh.
c) Thay mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
giữ mối quan hệ làm việc thường xuyên, đột xuất với: Văn phòng Chính phủ, các Bộ,
ban, ngành Trung ương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.
d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ
đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh.
Phụ trách, chỉ đạo địa bàn: Huyện Vân Đồn, huyện Tiên Yên.
đ) Là Trưởng ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu
tư tỉnh; Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban Chỉ đạo thuộc lĩnh vực công tác
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trực tiếp phụ trách, chỉ đạo.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
4. Bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh (Ký hiệu: P3):
a) Trực tiếp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực:
- Quản lý nhà nước về du lịch; y tế,
dân số, kế hoạch hoá gia đình, an toàn thực phẩm trong
lĩnh vực y tế; giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động, thương
binh và xã hội; chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; văn hóa,
thể thao; dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp; văn thư, lưu trữ; quản
lý nhà nước về Hội và các tổ chức xã hội; công tác giáo dục, phổ biến pháp luật;
thông tin và truyền thông, báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình.
- Công tác giáo dục quốc phòng, an
ninh; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc; bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ nhân quyền.
- Thực hiện sau kết luận thanh tra,
tham gia giải quyết tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách,
theo dõi.
- Quản lý, triển khai quy hoạch
chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công, theo dõi.
b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
đơn vị: Sở Du lịch, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc, Bảo
hiểm Xã hội tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ
Long, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Phụ trách, chỉ đạo địa bàn: Huyện Hoành Bồ, huyện Ba Chẽ, huyện Đầm Hà.
c) Giữ mối quan hệ làm việc thường
xuyên, đột xuất với: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thập
đỏ, Hội Văn học nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh.
d) Là Trưởng ban Chỉ đạo 138 tỉnh;
tham gia Ban Chỉ đạo 94 của tỉnh; Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban Chỉ đạo
thuộc lĩnh vực công tác được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trực tiếp
phụ trách, chỉ đạo.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
5. Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh (Ký hiệu: P4):
a) Trực tiếp giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực:
- Quản lý nhà nước về quy hoạch của tỉnh
và các địa phương; những đồ án, những quy hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
phân công cụ thể.
- Quản lý nhà nước về tài nguyên,
khoáng sản (trừ lĩnh vực đất đai); đo đạc bản đồ.
- Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; các
dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (trừ khu
kinh tế, khu công nghiệp). Chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc triển khai
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn
ngoài ngân sách sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự
án đến khi hoàn thành, quyết toán công trình (trừ các dự án trong khu kinh tế,
khu công nghiệp).
- Chủ trì tổng hợp báo cáo, kiểm
soát, rà soát trình tự thủ tục đầu tư các dự án trên địa bàn toàn tỉnh.
- Quản lý đô thị, trật tự đô thị; hoạt
động xây dựng; giao thông vận tải; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; sản xuất
vật liệu xây dựng; phát triển, nâng cấp đô thị; phát triển nhà ở, nhà ở xã hội
trên địa bàn tỉnh.
- Công tác giải phóng mặt bằng đối với
các dự án nằm ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đề án xây dựng thành phố thông minh (bao gồm các dự án thành phần), xây dựng chính quyền điện tử
(trừ công nghệ thông tin).
- Công tác thanh tra; tiếp công dân;
giải quyết đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử
tri; tham gia giải quyết tố tụng hành chính và đôn đốc việc thực hiện sau kết
luận thanh tra đối với lĩnh vực và địa phương được phân công phụ trách.
- Quản lý, triển khai quy hoạch
chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công, theo dõi.
b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
đơn vị: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Ban Tiếp công dân, Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông; Ban Quản lý dự án xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp. Phụ trách, chỉ đạo địa bàn: Thành phố Uông
Bí, thị xã Quảng Yên, huyện Cô Tô.
c) Là Phó Trưởng ban phụ trách Ban an
toàn giao thông tỉnh; Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các Ban Chỉ đạo thuộc lĩnh
vực công tác được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công trực tiếp phụ trách,
chỉ đạo.
d) Giữ mối quan
hệ làm việc thường xuyên, đột xuất với: Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh tỉnh.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
6. Ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh (Ký hiệu: P5):
a) Trực tiếp giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực:
- Công tác dự toán ngân sách nhà nước;
thuế; ngân hàng; kho bạc nhà nước; thương mại; quản lý thị trường; xuất, nhập
khẩu, xuất nhập cảnh.
- Công tác quản lý biên giới; Ủy ban
Công tác liên hợp biên giới; Trưởng tiểu ban công tác cửa khẩu tỉnh.
- Phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 theo Nghị
quyết 02-NQ/TU ngày 05/02/2016 của Tỉnh ủy; Nghị quyết phát triển cảng biển và
dịch vụ cảng biển.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo, theo dõi công tác nội chính, tư pháp, thi hành án dân sự, thi hành án
hành chính.
- Công tác đối ngoại, hội nhập và hợp
tác quốc tế.
b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
đơn vị: Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Cục Hải quan tỉnh,
Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Cục Thi hành án tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh,
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, Ngân hàng chính sách xã hội Chi
nhánh tỉnh Quảng Ninh. Phụ trách, chỉ đạo địa bàn: Thành phố Móng Cái, huyện
Bình Liêu, huyện Hải Hà.
c) Giữ mối quan hệ làm việc thường
xuyên, đột xuất với: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án
nhân dân tỉnh.
d) Là Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh; Phó
Trưởng Ban chỉ đạo tăng cường điều hành ngân sách tỉnh; Chủ tịch các Hội đồng,
Trưởng các Ban Chỉ đạo thuộc lĩnh vực công tác được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
phân công trực tiếp phụ trách, chỉ đạo.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
7. Nhiệm vụ của các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh
là người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh
theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và theo Quy chế làm việc của Ủy
ban nhân dân tỉnh; đồng thời giữ mối quan hệ công tác với các bộ, ban, ngành
Trung ương theo lĩnh vực ngành dọc.
b) Thực hiện các công việc khác khi
được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Quyết định này thay thế các Quyết
định, Thông báo của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 2828/QĐ-UBND ngày
18/7/2017, Quyết định số 2816/QĐ-UBND ngày 25/7/2018, Thông báo số 238/TB-UBND
ngày 08/10/2018 và Thông báo số 06/TB-UBND ngày 07/01/2019 về việc phân công
công việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy
ban nhân dân tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Điều 5. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị liên quan trên địa bàn căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
- Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp; (để báo cáo)
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Như Điều 5 (để thực hiện);
- Văn phòng và các ban đảng Tỉnh ủy;
- UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính
trị - xã hội tỉnh;
- Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh;
- Thường trực Huyện ủy, Thị ủy, Thành
ủy các địa phương;
- V0, V1, V2,
V3, V4;
- CV NCTH Văn phòng;
- Lưu: VT, TH6.
QĐ10
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Long
|