Quyết định 567/QĐ-BYT năm 2017 phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 567/QĐ-BYT
Ngày ban hành 21/02/2017
Ngày có hiệu lực 21/02/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 567/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A(H7N9) TẠI VIỆT NAM”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam”.

Điều 2. Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam là căn cứ để các địa phương xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể tại từng địa phương và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đầu tư kinh phí để thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 1126/QĐ-BYT ngày 05/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam”.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng; Cục trưởng; Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố; Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- PTTg. Vũ Đức Đam báo cáo);
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (đ báo cáo)
- Văn phòng Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính ph(để báo cáo);
- Bộ NN và PTNT, Bộ CT (để phối hợp),
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế (để phi hợp),
- Các thành viên BCĐ PCD nguy hiểm và mới ni;
- Cục KCB, ATTP, MT;
- Vụ KHTC, TT-KT; HTQT (để thực hiện);
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur (để thực hiện);
- Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (để thực hiện);
- Sở Y tế các tnh, thành phố thực hiện);
- Trung tâm YTDP, KDYTQT các tỉnh, thành ph(để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A(H7N9) TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 567/QĐ-BYT ngày 21/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H7N9) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

1. Trên thế giới

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch cúm A(H7N9) trên người được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 4/2013, sau đó một số quốc gia khác cũng phát hiện các ca bệnh là Malaysia (1) và Canada (2). Tại Trung Quốc, từ năm 2013 đến nay đã có 5 đợt dịch bùng phát với 1.222 trường hợp mc trong đó có 395 ca tử vong tại 18 tnh/thành phố. Đợt dịch thứ 5 từ tháng 10/2016 đến nay với số ca mắc tăng đột biến là 425 trường hợp, bng 1/3 tổng số ca mắc kể từ năm 2013. Riêng 1 tháng gn đây (từ 19/01/2017 đến 14/02/2017) Trung Quốc đã phát hiện thêm 304 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) tại 18 tỉnh/thành phố, Hồng Kông và Đài Loan, trong đó các tnh Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, An Huy, Giang Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến và Hồ Bắc mắc nhiều nhất với hàng chục ca bệnh mỗi tỉnh. Điều tra 155 ca/304 ca cho thấy có 144 ca có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với gia cầm hoặc chợ gia cầm sống, 149 ca còn lại chưa được điều tra.

Mặc dù đến nay đã phát hiện một số chùm ca bệnh gồm những người trong cùng gia đình và người liên quan nhưng vẫn chưa có bng chứng cho thấy bệnh lây từ người sang người.

Đánh giá nguy cơ cho thấy các ca bệnh trên người có thể tiếp tục xuất hiện và dịch có thể xuất hiện tại các tỉnh/thành phố của Trung Quốc chưa có ca bệnh trên người nhưng Tổ chức Y tế thế giới chưa khuyến cáo hạn chế giao lưu qua lại gia các quốc gia trên thế giới.

2. Tại Việt Nam

Đến ngày 20/2/2017, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A(H7N9). Tuy nhiên, đáng quan ngại là đã ghi nhận c ổ dịch tại các tỉnh sát biên giới với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông.

3. Nhận định, dự báo

Nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do:

1. Dịch bệnh đang tăng nhanh tại Trung Quốc cả về smắc, số tử vong và lan ra các vùng địa lý mới. Đặc biệt đã ghi nhận các ổ dịch tại các tỉnh sát biên giới với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông.

2. Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp và dịch cúm gia cầm lây lan và bùng phát.

3. Nguồn lây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh. Nhưng phần lớn người mc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm và sử dụng các sản phẩm tgia cầm.

4. Vi rút rút cúm A(H7N9) không gây bệnh và không gây chết gia cầm vì vậy rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút.

[...]