Quyết định 52/2003/QĐ-UB ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc giai đoạn 2003-2010 và Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ về một số chủ trương, giải pháp trọng tâm về dân tộc và miền núi giai đoạn 2002-2007 do Tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 52/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 09/06/2003
Ngày có hiệu lực 09/06/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Võ Văn Tiên
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2003/QĐ-UB

Tam Kỳ, ngày 9 tháng 6 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2003-2010 VÀ NGHỊ QUYẾT 05 CỦA TỈNH UỶ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2002-2007.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp sửa đổi năm 1994;

- Căn cứ Nghị quyết số 24/ NQTW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc;

- Căn cứ kết luận Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 7 ( phần 2) khóa IX ( số 11 KL/TU ngày 30/4/2003 của Tỉnh uỷ);

- Xét đề nghị của Ban Dân tộc và Miền núi.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này " Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc giai đoạn 2003-2010 và Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ về một số chủ trương, giải pháp trọng tâm về dân tộc và miền núi giai đoạn 2002-2007 ".

Điều 2 : Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2.
- Văn phòng Chính phủ, Vụ Địa phương 1, Vụ ĐP 2.
- Uỷ ban Dân tộc.
- Thường vụ Tỉnh uỷ.
- TT HĐND, UBND tỉnh.
- Các Ban của Đảng, Đoàn thể
- Các Ban HĐND tỉnh.
- CPVP, CV
- Lưu VT , KTN

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Tiên

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨU BẢY BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHOÁ XI) VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2003 – 2010 VÀ NGHỊ QUYẾT 05 CỦA TỈNH UỶ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VỀ DÂN TỘC, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2002 – 2007
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2003/QĐ-UB ngày 9/6/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của BCH Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc giai đoạn 2003 - 2010 và Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 11/10/2002 của Tỉnh uỷ về một số chủ trương và giải pháp trọng tâm về dân tộc, miền núi giai đoạn 2002 - 2007, UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng chương trình hành động như sau :

PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH Ở MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI GIAN QUA :

Thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ chính trị, Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế xã hội - miền núi, trong những năm qua tỉnh đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị để chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng :

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể; cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng bước được đầu tư : diện tích khai hoang làm lúa nước được mở rộng, bình quân lương thực đầu người từ 163kg (năm 1997) tăng lên gần 200kg (năm 2002) . Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tích cực bằng việc triển khai chương trình 661, giao khoán rừng, đất lâm nghiệp cho các địa phương, nhân dân quản lý, bảo vệ. Độ che phủ của rừng từ 42% năm 1997 lên trên 50% năm 2002. Một số ngành, nghề sản xuất và dịch vụ nhỏ đã phát triển tạo điều kiện thuận lợi cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống như : đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ, điện thắp sáng, trường học, trạm xá, nước sinh hoạt... được quan tâm đầu tư.

2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có những tiến bộ rõ rệt : giáo dục - đào tạo được quan tâm đầu tư; cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên được tăng cường, chất lượng dạy và học được tăng lên. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có tiến bộ đảng kể. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền đã được tăng cường. Công tác nghiên cứu, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá xã hội truyền thống các dân tộc được chú trọng.

3. Tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thẻ ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được củng cố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc được quan tâm. An ninh - quốc phòng ở miền núi và an ninh biên giới được tăng cường, đoàn kết dân tộc được giữ vững.

Tuy nhiên, những năm qua ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn còn khó khăn, yếu kém : sản xuất chưa ổn định, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, lúng túng; việc giải quyết lương thực tại chỗ ở một số địa bàn dân cư còn bấp bênh; tài nguyên rừng có nơi có lúc vẫn bị tàn phá; chưa hình thành phát triển được nghề rừng cho đồng bào.

Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu. Một số loại hình văn hoá - thông tin đến với đồng bào còn hạn chế, việc phục hồi và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật, những tập quán tốt chưa được quan tâm đúng mức. Giáo dục và đào tạo còn nhiều vấn đề bất cập. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nhất là ở vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc men còn thiếu; cán bộ y tế cơ sở chưa đủ theo yêu cầu phòng, chữa bệnh cho nhân dân.

Năng lực đội ngũ cán bộ nhất là cấp xã chưa đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu tinh thần tự lực vươn lên trong cán bộ và nhân dân vẫn còn. Một số ngành, đơn vị chưa thật sự sâu sát địa bàn miền núi nên việc tổ chức thực hiện công tác miền núi của ngành mình còn lúng túng. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, miền núi còn hạn chế.

Mặt khác, do địa hình miền núi xa xôi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai, một bộ phận đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn, nên ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

PHẦN THỨ HAI

[...]