Quyết định 51-NH/QĐ năm 1992 về Quy chế quản lý Nhà nước về kinh doanh đá quý do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 51-NH/QĐ
Ngày ban hành 14/03/1992
Ngày có hiệu lực 14/03/1992
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Lê Văn Châu
Lĩnh vực Thương mại

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51-NH/QĐ

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

SỐ 51-NH/QĐ NGÀY 14-3-1992 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH ĐÁ QUÝ

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ điểm 3, Điều 50, chương V Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại lệnh số 37/LCT-HĐNN ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các bộ;
Căn cứ Nghị định 138/HĐBT ngày 8-5-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định 333/HĐBT ngày 23-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức, quản lý các hoạt động điều tra địa chất thăm dò, khai thác mỏ, chế tác và buôn bán đá quý;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối:

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1- Nay ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh đá quý".

Điều 2- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các quy định của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến đá quý ban hành trước đây.

Điều 3- Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối, Tổng giám đốc, Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Tổng giám đốc các Ngân hàng thương mại quốc doanh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Lê Văn Châu

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH ĐÁ QUÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51 ngày 14 tháng 3 năm 1992)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về mua, bán, gia công, chế tác, xuất nhập khẩu và mở cửa hàng đá quý ở nước ngoài đối với các loại đá: Kim cương, Rubi, Saphia, Emorot và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương, dưới dạng nguyên liệu (đá thô) hoặc đá đã chế tác. Các doanh nghiệp (tổ chức kinh tế và cá nhân) chỉ được kinh doanh đá quý khi có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Các giấy phép kinh doanh đá quý được cấp trước ngày ban hành quy chế này đều hết giá trị. Mọi trường hợp kinh doanh đá quý và xuất nhập khẩu đá quý không có giấy phép do Ngân hàng cấp đều là trái phép, vi phạm pháp luật, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Điều 2- Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu của người có đá quý. Việc mua, bán, trao đổi đá quý dưới dạng nguyên liệu trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải thực hiện tại các Trung tâm mua bán đá quy do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi đá quý ngoài các trung tâm.

Điều 3- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức các trung tâm mua bán đá quý nguyên liệu tại các địa phương có đá quý và các thành phố lớn. Giá mua, bán đá quý nguyên liệu cũng như đá quý đã chế tại các trung tâm nói trên là giá thị trường, có tham khảo giá Quốc tế.

Điều 4- Tất cả các doanh nghiệp được phép kinh doanh đá quý phải thực hiện nộp thuế, lệ phí (bao gồm phí kiểm định, phí cấp giấy phép, tham gia Trung tâm mua bán đá quý) các quy định về quản lý tài chính và các văn bản khác của Nhà nước.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN VỀ KINH DOANH ĐÁ QUÝ

Điều 5- Các doanh nghiệp có đủ các điều kiện, thủ tục sau đây, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp giấy phép kinh doanh đá quý (bao gồm mua bán gia công chế tác):

a) Có tư cách pháp nhân theo quy định trong Nghị định số 17/HĐBT ngày 17-1-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

b) Có vốn ban đầu tối thiểu là 2 tỷ đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế và 500 triệu đồng đối với tư nhân.

c) Có đội ngũ cán bộ, kỹ thuật và công nhân am hiểu về đá quý (biết phân biệt các loại đá, chất lượng và giá trị thương phẩm) được Cơ quan Ngân hàng Nhà nước xác nhận.

d) Có trụ sở và trang thiết bị chuyên dùng cho việc kinh doanh đá quý.

e) Có phương án sản xuất kinh doanh.

g) Có đơn gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) theo mẫu đính kèm. Đơn phải có xác nhận của Thủ trưởng Bộ, Ngành chủ quản hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố và Giám đốc Ngân hàng Nhà nước địa phương.

Điều 6- Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh đá quý do Ngân hàng cấp được:

[...]