Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Số hiệu 37-LCT/HĐNN8
Ngày ban hành 23/05/1990
Ngày có hiệu lực 01/10/1990
Loại văn bản Pháp lệnh
Cơ quan ban hành Hội đồng Nhà nước
Người ký Võ Chí Công
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1990

 

PHÁP LỆNH

CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 37-LCT/HĐNN8 NGÀY 23/05/1990 VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Để xác định trách nhiệm quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phù hợp với đường lối đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân;
Căn cứ vào Điều 19 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gọi tắt và Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, nhằm ổn định giá trị đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, có các chi nhánh ở những nơi cần thiết trong nước và văn phòng đại diện ở ngoài nước.

Điều 3

Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách liên quan đến các hoạt động tiền tệ; xây dựng các dự án pháp luật về hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;

2- Ban hành các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của mình về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thi hành và kiểm tra việc thi hành các văn bản pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;

3- Thực hiện vai trò ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng;

4- áp dụng các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm sự tôn trọng các nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng;

5- Tổ chức in, đúc, bảo quản tiền dự trữ phát hành, thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền và quản lý lưu thông tiền tệ;

6- Nhận và trả tiền gửi của kho bạc Nhà nước, của các cơ quan nước ngoài và tổ chức quốc tế; cho ngân sách Nhà nước vay, khi cần thiết;

7- Quản lý Nhà nước về ngoại tệ và vàng, lập cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế;

8- Bảo quản dự trữ Nhà nước về ngoại tệ và vàng;

9- Trực tiếp ký kết hoặc được uỷ quyền ký kết các điều ước quốc tế về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;

10- Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ, tín dụng, ngân hàng quốc tế;

11- Thanh tra các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng;

12- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ - kỹ thuật ngân hàng.

Chương 2:

TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Mục 1: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Điều 4

1- ViệC quản trị Ngân hàng Nhà nước do Hội đồng quản trị đảm nhiệm.

[...]