BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 50/2007/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ,
ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CÁC ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác
giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong
các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh
viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc
các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- TW Đoàn TNCS HCM; TW Hội SVVN;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ GD&ĐT;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ CT HSSV.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận
|
QUY ĐỊNH
VỀ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
TRONG CÁC ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐTngày 29 tháng 8 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về công tác
giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong
các trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: nội dung
và biện pháp thực hiện; thời lượng, kinh phí, chế độ báo cáo, kiểm tra, đánh
giá và tổ chức thực hiện.
2. Văn bản này áp dụng cho
các trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học theo hình thức
giáo dục chính quy, bao gồm: các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là các trường).
Điều 2. Mục
đích
Thực hiện công tác giáo dục phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm hình thành, rèn luyện
và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần
giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên.
Điều 3. Yêu cầu
Công tác giáo dục phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong trường là nhiệm vụ trọng
tâm và thường xuyên của các trường, do Giám đốc, Hiệu trưởng (sau đây gọi chung
là Hiệu trưởng) trực tiếp chỉ đạo.
Điều
4. Nguyên tắc
Công tác giáo dục phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các trường phải bảo đảm
các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và truyền thống văn hoá Việt Nam; thực tiễn
kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, địa phương và điều kiện của nhà trường.
2. Kết hợp giáo dục chính khoá với
tổ chức các hoạt động ngoại khoá; kết hợp giáo dục với việc tổ chức các hoạt động
thực tiễn có tác dụng giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống.
3. Bảo đảm nguyên lý giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
4. Bảo đảm phát huy tính năng động,
sáng tạo và tích cực của học sinh, sinh viên, biến quá trình giáo dục, rèn luyện
thành tự giáo dục, tự rèn luyện.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Điều 5. Nội dung công tác giáo dục
phẩm chất chính trị
1. Giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng
cộng sản, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, bản lĩnh chính trị.
2. Giáo dục ý thức chấp hành các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Giáo dục thái độ tích cực tham
gia các hoạt động chính trị, xã hội, phân biệt, đánh giá các sự kiện chính trị,
xã hội, nhận ra và phê phán những âm mưu, thủ đoạn chính trị của các thế lực
thù địch.
Điều 6. Nội
dung công tác giáo dục đạo đức
1. Giáo dục lòng nhân ái, bao dung,
độ lượng, biết trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, xác định trách nhiệm,
nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân.
2. Giáo dục các chuẩn mực đạo đức
trong các quan hệ xã hội, phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực
đạo đức.
3. Giáo dục hành vi đạo đức, đạo đức
nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.
Điều 7. Nội
dung công tác giáo dục lối sống
1. Giáo dục nhận thức, hành vi,
thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam.
2. Giáo dục trách nhiệm của cá nhân
trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống
văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, biết phê phán những biểu hiện của
lối sống lạc hậu, ích kỷ.
Điều 8. Biện pháp
thực hiện
1. Tổ chức quán triệt và triển khai
thực hiện các quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
cho học sinh, sinh viên.
2. Lựa chọn, lồng ghép, tích hợp
các nội dung giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống thích hợp vào hoạt động giảng
dạy, học tập của chương trình chính khoá.
3. Tổ chức các hoạt động nhân dịp
ngày lễ, kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương và nhà trường,
các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, các hoạt động, phong trào tình nguyện
trong học sinh, sinh viên.
4. Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân
– học sinh, sinh viên đầu khoá, cuối khoá, đầu năm học.
5. Tổ chức các hoạt động giáo dục
theo chuyên đề, bao gồm:
a) Giáo dục pháp
luật;
b) Giáo dục
phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm;
c) Giáo dục môi
trường, kỹ năng sống;
d) Giáo dục truyền
thống, đạo đức nghề nghiệp;
đ) Giáo dục
phòng, chống tham nhũng;
e) Giáo dục an
toàn giao thông;
g) Giáo dục truyền
thống nghề nghiệp;
h) Tư vấn tâm
lý, nghề nghiệp và các vấn đề xã hội;
i) Hội nhập với
thế giới.
6. Tổ chức các hoạt động đối thoại
với học sinh, sinh viên, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
7. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học
tập, rèn luyện cho học sinh, sinh viên nhằm phát triển tài năng, giúp đỡ những
học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
chống tiêu cực, gian lận trong học tập, rèn luyện.
8. Xây dựng các quy định về thi
đua, khen thưởng và tổ chức tổng kết, tự kiểm tra, tự đánh giá trong phạm vi
nhà trường.
9. Khảo sát, đánh giá kết quả rèn
luyện, thực trạng về phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên theo định
kỳ. Đề xuất những nội dung, biện pháp và cách thức mới, khả thi, hiệu quả trong
quá trình thực hiện.
10. Nghiên cứu, dự báo những biến động,
ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đối với phẩm chất đạo đức,
lối sống của học sinh, sinh viên.
11. Trao đổi, học tập kinh nghiệm
thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên giữa các trường trong nước và quốc tế.
12. Trang bị cho các đơn vị, cá
nhân có liên quan trong trường những kiến thức, kỹ năng cần thiết của công tác
giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Chương
3
THỜI LƯỢNG, KINH PHÍ, CHẾ
ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Điều
9. Thời lượng
1. Trong một năm học, tổng số thời
lượng ngoại khoá dành cho việc thực hiện các nội dung công tác giáo dục phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên ít nhất là 10 buổi, mỗi buổi
được quy định bằng 5 tiết.
2. Thời lượng dành cho Tuần sinh hoạt
công dân – học sinh, sinh viên ít nhất là 5 buổi, 5 buổi còn lại dành cho các nội
dung khác trong cả năm học.
Điều
10. Kinh phí
Kinh phí cho việc tổ chức thực
hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên phải đảm bảo cho việc thực hiện có chất lượng các nội dung nêu trên,
được bố trí thành một mục riêng, từ các nguồn:
1. Tổng số kinh phí chi thường
xuyên.
2. Các nguồn thu hợp pháp
khác của trường.
Điều
11. Chế độ báo cáo
1. Theo định kỳ, kết thúc năm học
các trường báo cáo việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo và
cơ quan chủ quản.
2. Thực hiện báo cáo đột xuất
về các cơ quan quản lý cấp trên khi có sự việc bất thường, nghiêm trọng xảy ra
về chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên.
Điều
12. Công tác kiểm tra, đánh giá
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan
chủ quản, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống cho học sinh, sinh viên tại các trường thuộc phạm vi quản lý.
Chương
4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
13. Trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo,
kiểm tra và đánh giá kết quả việc thực hiện Quy định này thuộc phạm vi quản lý.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện
Quy định này tại địa phương.
Điều
14. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo,
cụ thể hoá các nội dung của Quy định này thành Quy định của trường, tổ chức thực
hiện, kiểm tra và đánh giá kết quả.
2. Chủ động phối hợp với
chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể và gia đình
trong quá trình thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
cho học sinh, sinh viên.
Điều
15. Trách nhiệm của các đơn vị trong trường
1. Phòng Công tác chính trị-học
sinh, sinh viên (hoặc bộ phận quản lý học sinh, sinh viên) là đầu mối có chức
năng tham mưu cho Hiệu trưởng, xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức thực
hiện kế hoạch, tổng hợp kết quả và giám sát việc thực hiện Quy định này.
2. Các phòng, ban chức năng, các
khoa, các bộ môn phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh
viên (nếu có) và các tập thể, đơn vị khác của trường thực hiện Quy định này.
Điều
16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Trong từng năm học, kết quả thực
hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên là một tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng đối với các trường.
2. Theo định kỳ 05 năm, Bộ Giáo dục
và Đào tạo tổ chức tổng kết, khen thưởng việc thực hiện công tác giáo dục phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên đối với các trường.
3. Những vi phạm trong việc thực hiện
công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh
viên của tổ chức, cá nhân, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện
hành.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận
|