Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 460/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu 460/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/05/2011
Ngày có hiệu lực 20/05/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Bùi Đức Lợi
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 460/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 05 năm 2011

 

QUYT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 06 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Văn bản số 430/SCT-QLCT ngày 05 tháng 5 năm 2011,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục TMĐT&CNTT (Bộ Công Thương);
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KTN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Bùi Đức Lợi

 

KẾ HOẠCH

TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 460/QĐ-UBND ngày 20/05/2011 của y ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

I. Thực trạng về thương mại điện tử tại Kon Tum.

Những năm gn đây, thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những bước phát triển, nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có trang bị máy vi tính và ứng dụng thương mại điện tử cho mục đích kinh doanh như: kết nối internet, trao đổi thông tin, tìm kiếm thị trường, sử dụng phần mềm kế toán, sử dụng phần mềm quản lý, phần mềm kê khai thuế giá trị gia tăng... việc sử dụng TMĐT đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thu thập được nhiều thông tin, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xut kinh doanh.

Cùng với việc ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp ngày càng tăng, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng đã chú trọng đến việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đến nay, tại các Sở, Ban, ngành và y ban nhân dân các huyện, thành phố đều đã kết nối Internet nhằm khai thác các tiện ích như sử dụng thư điện tử; trao đổi, tìm kiếm thông tin, theo dõi tin tức. Việc đy mạnh ứng dụng TMĐT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tỉnh tỉnh (www.kontum.gov.vn), Website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh (http://www.ipckontum.gov.vn), Website Thủ tục hành chính Kon Tum (http://www.thutuchanhchinh.kontum.gov.vn) đã góp phần giảm các thủ tục giấy tờ, rút ngn thời gian giải quyết công việc, từng bước xây dựng một hệ thống chính quyền hoạt động minh bạch và hiệu quả.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 1.500 doanh nghiệp, trong đó đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ số lượng doanh nghiệp có kết nối Internet thường xuyên khoảng 70% có khoảng 5% doanh nghiệp có website riêng với những giao dịch chủ yếu như: Thư điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp khoảng 50% (B2B), doanh nghiệp người tiêu dùng (B2C) khoảng 20%; các ứng dụng khác của TMĐT như thanh toán, quảng cáo, tiếp thị... loại hình B2B khoảng 30%, loại hình B2C khoảng 10%. Việc khai thác TMĐT cũng mới ở cấp độ sử dụng thư điện tử, tìm kiếm thông tin, xây dựng trang web đ quảng bá sản phm, dịch vụ; chưa mạnh dạn thực hiện một số công việc như: đặt hàng qua mạng, thanh toán trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến... nguyên nhân chủ yếu là do: nhận thức chung trên địa bàn tỉnh về TMĐT chưa thật sự sâu sắc, còn nghi ngờ về tính năng, hiệu quả của TMĐT; hạ tầng TMĐT, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu.

Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu khi Việt Nam là thành viên WTO, phát triển TMĐT là một nhu cầu cần thiết và cấp bách để kinh tế Kon Tum hội nhập và rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh trên thị trường quốc tế, thì việc trin khai các hoạt động TMĐT theo các mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh Kon Tum là cần thiết, nhằm góp phn thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương hội nhập vào kinh tế thế giới.

II. Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015.

1. Mc tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức và vai trò của TMĐT đối với cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp;

- Xác định lộ trình ứng dụng TMĐT cho các dịch vụ công đối với cơ quan quản lý nhà nước và các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp;

[...]