Quyết định 449/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 449/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/03/2022
Ngày có hiệu lực 07/03/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Việt Văn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 449/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 07 tháng 03 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 19/TTr-SGDĐT ngày 16 tháng 02 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT;
- Như Điều 2;
- CPVP;
- Lưu: VT, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Việt Văn

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

 

MỤC LỤC

Mục

Nội dung

Trang

 

Phần thứ nhất  

MỞ ĐẦU

 

I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

 

II

CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

 

1

Cơ sở chính trị và pháp lí

 

2

Cơ sở thực tiễn

 

 

Phần thứ hai  

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015-2020

 

I

TÌNH HÌNH TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

1

Quy mô trường, lớp, học sinh

 

2

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

 

3

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia

 

II

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2020-2021

 

1

Số lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên

 

2

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trường học

 

III

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

 

1

Chất lượng giáo dục mầm non

 

2

Chất lượng các mặt giáo dục phổ thông

 

3

Chất lượng GDTX

 

4

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

 

5

Công tác phân luồng học sinh

 

6

Giáo dục hòa nhập

 

7

Giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống

 

8

Công tác văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục Quốc phòng-An ninh

 

IV

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĨNH PHÚC

 

1

Kết quả đạt được

 

2

Nguyên nhân đạt được những thành tựu

 

3

Tồn tại, hạn chế

 

4

Nguyên nhân của những hạn chế

 

V

DỰ BÁO QUY MÔ SỐ LƯỢNG TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

 

 

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

 

I

MỤC TIÊU

 

1

Mục tiêu chung

 

2

Mục tiêu cụ thể

 

II

NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP VÀ CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ

 

1

Tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đổi mới công tác quản lí giáo dục

 

2

Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục

 

3

Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng người học, thúc đẩy học tập suốt đời

 

4

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

 

5

Phát triển trường chuyên, hệ thống trường trọng điểm, trường ngoài công lập chất lượng cao làm nòng cốt để nâng cao chất lượng mũi nhọn và hợp tác quốc tế

 

6

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, đảm bảo đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

 

7

Đầu tư trang thiết bị dạy học theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo đồng bộ, tiên tiếp hiện đại đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trong giáo dục

 

8

Nhóm giải pháp đột phá

 

 

Phần thứ tư

TÍNH KHẢ THI VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

 

I

TÍNH KHẢ THI

 

II

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

 

III

DỰ BÁO KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

 

 

Phần thứ năm

LỘ TRÌNH, KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

I

LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

 

II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

 

PHỤ LỤC

 

 

Phần thứ nhất

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh kế-xã hội bền vững của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Với tầm quan trọng đó, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quan điểm về đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và phát triển con người còn tiếp tục được nhấn mạnh, làm sâu thêm trong các Văn kiện, Nghị quyết, Cương lĩnh của Đảng. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định một trong các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Chính bởi vậy, phát triển GD&ĐT có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

GD&ĐT nước ta đang trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện. Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2021 vừa kết thúc chu kì 10 năm. Đánh giá lại giai đoạn vừa qua, có thể thấy, bên cạnh những thành tích đạt được, ngành giáo dục vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa phát huy được năng lực sáng tạo của người học; chất lượng GD&ĐT còn thấp; thể chế, cơ chế quản lí giáo dục còn nhiều bất cập; đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) và nhân viên (NV) nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu… Ngành GD&ĐT đang xây dựng chiến lược mới cho giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời từng bước giải quyết những tồn tại đang cản trở sự phát triển của giáo dục.

Song song với chiến lược giáo dục của quốc gia, các địa phương cũng xây dựng đề án phát triển giáo dục của mình sao cho vừa phù hợp với các mục tiêu quốc gia, vừa gắn với những đặc thù của địa phương để hướng tới những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi, phù hợp mỗi vùng miền.

Ngày 20 tháng 9 năm 2011, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 2497/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sau 10 năm thực hiện quy hoạch, giáo dục Vĩnh Phúc đã có nhiều chuyển biến tích cực và thu được những thành tựu đáng ghi nhận: 100% các trường học từ mầm non đến trung học phổ thông (THPT) đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2019; hoàn thành đầu tư hơn 1.000 phòng học mầm non. Vĩnh Phúc là tỉnh thứ 4 toàn quốc được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi vào năm 2012 và đạt phổ cập tiểu học mức độ 2 vào năm 2013. Năm 2017 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3, đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) mức độ 2 và chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Chất lượng giáo dục toàn diện liên tục tăng trưởng, chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được những thành tích vượt trội.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ