Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 422/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/04/2021
Ngày có hiệu lực 19/04/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Hà Trọng Hải
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 422/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 19 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Nghị quyết s 03-NQ/TU ngày 03/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển rừng bền vng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 632/TTr-SNN ngày 09/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu Đề án đề ra; tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh nhũng giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Lao động - Thương binh & Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Trọng Hải

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 906.872,77 ha, trong đó có 520.027,4 ha đất lâm nghiệp chiếm 57,34% tổng diện tích tự nhiên, diện tích rng hiện có là 462.413,7 ha, đất lâm nghiệp chưa có rừng 57.613,7 ha, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 50,89%; với vị trí đầu nguồn Sông Đà, rừng của tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp, điều tiết nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho vùng hạ lưu, đồng thời còn giúp điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn của Quốc gia như: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát. Bên cạnh đó rừng của tỉnh còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chủ yếu như:

- Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng còn thấp so với yêu cầu phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu và cung cấp nước cho các công trình thủy điện và quốc phòng - an ninh; chất lượng rừng chưa cao, diện tích rừng giàu, rừng trung bình còn thấp, chủ yếu là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng thường xanh phục hồi. Phát triển rừng sản xuất còn chậm; trồng rừng cây gỗ lớn còn nhỏ lẻ; nhiều diện tích rừng trồng có tỷ lệ cây sống thấp, tỷ lệ rừng trồng chưa thành rừng còn cao.

- Chính sách đầu tư hỗ trợ trồng rừng còn thấp, chưa khuyến khích được người dân tham gia đặc biệt là công tác chăm sóc, bảo vệ rừng sau khi trồng; chưa tạo được lợi thế để thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng rừng sản xuất.

- Tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra ở một số nơi.

- Việc giao đất, quản lý đất lâm nghiệp đã giao, cho thuê hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập. Công tác giao rừng, phân định ranh giới rừng chưa được thực hiện.

[...]