QUY ĐỊNH
V/V
BAN HÀNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN PHÁT TRIỂN XÃ - TỈNH LÀO
CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 397/2004/QĐ.UB ngày 28/7/2004 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi áp dụng:
1- Quy định này được áp dụng: Tại các
xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2- Thành lập Ban phát triển xã trên
cơ sở hợp nhất, kiện toàn các Ban ở cấp xã như: Ban quản lý dự án Chương trình
135, Ban giám sát Chương trình 135, Ban phất triển xã (thuộc dự án giảm nghèo
WB), Ban xóa đói giảm nghèo...
Phần II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2: Chức năng Ban phát triển
xã:
1- Giúp UBND xã xây dựng kế hoạch và
tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã, phường,
thị trấn và giám sát cộng đồng.
2- Là cấp tổ chức thực hiện và quản
lý dự án cơ sở.
3- Ban Phát triển xã, trực thuộc UBND
xã, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm có tài khoản riêng mở tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện, thị xã (vốn dự án giảm nghèo WB) và Kho bạc
nhà nước (vốn ngân sách).
Điều 3: Nhiệm vụ:
1- Xây dựng chương trình, kế hoạch
hành động và đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các chương
trình, dự án của cấp xã trên cơ sở Chương trình XĐGN, các chương trình dự án đầu
tư của huyện, thị; Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND cấp xã. Xác định các mục tiêu
ưu tiên dự án, đánh giá tác động và hiệu quả của dự án hàng năm. Là đầu mối
chính ở cấp xã tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của các chương
trình, dự án trên địa bàn xã.
2- Có trách nhiệm thông tin tuyên
truyền kịp thời, bằng nhiều hình thức, trực tiếp đến với mọi người dân và niêm
yết công khai tại trụ sở UBND xã, nhà văn hoá thôn bản... để dân biết, dân bàn,
dân làm những nội dung cơ bản, công tác triển khai, tổ chức thực hiện ở xã,
như: các chủ trương chính sách... liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ
của nhân dân; Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn,
chương trình dự án đầu tư vào địa bàn, các khoản đóng góp của dân và kết quả thực
hiện.
Đồng thời hướng dẫn các tổ nhân dân,
thôn bản, cộng đồng góp ý kiến đề xuất xây dựng các tiểu dự án trong thôn bản,
tổng hợp thành chương trình kế hoạch của xã và tổ chức nhân dân thực hiện các
hoạt động XĐGN, giám sát, quản lý về chất lượng xây dựng các chương trình, dự
án được đầu tư...
3- Xây dựng và nhân rộng các mô hình
XĐGN, khuyến nông, lâm, ngư có hiệu quả trên địa bàn. Tổ chức các nhóm đối tuợng
hỗ trợ giúp đỡ nhau cách làm ăn, huy động nguồn lực tại cộng đồng để thực hiện
mục tiêu của chương trình.
4- Phối hợp cùng các đoàn thể, tổ chức
xã hội triển khai thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo, các dự án
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
5- Theo dõi, báo cáo đánh giá diễn biến
tình hình đói nghèo, ghi sổ theo dõi đói nghèo cấp xã (số hộ thoát nghèo, phát
sinh nghèo, tái nghèo và các nguyên nhân), diễn biến tình hình dân cư trên địa
bàn và kết quả thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo và dự án hỗ
trợ khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Ban XĐGN cấp huyện.
6- Tuyên truyền vận động nhân dân,
tham gia bàn bạc, đồng thời lấy ý kiến cam kết đóng góp nguồn lực của nhân dân
trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung chương trình, dự án và các chính
sách (như: công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường,
người hưởng lợi từ dự án, công tác bảo trì bảo dưỡng, quản lý vận hành các công
trình cơ sở hạ tầng...).
7- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội
dung chương trình, dự án được phân cấp và hợp phần ngân sách phát triển xã (thuộc
Dự án giảm nghèo) trên địa bàn xã, bao gồm các nội dung:
7.1- Tổng hợp các đề xuất danh mục đẩu
tư phát triển, từ cộng đổng thôn bản, trên cơ sở đó lập kế hoạch chung của xã,
trình Đảng ủy, HĐND, UBND xã cho ý kiến và gửi báo cáo lên UBND và các ban
ngành liên quan của huyện, thị xã.
7.2- Lập báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ
thuật - tổng dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
7.3- Thực hiện giải phóng mặt bằng và
tổ chức thi công (phần nhân dân tự làm theo quyết định phê duyệt và các chính
sách quy định hiện hành).
7.4- Lập hồ sơ thầu, chỉ định thầu
theo quy định và hợp đồng với đơn vị trúng thầu thi công.
7.5- Tự giám sát kỹ thuật và giám sát
cộng đồng về các hoạt động thực hiện nội dung chương trình, dự án...và chịu
trách nhiệm về chất lượng các công trình được giao chủ đầu tư.
7.6- Nghiệm thu thanh quyết toán vốn
các chương trình, dự án (công trình) được phân cấp và hợp phần ngân sách phát
triển xã (thuộc dự án giảm nghèo).
7.7- Quản lý sử dụng nguồn vốn được
giao đúng mục đích và đạt hiệu quả.
8 - Thay mặt UBND xã ký các biên bản
thoả thuận giám sát, duy tu bảo dưỡng, bảo trì các công trình đầu tư trên địa
bàn với các Ban quản lý DAGN huyện và Ban quản lý DAGN tỉnh.
9 - Tiếp nhận bàn giao các danh mục đầu
tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ các chương trình, dự án...được đầu tư trên
địa bàn. Tham mưu cho UBND xã lập kế hoạch phân công, phân cấp và giao trách
nhiệm quản lý, vận hành khai thác, bảo trì sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng
trên địa bàn cụ thể cho các thôn bản, tổ nhóm hộ, cá nhân... (theo đúng quy định
về phân cấp quản lý, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng
nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 340/2002/QĐ.UB ngày 15/8/2002 của
UBND tỉnh Lào Cai).
10-Giúp UBND xã tổ chức sơ, tổng kết
công tác hoạt động hàng quý, 6 tháng, năm và công tác thi đua, khen thưởng đối
với tập thể cá nhân có thành tích trong công tác XĐGN, tổ chức thực hiện các
chương trình, dự án theo hướng dẫn của cấp trên. Báo cáo công khai kết quả kiểm
tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ xã, thôn bản.
Điều 4: Về tổ chức bộ máy cán bộ
và kinh phí hoạt động:
1- Ban phát triển xã do UBND huyện,
thị xã ra quyết định thành lập. Ban phát triển xã trực thuộc UBND xã, có tư
cách pháp nhân và được sử dụng con dấu của UBND xã để giao dịch công tác.
2- Ban phát triển xã gồm có:
- Trưởng ban là Chủ tịch (hoặc Phó chủ
tịch) UBND xã.
- Phó ban thường trực.
- Kế toán Ban phất triển xã là kế
toán - tài chính xã.
-Các thành viên Ban phát triển xã gồm:
cán bộ chương trình 135, cán bộ tăng cường cơ sở, các cán bộ theo dõi TB-XH, địa
chính, giao thông - kế hoạch, khuyến nông xã, Văn phòng HĐND&UBND xã. Mặt
trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hôi nông dân...Tùy thuộc vào điều kiện,
năng lực cán bộ, xã lựa chọn đề xuất (từ 7 đến 10 người trong đó có tính đến cơ
cấu đối với cán bộ nữ và dân tộc một cách hợp lý).
Ngoài thành phần trên các thôn, bản
có thực hiện dự án thì được bổ sung Trưởng thôn, bản đó làm thành viên tạm thời
Ban phát triển xã, do Chủ tịch UBND xã quyết định tuỳ thuộc điều kiện năng lực
cán bộ và thời gian thực hiện dự án.
3- Ban phát triển xã hoạt động dưới sự
chỉ đạo của UBND xã, Ban quản lý dự án cấp trên và sự tham gia giám sát của
nhân dân trên địa bàn.
4- Kinh phí hoạt động của Ban phát
triển xã được sử dụng từ nguồn:
+ Ngân sách xã.
+ Chi phí quản Iý dự án (chi A) trong
quyết định phê duyệt TKKT - DT đối với các công trình XDCB do xã làm chủ đầu
tư.
+ 6% theo quy định trong hợp phần
ngân sách phát triển xã (dự án Giảm nghèo).
Trường hợp không đủ chi, lập dự toán
báo cáo UBND huyện, thị xã xem xét, quyết định (bổ sung từ nguồn ngân sách huyện,
thị xã).
Điều 5: Chế độ báo cáo:
Ban phát triển xã có trách nhiệm tổng
hợp báo cáo các hoạt động với UBND xã và các cấp có liên quan theo đúng chế độ báo
cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột suất theo quy định hiện hành.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6:
1 - UBND xã lựa chọn, lập danh sách
Ban phát triển xã trình UBND huyện, thị xã quyết định.
2 - UBND huyện, thị hướng dẫn và đôn
đốc kiểm tra thực hiện ở các xã, phường thị trấn. Đồng thời tổng hợp danh sách
Ban phát triển xã, gửi vể Sở Lao động TB &XH, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Ban
quản lỹ dự án giảm nghèo tỉnh để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.
3 - Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với
UBND các huyện, thị xã và các ngành liên quan lập kế hoạch đào tạo cán bộ dài hạn,
báo cáo UBND tỉnh quyết định.
4 - Sở Lao động TB &XH chủ trì phối
hợp các sở, ban ngành liên quan, Ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh hoàn chỉnh
tài liệu tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nâng cao năng lực, xây dựng phương án, kế
hoạch và tiến hành tổ chức tập huấn cho cán bộ là thành viên của Ban phát triển
xã. Đồng thời phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và Ban quản lý Dự án giảm
nghèo tỉnh Lào Cai hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc tổ chức thực hiện ở các xã,
phường thị trấn và các huyện, thị xã.
5 - Thời gian kiện toàn Ban phát triển
xã và hoàn chỉnh tài liệu tập huấn: Hoàn thành trước 15/8/2004.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó
kkăn vướng mắc, các huyện, thị xã và các ngành, đơn vị phản ánh về Sở Lao động
TB&XH, Sở Kế hoạch & Đầu tư và Ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.