Quyết định 393-QĐ/CĐKT năm 1968 ban hành chế độ kế toán hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 393-QĐ/CĐKT
Ngày ban hành 30/09/1968
Ngày có hiệu lực 01/01/1969
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH

 

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 393-QĐ/CĐKT

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 1968

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỢP TÁC XÃ TIỂU CÔNG NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 197-CP ngày 07/11/1961 của Hội đồng Chính phủ  quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ điều 56 của Điều lệ tổ chức ké toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 175-CP ngày 28/10/1961 của Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 100-CP ngày 03/7/1968 của Hội đồng Chính phủ về nguyên tắc quản lý tài chính hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và giao trách nhiệm cho Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành chế độ kế toán hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, nhằm giúp hợp tác xã tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, mở rộng xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện từng bước đời sống xã viên, củng cố mối quan hệ sản xuất tập thể xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Chế độ kế toán này áp dụng cho tất cả các hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp.

Điều 3. Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện chế độ kế toán hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp cho phù hợp với trình độ phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, với đặc điểm các ngành nghề và trình độ tổ chức của hợp tác xã ở địa phương; lãnh đạo Ủy ban hành chính cấp dưới phối hợp các ngành liên quan của tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ hợp tác xã  thực hiện nghiêm chế độ kế toán của Nhà nước;

Điều 4. Chế độ kế toán này bắt đầu thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1969. Những điều quy định trước đây về kế toán hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp trái với chế độ kế toán này đều bãi bỏ.

 

 

KT. BỘ TRƯỎNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính

 

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỢP TÁC XÃ TIỂU CÔNG NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP

Kế toán trong hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp là công việc tính toán, ghi chép bằng con số để phản ánh, kiểm tra và phân tích tình hình, kết quả hoạt động sản xuất, sử dụng vốn của hợp tác xã.

Kế toán rất cần thiết cho việc quản lý hợp tác xã, nó có tác dụng giúp cho hợp tác xã nắm được tình hình sản xuất, các loại vốn, nguồn vốn một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ; giúp cho hợp tác xã kinh doanh có tính toán, có kế hoạch; đảm bảo cho hợp tác xã quản lý và sử dụng tốt tài sản, tiền vốn và lao động… nhằm mục đích phục vụ và thúc đẩy phát triển sản xuất, phục vụ đời sống xã viên, bảo đảm nghĩa vụ với Nhà nước, tăng cường quản lý hợp tác xã, củng cố quan hệ sản xuất tập thể xã hội chủ nghĩa.

Phần thứ nhất

NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Điều 1. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các hợp tác xã tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp quy định như sau:

 

Số thứ tự

Tên tài khoản

Số hiệu tài khoản

Số hiệu và tên các tiểu khoản

 

Loại I. Tài sản cố định

 

 

1

Tài sản cố định

001

1. Đang dùng trong sản xuất, kinh doanh cơ bản.

 

 

 

2. Đang dùng ngoài sản xuất, kinh doanh cơ bản.

 

 

 

3. Dùng cho phúc lợi tập thể

 

 

 

4. Chưa dùng, không cần dùng và chờ thanh toán

2

Sửa chữa, mua sắm và xây dựng cơ bản

011

1. Sửa chữa lớn

 

 

 

2. Mua sắm và xây dựng cơ bản

 

Loại II. Vật liệu

 

 

3

Nguyên liệu và vật liệu chính

021

 

4

Vật liệu phụ

022

 

5

Nhiên liệu

023

 

6

Vật liệu thuê ngoài chế biến

025

 

7

Vật rẻ tiền mau hỏng

026

 

8

Phụ tùng sửa chữa và thay thế

029

 

9

Phế liệu

030

 

 

Loại III. Chi phí

 

 

10

Chi phí sản xuất

045

Mở tiểu khoản theo địa điểm sản xuất hoặc sản phẩm tính chi phí sản xuất.

11

Chi phí phân xưởng

051

Mở tiểu khoản theo địa điểm của phân xưởng sản xuất.

12

Chi phí quản lý

052

 

13

Chi phí chờ phân bổ

057

Mở tiểu khoản theo từng loại phân bổ

 

Loại IV. Thành phẩm và tiêu thụ

 

 

14

Thành phẩm

060

 

15

Tiêu thụ

067

Mở tiểu khoản theo từng loại tiêu thụ

 

Loại V. Vốn bằng tiền

 

 

16

Quỹ tiền mặt

070

 

17

Tiền gửi ngân hàng

071

 

 

Loại VI. Thanh toán

 

 

18

Thanh toán thuế

093

1. Thuế hàng hoá

 

 

 

2. Thuế doanh nghiệp

 

 

 

3. Thuế lợi tức doanh nghiệp

19

Thanh toán tạm ứng

096

 

20

Thanh toán với xã viên

097

 

21

Các khoản phải thu

101

 

22

Các khoản phải trả

102

 

23

Thanh toán với liên hiệp xã

104

 

 

Loại VII. Nguồn vốn

 

 

24

Nguồn vốn cổ phần nghĩa vụ

121

 

25

Nguồn vốn cổ phần huy động

122

 

26

Nguồn vốn tích lũy

123

 

27

Nguồn vốn tích lũy đã thành tài sản cố định

124

 

28

Nguồn vốn tích lũy bổ sung vốn lưu động

125

 

29

Nguồn vốn khấu hao

126

 

30

Nguồn vốn công ích

130

 

31

Nguồn vốn vay dài hạn ở ngân hàng

165

 

32

Nguồn vốn vay ngắn hạn ở ngân hàng

166

 

 

Loại VIII. Thu nhập và phân phối

 

 

33

Thu nhập và phân phối

190

 

Tài khoản ngoài bảng tổng kết tài sản:

Tài khoản số 1: Khấu hao tài sản cố định.

Tài khoản số 2: Nguyên vật liệu nhận gia công

Tài khoản số 3: Vật tư nhận bảo quản hộ.

Tài khoản  số 4: Tài sản cố định thuê ngoài.

Điều 2. Nội dung của các tài khoản

Tài khoản 001 – Tài sản cố định phản ánh tình hình tăng, giảm tài sản cố định của hợp tác xã.

Bên Nợ ghi số nguyên giá trị tài sản cố định tăng lên trong những trường hợp:

- Nhận tài sản cố định của xã viên góp cổ phần;

[...]