Nghị định 197-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 197-CP |
Ngày ban hành | 07/11/1961 |
Ngày có hiệu lực | 22/11/1961 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 197-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 1961 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 07 năm 1960,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. – Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy; tham gia ý kiến với Hội đồng Chính phủ trong việc xét và thông qua các chính sách, chế độ, thể lệ có liên quan đến tài chính do các Bộ, các ngành, các Ủy ban hành chính địa phương đề nghị.
2. Lập dự án ngân sách hàng năm của Nhà nước và trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt.
3. Hướng dẫn các Bộ, các ngành, các địa phưong chấp hành ngân sách Nhà nước; tổ chức và chỉ đạo công tác thu thuế, thu các khoản tiền mà các đơn vị xí nghiệp, sự nghiệp và các tổ chức khác phải nộp cho Nhà nước; căn cứ vào khả năng của ngân sách Nhà nước và yêu cầu thăng bằng thu, chi, phân phối nhiệm vụ thu và hạn mức chi hàng quý, hàng tháng cho các Bộ, các ngành, các địa phương.
4. Ban hành các chế độ kế toán áp dụng chung cho các Bộ, các ngành, và các địa phương; duyệt các chế độ kế toán do các Bộ, các ngành, các địa phương xây dựng để áp dụng riêng cho từng Bộ, từng ngành hay từng địa phương.
5. Thông qua công tác quản lý thu, chi tài chính, giám đốc hoạt động kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh và đơn vị sự nghiệp, giúp đỡ các xí nghiệp quốc doanh và đơn vị sự nghiệp cải tiến quản lý kinh doanh, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và việc hoàn thành các kế hoạch sản xuất, tài vụ, giá thành các nhiệm vụ khấu hao, nộp lãi, nội thuế do Nhà nước quy định; quản lý và giám đốc việc sử dụng vốn, kinh phí của các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức khác của Nhà nước.
6. Kiểm tra các Bộ, các ngành, các địa phương trong việc chấp hành ngân sách và các chính sách, chế độ tài chính; hướng dẫn và giúp đỡ các Bộ, các ngành, các địa phương trong việc kiểm tra tài chính trong Bộ, trong ngành, trong địa phương.
7. Tổ chức và chỉ đạo công tác cấp phát, cho vay, quản lý, và kết toán vốn kiến thiết cơ bản; giám đốc việc thực hiện các công tác ấy.
8. Phụ trách công tác kế toán ngân sách của Nhà nước.
9. Lập dự án quyết toán Nhà nước hàng năm, bao gồm cả quyết toán của trung ương và quyết toán của địa phương, và trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt.
10. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch thu chi ngoại tệ phí mậu dịch; quản lý kinh phí về công tác đối ngoại; cùng với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp và cân đối kế hoạch thu chi ngoại tệ hàng năm của Bộ Ngoại thương và kế hoạch thu, chi ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, các ngành trong việc chấp hành các kế hoạch thu, chi ngoại tệ; quản lý việc sử dụng ngoại tệ, xây dựng kế hoạch tiền viện trợ và tiền vay và quản lý kế hoạch ấy.
11. Cùng với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp; quản lý quỹ lương hành chính, sự nghiệp.
12. Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành chế độ sử dụng, bảo quản tài sản Nhà nước; tổ chức và chỉ đạo công tác thống kê tài sản Nhà nước và theo dõi, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản tài sản Nhà nước.
13. Tổng kết kinh nghiệm quản lý tài chính Nhà nước và quản lý tài vụ của các ngành kinh tế quốc dân kể cả các hợp tác xã, để nâng cao không ngừng năng lực quản lý tài chính đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
14. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính, tài vụ và kế toán trung, cao cấp; hướng dẫn, giúp đỡ các ngành kinh tế quốc dân và các hợp tác xã về mặt đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế toán, tài vụ.
15. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế và lao động tiền lương của Bộ theo chế độ chung của Nhà nước; tham gia quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế và lao động tiền lương trong ngành tài chính.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật, và các nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra những thông tư, quyết định và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành những thông tư, quyết định ấy; yêu cầu các ngành, các cấp báo cáo, cung cấp tài liệu, số liệu có liên quan đến việc lập và chấp hành ngân sách; ra quyết định chấm dứt mọi vi phạm chế độ tài chính Nhà nước khi phát hiện ra; tạm thời đình chỉ hoặc đề nghị với Hội đồng Chính phủ đình chỉ hoặc đề nghị với Hội đồng Chính phủ đình chỉ cấp phát kinh phí cho cơ quan, xí nghiệp nào không theo đúng chính sách, chế độ, thể lệ tài chính Nhà nước trong việc sử dụng kinh phí; buộc truy nạp vào dự toán các khoản chi không theo đúng chính sách, chế độ, thể lệ tài chính; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các cơ quan cấp dưới thuộc ngành mình; đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những thông tư, quyết định không thích đáng có liên quan đến công tác tài chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hay của Ủy ban hành chính địa phương.
Điều 4. – Tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính gồm có:
- Văn phòng.
- Ban Thanh tài chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ.