ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
36/2015/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 28 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12
tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình
xây dựng;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số
2580/TTr-SXD ngày 17 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp
trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và
thay thế Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh ban
hành Quy định phân công phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Những quy
định tại Quy chế phối hợp thực hiện quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng
kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết
định số 1342 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Bình trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao
thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh; Giám đốc Kho
bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh;
- Ban KTNS-HĐND tỉnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình;
- Báo Quảng Bình;
- Sở Tư pháp;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Trung tâm tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu VT, CVXDCB,
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 10 năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy
định này quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này
áp dụng đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các cấp, các chủ đầu tư, các
tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý
1. Mục tiêu: Phân định rõ trách
nhiệm, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm trong quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng, các sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý Khu
kinh tế và UBND cấp huyện.
Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Xây
dựng với các sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý
Khu kinh tế tỉnh và UBND cấp huyện để thống nhất quản lý, kịp thời đề xuất với
UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Nguyên tắc quản lý: Việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải được thực
hiện từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi hết niên hạn sử dụng công trình và phải
tuân theo quy định của Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm
2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP); Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP) và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
Chương II
QUY ĐỊNH TRÁCH
NHIỆM CỤ THỂ
Điều 3. Sở
Xây dựng
1. Sở Xây dựng
là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thống
nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
2. Chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về chất lượng công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng,
công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông
trong đô thị (không bao gồm công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và
đường quốc lộ) trừ các công trình đã được phân cấp ở Điều
6 của Quy định này.
3. Nội dung
quản lý nhà nước của Sở Xây dựng:
Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh
thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo
quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các quy định
của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
c) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ
theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng
trên địa bàn;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý
chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành;
e) Thẩm định thiết kế xây dựng
công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Nghị định về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
g) Kiểm tra công tác nghiệm thu
công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đối với
công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý;
h) Kiểm tra việc thực hiện bảo trì
công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình
trong quá trình khai thác, sử dụng đối với công trình xây dựng chuyên ngành do
Sở quản lý;
i) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân
sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; theo dõi, tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn;
k) Hướng dẫn việc đăng ký thông
tin năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên cả nước và đăng tải
trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý theo quy định;
l) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định
kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn;
m) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng
hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn định kỳ hàng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định
về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa
bàn.
Điều 4: Các Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
1. Sở Giao
thông Vận tải quản lý nhà nước về chất lượng công trình giao thông
trừ các công trình giao thông đã được Sở Xây dựng quản
lý và các công trình phân cấp ở Điều 6 của Quy định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quản lý nhà nước về chất lượng công trình thủy lợi, nông nghiệp và
phát triển nông thôn trừ các công trình đã được phân cấp ở Điều 6 của Quy
định này.
3. Sở Công Thương quản lý nhà
nước về chất lượng công trình công nghiệp trừ các công
trình công nghiệp đã được Sở Xây dựng quản lý và các công trình phân cấp
ở Điều 6 của Quy định này.
4. Nội dung
quản lý nhà nước của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
Các sở quản lý công trình xây
dựng chuyên ngành giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định
số 46/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản
lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và
chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;
b) Thực hiện quy định tại Điểm đ, Điểm
e Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP đối với công trình xây dựng
chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Sở;
c) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức
giám định công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định
nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành; tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng
chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hàng năm và đột xuất.
Điều 5. Ban Quản
lý Khu Kinh tế tỉnh
1. Hướng dẫn các tổ chức và cá
nhân tham gia hoạt động xây dựng trong các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế của tỉnh
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
2. Phối
hợp với Sở Xây dựng, các sở quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành kiểm
tra định kỳ, đột xuất công tác quản lý chất lượng và chất
lượng công trình xây dựng đối với các công trình (không do mình làm chủ đầu tư) trong các khu công nghiệp, khu kinh
tế của tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở
Xây dựng và các sở quản lý xây dựng chuyên ngành kiểm
tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng cấp III, IV (không do mình làm chủ đầu tư) nêu tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP trong các Khu công nghiệp của tỉnh. Nội dung và trình tự
kiểm tra thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan.
4. Phối hợp với các cơ quan có thẩm
quyền trong việc tổ chức giám định chất lượng, giám định nguyên nhân sự cố đối
với công trình xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh.
5. Báo
cáo sự cố và giải quyết sự cố các công trình xây dựng trong
các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh theo quy định tại
Điều 47, Điều 48 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
6. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng việc tuân
thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng
công trình xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế
theo định kỳ hàng
năm và đột xuất
khi cơ quan thẩm quyền có yêu cầu.
Điều 6. Uỷ ban
nhân dân cấp huyện (các huyện, thị xã, thành phố)
1. UBND dân cấp huyện chịu trách
nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới
hành chính do mình quản lý đối với các công trình sau:
a) Công trình do UBND cấp
huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư;
b) Công trình do UBND cấp huyện,
UBND cấp xã cấp phép xây dựng .
2. Nội dung quản lý nhà nước của
UBND cấp huyện:
a) Thực hiện các nội dung sau (theo
Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP):
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc
tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công
trình xây dựng được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa
bàn;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình
xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình
khai thác;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn
khi được yêu cầu;
- Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố
theo quy định của Nghị định này;
- Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hàng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản
lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn.
b) Phân công
phòng có chức năng quản lý xây dựng thẩm định thiết kế - dự toán
các công trình dưới đây:
- Công trình thuộc dự án do
UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã dưới quyền quyết định đầu tư có tổng
mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng (riêng thành phố Đồng Hới và thị xã Ba
Đồn dưới 04 tỷ đồng) trừ các công trình sau:
+ Nhà chung cư, công trình công cộng
và công trình hạ tầng kỹ thuật cấp II trở lên;
+ Công trình công nghiệp cấp II
trở lên;
+ Công trình giao thông cấp II
trở lên;
+ Công trình nông nghiệp và
phát triển nông thôn cấp III trở lên; các công trình thủy lợi đầu mối
(đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước dưới đập) và công trình đê, kè
biển.
- Công trình công cộng cấp III;
công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an
toàn cộng đồng do mình cấp phép xây dựng theo phân cấp.
Nội dung thẩm định: Thực hiện theo quy định tại Điểm c, d, đ, e Khoản 4 Điều 58 Luật Xây dựng.
Trường hợp phòng
có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện không
thẩm định thiết kế - dự toán thì đề nghị (bằng văn
bản) Sở Xây dựng hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành thẩm định thiết kế - dự toán.
c) Phân công
phòng có chức năng quản lý xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công
trình vào sử dụng đối với các công trình được phân cấp thẩm định tại Điểm
b Khoản 2 Điều này.
Nội dung và trình tự kiểm tra
thực hiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra việc
thực hiện Quy định này; tham mưu xử lý các vi phạm theo quy định.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có phát sinh vướng mắc, các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên
quan kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) để xem xét giải quyết.
Điều 8. Chế độ
báo cáo
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất các
sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý khu kinh tế, UBND
cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh và Sở Xây dựng việc
tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất
lượng công trình xây dựng theo phân công, phân cấp quản lý. Báo cáo hàng năm
gửi trước ngày 01 tháng 12 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu để tổng hợp
báo cáo Bộ Xây dựng.