ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2020/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 23
tháng 9 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ
CÔNG TRÌNH ĐÊ, KÈ BẢO VỆ BỜ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng
11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng
6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định 129/2017/NĐ-CP ngày
16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác
tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật
Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định
chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT
ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế
độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3165/TTr-SNN ngày 26 tháng 11
năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về nhiệm
vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi và công trình đê, kè bảo vệ bờ trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các tổ chức đơn vị,
cá nhân liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện; hàng năm tổng hợp báo cáo
UBND thành phố kết quả thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 10
năm 2020 và thay thế Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2016.
Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy
trưởng Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
xã, phường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND thành phố;
- Chủ tịch và các PCT UBND thành phố;
- Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố;
- UBMT TQVN TP, các tổ chức hội, đoàn thể;
- Các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố;
- Công an thành phố;
- Bộ Chỉ huy quân sự thành phố;
- UBND các quận, huyện, xã, phường;
- Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng;
- Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng;
- Chi cục Thủy lợi Đà Nẵng;
- Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang;
- Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng;
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Đài Phát thanh truyền hình thành phố;
- Báo Đà Nẵng;
- Lưu: VT, Sở NN&PTNT (150bản).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Kỳ Minh
|
QUY ĐỊNH
VỀ
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CÔNG TRÌNH ĐÊ, KÈ BẢO VỆ BỜ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2020/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2020 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn phân cấp, giao nhiệm vụ quản
lý, khai thác, bảo vệ công trình và tài sản công trình thủy lợi và công trình
đê, kè bảo vệ bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đầu tư xây dựng bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đã được đưa vào
khai thác, sử dụng.
Đối với các công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ
được xây dựng mới và đưa vào sử dụng sau khi Quy định này có hiệu lực, việc
phân cấp, giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo vệ được áp dụng theo các nội
dung của Quy định này.
Đối với các công trình, hệ thống công trình thủy lợi
và đê, kè bảo vệ bờ trên địa bàn thành phố nhưng không thuộc thành phố quản lý hoặc
được đầu tư bằng các nguồn vốn khác, việc tổ chức quản lý, khai thác do chủ sở
hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) quyết định trên cơ sở hướng dẫn của Quy định này
và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có
liên quan đến việc phân cấp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ
quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ
chức, cá nhân khai thác công trình với tổ chức thủy lợi cơ sở là vị trí được
xác định theo quy mô thủy lợi nội đồng được quy định tại Khoản 3, Điều 3 Quyết
định này.
2. Kè bảo vệ bờ là công trình phòng chống thiên tai
nhằm chống sạt lở bờ sông và bờ biển đê bảo vệ đất sản xuất, khu dân cư, cơ sở
hạ tầng phía trong bờ (trừ các công trình kè bảo vệ công trình đường bộ).
3. Kè bảo vệ công trình đường bộ là kè chống xói lở
để bảo vệ nền đường và chỉnh trị dòng nước (để bảo vệ đường bộ), nằm trong hoặc
tiếp giáp với phạm vi đất dành cho đường bộ.
4. Kè đa mục tiêu là kè bảo vệ công trình đường bộ
kết hợp với bảo vệ bờ.
Chương II
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI
Điều 3. Phân cấp, giao nhiệm
vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Giao nhiệm vụ cho Công ty TNHH MTV Khai thác thủy
lợi Đà Nẵng tiếp tục quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi mà
Công ty đã được giao quản lý vốn trước đó.
Bao gồm các công trình thủy lợi đầu mối, các trục
kênh tưới, tiêu, các công trình điều tiết nước có quy mô công trình vừa và lớn,
các công trình thủy lợi liên tỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phân cấp cho UBND thành phố Đà Nẵng quản lý tại Phụ lục II Thông tư số
05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018, công trình liên huyện, liên xã có
yêu cầu kỹ thuật về quản lý, vận hành, điều tiết nước phức tạp đến vị trí cống
đầu kênh, cụ thể như sau:
a) Hồ chứa: Hồ chứa có dung tích từ 500.000 m3
(năm trăm nghìn mét khối) trở lên hoặc hạ du hồ chứa có dân sinh tập trung.
b) Đập dâng: Đập dâng có phạm vi phục vụ tưới liên
tỉnh, liên huyện, liên xã (hoặc cấp hành chính tương đương) hoặc nằm trong hệ
thống công trình thủy lợi đầu mối được giao quản lý.
c) Trạm bơm: Các trạm bơm có phạm vi phục vụ liên
huyện, liên xã (hoặc cấp hành chính tương đương) hoặc nằm trong hệ thống công
trình đầu mối được giao quản lý.
d) Kênh mương và các công trình trên kênh: Các tuyến
kênh chính, kênh nhánh, kênh tiêu và các công trình trên kênh thuộc các hệ thống
công trình thủy lợi được phân cấp cho Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng
quản lý, khai thác và bảo vệ tính từ công trình đầu mối đến vị trí điểm giao nhận
sản phẩm dịch vụ thủy lợi.
2. Phân cấp cho quận, huyện quản lý, khai thác công
trình, hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình, hệ thống công trình
thủy lợi có phạm vi phục vụ tưới tiêu trong một xã, có quy mô nhỏ, có đặc điểm,
tính chất kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công trình, cụ
thể như sau:
a) Hồ chứa: Hồ chứa có dung tích dưới 500.000 m3
(năm trăm nghìn mét khối) và hạ du hồ chứa không có dân sinh tập trung.
b) Đập dâng: Đập dâng có quy mô tưới trong phạm vi
phục vụ một xã và lấy nước từ nguồn nước độc lập.
c) Trạm bơm: Trạm bơm có phạm vi phục vụ trong phạm
vi một xã hoặc cấp hành chính tương đương.
d) Kênh mương và các công trình trên kênh: Các tuyến
kênh, các công trình trên kênh thuộc các hệ thống công trình thủy lợi đã được
phân cấp cho quận, huyện quản lý, khai thác và bảo vệ và các tuyến kênh tưới nội
đồng thuộc hệ thống công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi
Đà Nẵng quản lý tính từ sau vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.
(Danh mục phân cấp, giao nhiệm vụ quản lý các công
trình thủy lợi có Quyết định ban hành riêng).
3. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được quy
định tại Điều 16 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 Quy định
chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Điều 4. Quản lý duy tu, bảo
dưỡng công trình thủy lợi
1. Nội dung duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi
Nội dung duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi thực
hiện theo hướng dẫn của các văn bản pháp luật, các Tiêu chuẩn quốc gia sau:
a) Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành hướng dẫn
xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi;
b) TCVN 8414:2010 “Công trình thủy lợi - Quy trình
quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước” ban hành kèm theo Quyết định
số 2097/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia;
c) TCVN 8417:2010 “Công trình thủy lợi - Quy trình
quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng trạm bơm điện” ban hành kèm theo Quyết định
số 2097/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia;
d) TCVN 8418:2010 “Công trình thủy lợi - Quy trình
quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng cống” ban hành kèm theo Quyết định số
2097/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia.
2. Công tác quản lý thực hiện duy tu, bảo dưỡng
công trình thủy lợi:
a) Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân các
quận, huyện có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên
công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý;
b) Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng, Tổ
chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình thủy lợi.
3. Kinh phí thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình
thủy lợi:
Kinh phí thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình thủy
lợi thực hiện theo Điều 14 Nghị định 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của
Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi và Điều 18 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản
kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Chương III
QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG
TRÌNH ĐÊ, KÈ BẢO VỆ BỜ
Điều 5. Giao nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ công trình đê, kè bảo vệ bờ
Lực lượng quản lý, bảo vệ đê, kè bảo vệ bờ gồm có lực
lượng chuyên trách, các lực lượng tại các đơn vị được giao quản lý đê, kè và lực
lượng quản lý đê, kè nhân dân
1. Giao cho lực lượng chuyên trách và các đơn vị quản
lý, bảo vệ đê, kè bảo vệ bờ
a) Giao Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng quản lý, bảo vệ công trình
kè bảo vệ bờ Âu thuyền Thọ Quang;
b) Giao Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển
du lịch Đà Nẵng quản lý, bảo vệ công trình đê, kè bảo vệ bờ tại các bãi tắm
công cộng dọc tuyến đường Hoàng Sa-Võ Nguyên Giáp-Trường Sa và Nguyễn Tất
Thành;
c) Giao Chi cục thủy lợi là lực lượng chuyên trách
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng quản lý, bảo vệ các công
trình đê, kè bảo vệ bờ ngoài các công trình kè tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1 Điều
này;
(Danh mục phân giao nhiệm vụ quản lý các công trình
đê, kè bảo vệ bờ có Quyết định ban hành riêng).
2. Lực lượng quản lý đê, kè nhân dân
a) Nhà nước khuyến khích các địa phương có đê, kè
trên địa bàn tổ chức các lực lượng nhân dân tham gia quản lý đê, kè không thuộc
biên chế Nhà nước, nhằm tăng cường quản lý bảo vệ đê, kè tại địa phương.
b) Các quận, huyện có đê, kè trên địa bàn sử dụng lực
lượng quản lý đê nhân dân (nếu thành lập) hoặc các lực lượng địa phương phối hợp,
tham gia bảo vệ đê, kè nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ đê, kè tại địa
phương.
Điều 6. Quản lý duy tu, bảo dưỡng
công trình đê, kè bảo vệ bờ
1. Nội dung chi duy tu, bảo dưỡng công trình đê, kè
bảo vệ bờ
Thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý
duy tu, bảo dưỡng đê điều và công trình phòng chống thiên tai.
2. Nguồn kinh phí chi duy tu, bảo dưỡng công trình
đê, kè bảo vệ bờ
Nguồn kinh phí chi duy tu, bảo dưỡng đê điều và
công trình kè bảo vệ bờ từ nguồn ngân sách thành phố, Quỹ Phòng chống thiên tai
và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 7. Trách nhiệm bảo vệ công
trình đê, kè bảo vệ bờ
Trách nhiệm bảo vệ công trình đê, kè bảo vệ bờ thực
hiện theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai và Điều 24, Luật Đê điều.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của các sở,
ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công
trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ trên địa bàn thành phố theo quy định của
pháp luật. Căn cứ Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan hướng
dẫn các đơn vị, địa phương được phân cấp, giao nhiệm vụ quản lý, UBND các quận,
huyện và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ các công trình thủy lợi và đê, kè bảo
vệ bờ để bàn giao nguyên trạng cho đơn vị được phân cấp giao nhiệm vụ quản lý,
khai thác và bảo vệ;
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa
phương liên quan trong việc lập và thực hiện kế hoạch, quy hoạch đầu tư sửa chữa,
tu bổ, nâng cấp, xây dựng công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ hằng năm theo
quy định;
c) Hằng năm tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác
quản lý, khai thác và bảo vệ, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và công trình
đê, kè bảo vệ bờ được phân cấp, giao nhiệm vụ quản lý, báo cáo kết quả về UBND
thành phố;
d) Định kỳ hàng năm rà soát cấp đê theo tiêu chí
quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Luật Đê điều phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố, báo cáo UBND thành phố trình Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xét nâng cấp đê cho những tuyến cần thiết;
đ) Thực hiện thẩm định dự toán hỗ trợ kinh phí sử dụng
sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa sự cố
cấp bách, sửa chữa lớn các công trình thủy lợi, và công trình đê, kè bảo vệ bờ,
tổng hợp gửi Sở Tài chính trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và
các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách đối
với lực lượng quản lý đê theo quy định.
g) Tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống thủy lợi và đê, kè
bảo vệ bờ;
h) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan lập danh mục và rà soát hàng năm danh
mục công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ trình UBND thành phố chỉ đạo thực
hiện.
2. Sở Giao thông Vận tải
Đối với những tuyến kè bảo vệ đường bộ và kè đa mục
tiêu, giao cho Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo, trực tiếp quản lý theo quy định
pháp luật hiện hành.
3. Sở Tài chính
a) Hướng dẫn các quy định về chế độ kế toán, tính
hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và công trình đê, kè bảo vệ bờ;
b) Trên cơ sở dự toán do các đơn vị quản lý công
trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ đề nghị (nếu có), căn cứ khả năng cân đối
ngân sách, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa
phương liên quan, tổng hợp kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích
thủy lợi, kinh phí sửa chữa các công trình khi gặp thiên tai, sự cố và kinh phí
quản lý, đầu tư tu bổ, nâng cấp đê, kè báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành
phố xem xét, phê duyệt.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị quản
lý công trình thủy lợi, đê, kè bảo vệ bờ, và các sở, ban, ngành, địa phương
liên quan tham mưu cho UBND thành phố bố trí kinh phí hằng năm để đầu tư sửa chữa,
tu bổ, nâng cấp và xây dựng các công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ trên địa
bàn thành phố.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị,
địa phương liên quan kiểm tra, rà soát, lập hồ sơ đề nghị UBND thành phố thu hồi
diện tích chiếm đất của các công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ đê bàn giao
lại cho đơn vị quản lý theo quy định của Luật Đất đai;
b) Lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ
công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ sông, biển, cống qua đê, bãi sông theo
quy định của Luật Đê điều và Luật Đất đai;
c) Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị
liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác cát, đá, sỏi trong các sông, tham
mưu cho UBND thành phố ngăn chặn việc khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép
gây mất an toàn công trình đê, kè bảo vệ bờ.
6. Sở Xây dựng
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập và quản
lý quy hoạch xây dựng công trình ở bãi sông ngoài phạm vi bảo vệ đê, kè bảo vệ
bờ và đảm bảo hành lang thoát lũ của các sông trên địa bàn thành phố.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa
phương liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức, cá
nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ trong
việc quản lý, sử dụng lao động theo đúng các quy định pháp luật lao động hiện
hành.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, các địa phương và các đơn vị quản lý công
trình thủy lợi, đê, kè bảo vệ bờ chỉ đạo và hiệp đồng với các lực lượng địa
phương triển khai lực lượng tham gia khắc phục sự cố công trình thủy lợi và đê,
kè bảo vệ bờ khi xảy ra tình huống thiên tai.
9. Công an thành phố
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, các địa phương và các đơn vị quản lý
công trình thủy lợi, đê, kè bảo vệ bờ chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm
tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về công trình thủy lợi và đê, kè
bảo vệ bờ.
10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Chỉ đạo UBND các xã, phường phối hợp với các cơ
quan hữu quan trong việc quản lý, bảo vệ đê, kè bảo vệ bờ;
b) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về thủy lợi
và đê, kè bảo vệ bờ trong phạm vi địa phương;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục
hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với công trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ;
d) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về đê điều, thủy lợi trong phạm vi địa phương;
đ) Chỉ đạo, thực hiện việc bàn giao, nhận các công
trình thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ được UBND thành phố phân cấp theo đúng Quy định
này;
e) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực
thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo
các địa phương củng cố, kiện toàn, sắp xếp và đổi mới quy mô hoạt động của các
tổ chức thủy nông trên địa bàn đảm bảo điều kiện, năng lực quản lý, khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng
dẫn khác. Đánh giá, xác định giá trị tài sản đối với các công trình thủy lợi
thuộc diện bàn giao theo hướng dẫn của Sở Tài chính và các quy định hiện hành để
thực hiện phân cấp theo đúng quy định;
g) Xây dựng dự toán hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm,
dịch vụ công ích thủy lợi và kinh phí sửa chữa các công trình khi gặp thiên
tai, sự cố gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định;
h) Chỉ đạo, thực hiện các qui định hiện hành về quản
lý, khai thác, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi được phân cấp quản lý.
11. Ủy ban nhân dân các xã, phường
a) Thực hiện việc bảo vệ công trình thủy lợi, đê,
kè bảo vệ bờ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp quản lý hoạt động lực lượng quản lý đê
nhân dân (nếu thành lập); phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê, kè bảo
vệ bờ đê tuần tra, bảo vệ đê, kè trong mùa mưa, bão trên các tuyến đê, kè bảo vệ
bờ thuộc địa bàn;
c) Ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
về thủy lợi và đê, kè bảo vệ bờ;
d) Xử lý hành vi vi phạm nháp luật về thủy lợi và
đê, kè bảo vệ bờ theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý;
đ) Thực hiện việc bàn giao, nhận các công trình thủy
lợi và đê, kè bảo vệ bờ được UBND thành phố phân cấp theo đúng Quy định này.
12. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng
a) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các
đơn vị liên quan thực hiện việc bàn giao, nhận các công trình thủy lợi được
UBND thành phố giao nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo vệ theo đúng Quy định này;
b) Xác định giá trị tài sản các công trình thủy lợi
được UBND thành phố giao nhiệm vụ quản lý theo các quy định hiện hành để thực
hiện quản lý theo đúng quy định;
c) Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có sự
thay đổi về hiện trạng công trình, thực trạng quản lý, khai thác công trình thủy
lợi đối với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn và Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
d) Thực hiện các quy định hiện hành về quản lý,
khai thác, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu. Xây dựng định
mức kinh tế kỹ thuật quản lý các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu được
phân cấp quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện;
đ) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục hậu
quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với công trình thủy lợi;
e) Thực hiện lập hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi, mở sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và bảo trì tài sản kết
cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Nghị định
129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử
dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
13. Chi cục Thủy lợi thành phố Đà Nẵng
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa
phương liên quan thực hiện việc bàn giao, nhận các công trình đê, kè bảo vệ bờ
theo đúng Quy định này;
b) Xác định giá trị tài sản, quản lý tài sản công
trình kè bảo vệ bờ được UBND thành phố giao nhiệm vụ quản lý theo đúng quy định
hiện hành;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục
hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với công trình đê, kè bảo vệ bờ;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có sự
thay đổi về hiện trạng công trình, thực trạng quản lý, khai thác công trình đê,
kè bảo vệ bờ cho cơ quan cấp trên liên quan;
đ) Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công
trình kè bảo vệ bờ được giao nhiệm vụ quản lý;
e) Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo
các quy định hiện hành về quản lý, khai thác, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi
và kè bảo vệ bờ được giao nhiệm vụ quản lý.
14. Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
a) Thực hiện việc tiếp nhận các công trình kè được
UBND thành phố giao nhiệm vụ quản lý theo đúng quy định này;
b) Xác định giá trị tài sản, quản lý tài sản công
trình kè được UBND thành phố giao nhiệm vụ quản lý theo đúng quy định hiện
hành;
c) Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có sự
thay đổi về hiện trạng công trình, thực trạng quản lý, khai thác công trình đê,
kè cho cơ quan cấp trên liên quan;
d) Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình
kè được giao nhiệm vụ quản lý.
15. Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du
lịch Đà Nẵng
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa
phương liên quan lập danh mục các công trình kè được giao nhiệm vụ quản lý
trình UBND thành phố phê duyệt theo đúng quy định này;
b) Xác định giá trị tài sản, quản lý tài sản công
trình kè được UBND thành phố giao nhiệm vụ quản lý theo đúng quy định hiện
hành;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục
hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với công trình kè được giao nhiệm vụ quản
lý;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có sự
thay đổi về hiện trạng công trình, thực trạng quản lý, khai thác công trình đê,
kè cho cơ quan cấp trên liên quan;
đ) Thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công
trình kè được giao nhiệm vụ quản lý;
16. Các nhiệm vụ khác
Cơ quan, tổ chức được phân cấp, giao nhiệm vụ quản
lý, khai thác công trình thủy lợi và công trình đê, kè bảo vệ bờ có trách nhiệm
quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và tài sản công trình đê, kè bảo vệ bờ
theo pháp luật hiện hành; có trách nhiệm rà soát, phân loại, lập hồ sơ về tài sản
thuộc phạm vi quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, thực hiện mở sổ kế toán tài sản kết
cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định của pháp luật và kế toán.
Điều 9. Điều khoản thi hành
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu
có những vấn đề không phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, các ngành, địa phương, đơn
vị có ý kiến đề xuất, kiến nghị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định./.