Quyết định 324/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”

Số hiệu 324/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/02/2021
Ngày có hiệu lực 05/02/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Võ Văn Hưng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 324/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị quyết s31/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 73/TTr-SKHCN ngày 25/11/2020, Báo cáo s 562/SKHCN-TTNCƯD ngày 09/12/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” với nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch, cung cấp những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở ứng dụng những chế phẩm vi sinh nhằm tái sử dụng hiệu qucác loại phế thải nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất, nâng cao năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm chủ lực, tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng Nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phát động phong trào sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh nhằm cải tạo đất, thúc đy phát triển các sản phẩm chủ lực, xử lý ô nhiễm môi trường, góp phần tạo bước đột phá trong nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ mới.

- Ứng dụng có hiệu quả các loại chế phẩm vi sinh trong trồng trọt; chăn nuôi lợn; nuôi trồng thủy sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân trong nền kinh tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường.

3. Nhiệm vụ

- Năm 2021: Phát động được phong trào nhằm tuyên truyền, phổ biến ứng dụng chế phm vi sinh vào sản xuất đời sống. Hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức cho các nông hộ ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vào sản xuất nông nghiệp.

+ Sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường tại các xã về đích Nông thôn mới trước và trong năm 2021. Hỗ trợ 08 tấn chế phẩm Compo-QTMIC và Tricho-Pseu sử dụng xử lý khoảng 4% lượng phế phụ phẩm, sản xuất 8.000 tấn phân hữu cơ.

+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm thâm canh: Hỗ trợ 04 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC dùng để xử lý môi trường ao nuôi (cho 40 ha ao nuôi/vụ) và 04 tấn chế phẩm Perfect-QTMIC bổ sung thức ăn nuôi tôm (cho 08 ha ao nuôi/vụ).

+ Ứng dụng chế phẩm vi sinh bổ sung thức ăn trong chăn nuôi lợn và xử lý môi trường chăn nuôi: Giới thiệu và hướng dẫn 2 - 3 trang trại chăn nuôi lợn và khoảng 20 hộ gia đình sử dụng chế phẩm Pro-QTMIC bổ sung thức ăn với lượng hỗ trợ 01 tấn và chế phẩm Bio-QTMIC xử lý môi trường chăn nuôi với số lượng 01 tấn.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, còn lại nguồn đối ứng của người dân.

- Năm 2022: Tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cho người dân ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh vào lĩnh vực nông nghiệp.

+ Hỗ trợ 08 tấn chế phẩm Compo-QTMIC và Tricho-Pseu sử dụng xử lý khoảng 4% lượng phế phụ phẩm sản xuất 8.000 tấn phân hữu cơ.

+ Hỗ trợ 05 tấn chế phẩm Nitro-QTMIC dùng để xử lý môi trường ao nuôi (cho 50 ha ao nuôi/vụ) và 05 tấn chế phẩm Perfect-QTMIC bổ sung thức ăn nuôi tôm (cho 10 ha ao nuôi/vụ).

+ Hỗ trợ 01 tấn chế phẩm Pro-QTMIC bổ sung thức ăn chăn nuôi và 01 tấn chế phẩm Bio-QTMIC xử lý môi trường chăn nuôi.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, còn lại nguồn đối ứng của người dân.

- Năm 2023: Hình thành được mạng lưới cung ứng chế phẩm vi sinh đến các địa phương.

[...]