ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3029/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW NGÀY 24/3/2020 CỦA BAN
BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP
ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày
24/3/2020 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 243/TTr-SNN, ngày
29/6/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành Thành phố;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Các Ủy viên BTV Thành ủy;
- Các PCT UBND Thành phố;
- VP: Thành ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND TP;
- VPUB; CVP, các PCVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, KT (Giang).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW NGÀY 24/3/2020 CỦA BAN BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ,
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3029/QĐ-UBND ngày 09/7/2020 của UBND thành
phố Hà Nội)
Triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của
Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi là
Chỉ thị số 42-CT/TW), UBND Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện, cụ thể như
sau:
I. CÁC NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,
các cấp chính quyền đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên với
phương châm phòng ngừa là chính;
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc phân công, phân cấp,
xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương
châm “4 tại chỗ”; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản
chỉ đạo, các cơ chế, chính sách có liên quan để tránh sự chồng chéo, xung đột
và bổ sung các quy định mới bảo đảm sự thống nhất khi triển khai công tác phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; hoàn thiện cơ chế, tổ chức để tăng
cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục hậu quả thiên tai;
Điều chỉnh, lồng ghép nội dung về phòng ngừa, ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai khi xây dựng các Quy hoạch, Kế hoạch, chiến lược
phát triển của các cấp, các ngành theo hướng kết hợp đa mục tiêu, qua đó hạn chế
tối đa tác động của thiên tai khi triển khai thực hiện.
3. Tăng cường sự phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn và các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời cập nhật các quy chuẩn,
quy định đánh giá rủi ro thiên tai, dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên
tai phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai có hiệu
quả.
Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách, huy động các
nguồn lực hợp pháp, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan
tham mưu phục vụ chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai các cấp, ứng dụng khoa
học, công nghệ trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
4. Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước của
cơ quan phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành theo hướng chuyên
trách trên cơ sở củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tập trung,
thống nhất;
Hoàn thiện mô hình, tổ chức lực lượng phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bao gồm các lực lượng thường trực, chuyên trách,
kiêm nhiệm và dự bị; định kỳ hàng năm tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, trình
độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thường trực và chuyên trách phòng, chống, ứng
phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
5. Xây dựng chế độ, chính sách về bồi dưỡng, khen
thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia công tác
phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cấp, các
ngành trên địa bàn Thành phố.
6. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
chính sách, sự chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và kiến thức về phòng, chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng
cao nhận thức của toàn dân, tích cực tham gia phòng, chống, ứng phó khi thiên
tai xảy ra.
7. Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh
nghiệm, kịp thời khắc phục những thiếu sót trong công tác phòng, chống, ứng phó
sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND Thành phố:
- Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm Luật Phòng,
chống thiên tai; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật
về Phòng, chống thiên tai, quản lý đê điều, công trình thủy lợi; rà soát và kiến
nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ
chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai tạo
cơ sở pháp lý đầy đủ, khả thi trong thực hiện.
- Bố trí và huy động các nguồn lực để thúc đẩy
nghiên cứu ứng dụng khoa học, đầu tư xây dựng công trình, bảo hiểm rủi ro thiên
tai, cung cấp dịch vụ dự báo, theo dõi, giám sát, đánh giá tác động rủi ro
thiên tai; hoàn thiện quy chế hoạt động, quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống
thiên tai, hoàn thành trước ngày 15/7/2020.
- Ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn
2021-2025, Phương án phòng chống thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai,
trong đó phân công rõ trách nhiệm trong chỉ huy chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện
đảm bảo và triển khai thực hiện bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, sát thực tiễn,
hoàn thành trước ngày 30/12/2020.
- Chỉ đạo về hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm
với các địa phương; rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu dự báo dài hạn
về thiên tai, nguồn nước nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai,
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND Thành phố:
- Bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp, kết hợp sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện Chiến lược, Quy
hoạch, Kế hoạch, Chương trình tổng thể, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai; đồng thời đa dạng hóa, linh hoạt trong việc huy động và sử dụng
các nguồn lực đầu tư theo hướng bố trí nguồn chi ngân sách phù hợp, kết hợp xã
hội hóa từ các nguồn vốn hợp pháp để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu
quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, mưa lớn.
- Sắp xếp thứ tự, từng bước đầu tư xây dựng, nâng
cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng; trong đó, ưu
tiên bố trí ngân sách tập trung hoàn thành dứt điểm các dự án trọng điểm phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (đê, kè, cống, gia cố hồ chứa nước,
xử lý sạt lở,...).
- Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai
các cấp.
- Phân bổ nguồn lực hợp lý cho các Dự án, Chương
trình ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông
tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó,
khắc phục hậu quả thiên tai, trước hết là trung tâm chỉ đạo, điều hành tại cấp
Thành phố, cấp huyện.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với
các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện:
- Đẩy mạnh công tác quản lý Quy hoạch, Kế hoạch sử
dụng đất; hạn chế việc san lấp các khu vực đầm lầy, ao, hồ để phát triển quỹ đất
dân cư.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản đặc
biệt là việc khai thác cát sỏi trên sông, suối; chỉ cho phép áp dụng công nghệ
khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra
hoàn nguyên môi trường sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố:
- Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai theo hướng tập trung, thống nhất,
xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp
vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng, chống
thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được
giao.
5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất giải pháp cụ thể thúc đẩy nghiên cứu, ứng
dụng khoa học, công nghệ tin học, tự động hoá, vật liệu mới trong quản lý, khai
thác, vận hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ phục vụ chỉ đạo, điều hành công
tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; khuyến khích các doanh
nghiệp, cơ quan nghiên cứu đầu tư cho khoa học công nghệ, hợp tác công - tư
trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
6. UBND quận, huyện, thị xã:
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, không để
xảy ra tình trạng người dân sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm, làm nhà, xây dựng
công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê, công trình thủy lợi gây mất an ninh, an
toàn.
- Rà soát, đề xuất di dời dân cư khu vực có nguy cơ
cao xảy ra lũ lụt, sạt lở đất và các khu dân cư mất an toàn; bố trí quỹ đất tái
định cư hợp lý gắn với các biện pháp tạo sinh kế bền vững, bảo đảm người dân sớm
ổn định đời sống.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị - xã hội:
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tuyên truyền,
phổ biến quy định pháp luật, chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, kiến thức, kỹ
năng về phòng chống thiên tai; vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp
nhân dân chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại gia đình
mình và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống thiên tai của địa phương.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
làm đầu mối vận động ủng hộ và thực hiện việc tiếp nhận và phân bổ tiền, hàng cứu
trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm kịp
thời, công khai, minh bạch.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ Kế hoạch của Thành phố, các sở, ngành, đơn vị,
đoàn thể Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện
của ngành, cấp mình thật cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương, nhiệm
vụ của ngành để việc thực hiện kế hoạch được thống nhất và đồng bộ từ Thành phố
đến cơ sở.
UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan liên quan theo từng
lĩnh vực, địa bàn phụ trách triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch.
Giao thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành
phố hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện theo quy
định./.