Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg, Kế hoạch 244-KH/TU thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu | 303/KH-UBND |
Ngày ban hành | 10/08/2020 |
Ngày có hiệu lực | 10/08/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Trần Tiến Hưng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 303/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 8 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 987/QĐ-TTG NGÀY 09/7/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, KẾ HOẠCH SỐ 224-KH/TU NGÀY 21/5/2020 CỦA TỈNH ỦY HÀ TĨNH VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW NGÀY 24/3/2020 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 9/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 244-KH/TU ngày 21/5/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1531/SNN-TL ngày 27/7/2020; ý kiến góp ý của Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 08/7/2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với một số nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đảm bảo triển khai kịp thời các quy định của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, Quyết định 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 987/QĐ-TTg ngày 9/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 224-KH/TU ngày 21/5/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về việc thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư, Kế hoạch 273/KH-UBND ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị để triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
- Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và phổ biến kiến thức, phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.
- Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Đẩy mạnh công tác quán triệt, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu, thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân, nhất là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; phân cấp chỉ huy, điều hành công tác phòng chống thiên tai cho các cấp, các ngành, các công trình trọng điểm, các tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ và ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có;
4. Nâng cao năng lực dự báo khí hậu, thời tiết, cảnh báo thiên tai, trên cơ sở củng cố, nâng cấp và hiện đại hóa các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn đã có; xây dựng mới các trạm cảnh báo lũ đầu nguồn và các trạm đo sóng ven biển
5. Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai.
6. Xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai.
7. Xây dựng các quy hoạch phải đặt yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở vị trí quan trọng, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là ở các vùng có nguy cơ cao như ven biển, vùng trũng thấp, vùng ven sông, suối có nguy cơ sạt lở, lũ quét, các khu vực có đông dân cư.
8. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; thông tin, truyền thông và đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai.
9. Nâng cao năng lực ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai.
(Chi tiết có Phụ lục chi tiết kèm theo)
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Ngân sách nhà nước các cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hàng năm giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan trên cơ sở kế hoạch của các địa phương, đơn vị tham mưu bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán ngân sách đề thực hiện kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này tập trung quán triệt chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện và dự trù kinh phí cụ thể, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |