Quyết định 3008/QĐ-UB năm 1996 quy định bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 3008/QĐ-UB
Ngày ban hành 13/09/1996
Ngày có hiệu lực 13/09/1996
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Hoàng Văn Nghiên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3008/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 54/NQ-HĐ ngày 13 tháng 7 năm 1996 của Hội đồng nhân dân thành phố khoá XI, kỳ họp thứ 6;
Xét đề nghị của Giám đốc sở khoa học công nghệ và môi trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy định bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 5083QD-UB ngày 16 tháng 11 năm 1990 của Uỷ ban nhân dân thành phố về quy định bảo vệ môi trường đô thị ở Thủ đô Hà Nội.

Điều 3: Giao giám đốc sở khoa học công nghệ và môi trường Hà nội chủ trì, tổ chức hướng dẫn thực hiện quy định bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội.

Điều 4: Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố; Giám đốc sở khoa học công nghệ và môi trường; giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành của thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; tổ chức và cá nhân cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Hoàng Văn Nghiên

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành theo quyết định số 3008 ngày 13-9-1996 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương 1:

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy định này cụ thể hoá một số điều trong việc thi hành Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở tình hình thực tế của thành phố Hà Nội.

Quy định này không nêu chi tiết các quy định của chuyên ngành khác liên quan đến việc bảo vệ môi trường của thành phố.

Điều 2: Quy định này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 3: Công tác bảo vệ môi trường thành phố phải tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, nhằm giữ gìn cải thiện và bảo vệ môi trường sống, sử dụng hợp lý, tiết kiệm quỹ đất và tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm phát triển bền vững.

Điều 4: Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành của thành phố phải đưa nội dung bảo vệ môi trường vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm của ngành, địa phương và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường để đảm bảo sự cân đối giữa phát triển kinh tế xã hội với việc bảo vệ môi trường.

Chương 2:

BẢO VỆ VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

Điều 5: Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thử nghiệm khoa học, nhân đạo, từ thiện, an ninh quốc phòng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố có thải ra các loại chất thải; đặc biệt là chất thải độc hại, chất thải chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh ảnh hưởng đến môi trường sống, đến sức khoẻ con người đều phải thực hiện mọi biện pháp xử lý, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước (các phụ lục số 1, 2, 3, 4 kèm theo quy định này).

Điều 6: Các chủ đầu tư, chủ dự án và giám đốc các cơ quan xí nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luât bảo vệ môi trường, thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thẩm định. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại nghị định 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường" (sau đây gọi tắt là Nghị định 26/CP).

Điều 7: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các nguồn nước (mặt nước, nước ngầm), ống dẫn nước, nhà máy và trạm cấp nước không bị ô nhiễm; không được xả rác, các loại phế thải vào sông, hồ, kênh, mương. Những giếng khoan khai thác nước đã bị suy thoái không có khả năng phục hồi phải được lấp đúng yêu cầu quy trình kỹ thuật của cơ quan quản lý Nhà nước.

Điều 8: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học và hoá chất khác trong nông nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không làm mất cân bằng môi trường sinh thái. Khuyến khích mở rộng các biện pháp sinh học trong nông nghiệp.

Điều 9: Tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm Luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống nạn cháy rừng, côn trùng và bệnh hại cây rừng; nghiêm cấm chặt phá bừa bãi, phá rừng khai hoang.

Đưa việc trồng cây, trồng cỏ phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng thêm diện tích cây xanh ở thành phố vào kế hoạch hàng năm.

[...]
14
Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ