Quyết định 2993/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Số hiệu 2993/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/12/2011
Ngày có hiệu lực 27/12/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2993/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 27 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Biên bản thẩm định số 18/BB-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1847/VPUBND-TH ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc trích biên bản họp thành viên UBND tỉnh tháng 11 năm 2011 (lần 2), trong đó có thông qua báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 402/TTr-SNN ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) tỉnh Bến Tre đến năm 2020 với nội dung chính sau:

1. Mục tiêu:

Mục tiêu chung:

Phát triển NNNT bền vững đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm NNNT chủ lực: Cơm dừa nạo sấy, lưới xơ dừa, chỉ và mụn dừa, kẹo dừa, thạch dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ cọng - thân - trái dừa, cây giống - hoa cây kiểng,… đặc biệt các cây giống, hoa cây kiểng hàng hóa, các sản phẩm từ dừa của tỉnh Bến Tre.

Phát triển NNNT nhằm mục tiêu nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tận dụng hiệu quả thời gian, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân khu vực nông thôn.

Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng GTSX ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020 đạt 9,0 - 10,0%/năm. Trong đó:

- Tổng giá trị NNNT năm 2015 đạt: 8.000 tỷ đồng và năm 2020 đạt: 12.500 tỷ đồng.

- Giá trị tăng thêm, theo giá so sánh 1994: Tăng 1.100 tỷ đồng (năm 2015) và tăng 1.800 tỷ đồng (năm 2020); tương đương theo giá hiện hành: Tăng 2.300 tỷ đồng và tăng 3.500 tỷ đồng.

- Tỷ trọng lao động tham gia ngành nghề nông thôn chiếm 10,0 - 12,0% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của địa phương.

- Tạo việc làm ổn định cho 105.000 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 22.000-25.000 người.

Phấn đấu thu nhập bình quân 1 lao động ngành nghề nông thôn đạt khoảng 3,0 triệu đồng/tháng vào năm 2015 và 4,0 triệu đồng/tháng vào năm 2020.

2. Phương hướng quy hoạch:

Trong giai đoạn từ năm 2011-2020 định hướng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Các ngành nghề nông thôn khuyến khích phát triển với mức độ cao:

Bao gồm các ngành thuận lợi về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liệu tại chỗ với lợi thế cạnh tranh cao, sử dụng nhiều lao động thủ công (lao động nữ và lao động gia đình). Sản phẩm làm ra ít bị cạnh tranh bởi hàng công nghiệp hiện đại, lao động tại chỗ đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, có khả năng áp dụng cơ giới hóa và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như:

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

TT

Tên nghề

1

Chế biến cơm dừa

9

Sản xuất kẹo dừa (*)

17

Chuốt cọng dừa

2

Gây trồng - KD sinh vật cảnh (*)

10

Đóng rổ nhãn

18

Quay chậu kiểng

3

SX - KD cây giống (*)

11

Sơ chế, lên men hạt ca cao

19

Xây dựng nông thôn

4

Sản xuất chỉ xơ dừa (*)

12

Làm kiềm, kéo (*)

20

Vận tải

5

Se chỉ xơ dừa

13

Đan giỏ cọng dừa (*)

21

Trưng bày, tiêu thụ SP

6

Sản xuất đất sạch từ mụn dừa

14

Đan kết - tết bện từ lục bình

22

Gia công cơ khí

7

Sản xuất TCMN từ dừa (*)

15

Bó chổi cọng dừa

23

Đan ghế dây nhựa

8

Sản xuất các SP từ chỉ xơ dừa

16

Dịch vụ du lịch sinh thái

24

Đan lưới, vá lưới

Ghi chú: (*) Các nghề đã được UBND tỉnh công nhận.

- Nhóm 2: Các ngành nghề nông thôn phát triển với mức độ “vừa phải”:

[...]