Quyết định 255/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang
Số hiệu | 255/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 18/01/2022 |
Ngày có hiệu lực | 18/01/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký | Nguyễn Lưu Trung |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 255/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 18 tháng 01 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP ĐẾN NĂM 2030 TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 17/TTr-SYT ngày 07/01/2022.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 54/KH-SYT ngày 07/01/2022 của Sở Y tế về việc thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (đính kèm Kế hoạch) với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung:
Nâng mức sinh đến mức sinh thay thế của tỉnh, nâng mức sinh ở nhũng địa phương có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, khống chế tăng tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; chủ động vận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2021 - 2025:
- Quy mô dân số khoảng 1,8 triệu người; duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,5‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 6%.
- Vận động mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lập gia đình trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để đảm bảo mức sinh thay thế của 1 phụ nữ.
- Giảm chênh lệch mức sinh giữa các huyện, thành phố có mức sinh cao trên 2,2 con/1 phụ nữ và dưới 1,5 con/1 phụ nữ, phấn đấu các địa phương này đạt mức sinh thay thế bền vững 2,1 - 2,2 con/1 phụ nữ.
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh dưới 1,5 con/phụ nữ, lên 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025.
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh từ dưới 1,93 con/phụ nữ, lên 2 con/phụ nữ vào năm 2025.
- Trên 70% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp cận, thông tin, tư vấn, sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện phòng chống vô sinh và hỗ trợ sinh sản.
2.2. Giai đoạn 2025 - 2030:
- Quy mô dân số khoảng 1,9 triệu người người; duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,5‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 4%.
- Vận động 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lập gia đình trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để đảm bảo mức sinh thay thế của 1 phụ nữ.
- Các huyện, thành phố đạt mức sinh 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 con).
Các huyện, thành phố đạt mức sinh 2 con/phụ nữ vào năm 2025 phấn đấu đến năm 2030 bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 - 2,2 con).
- Phấn đấu giảm mức sinh (TFR) ở huyện có mức sinh trên 2,2 con/phụ nữ, xuống còn 2,2 con/phụ nữ vào năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 - 2,2 con).
- Phấn đấu đạt mức sinh thay thế của tỉnh vào năm 2030 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,1 - 2,2 con).
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 255/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 18 tháng 01 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP ĐẾN NĂM 2030 TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 17/TTr-SYT ngày 07/01/2022.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 54/KH-SYT ngày 07/01/2022 của Sở Y tế về việc thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (đính kèm Kế hoạch) với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung:
Nâng mức sinh đến mức sinh thay thế của tỉnh, nâng mức sinh ở nhũng địa phương có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, khống chế tăng tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; chủ động vận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2021 - 2025:
- Quy mô dân số khoảng 1,8 triệu người; duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,5‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 6%.
- Vận động mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lập gia đình trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để đảm bảo mức sinh thay thế của 1 phụ nữ.
- Giảm chênh lệch mức sinh giữa các huyện, thành phố có mức sinh cao trên 2,2 con/1 phụ nữ và dưới 1,5 con/1 phụ nữ, phấn đấu các địa phương này đạt mức sinh thay thế bền vững 2,1 - 2,2 con/1 phụ nữ.
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh dưới 1,5 con/phụ nữ, lên 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025.
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh từ dưới 1,93 con/phụ nữ, lên 2 con/phụ nữ vào năm 2025.
- Trên 70% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp cận, thông tin, tư vấn, sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện phòng chống vô sinh và hỗ trợ sinh sản.
2.2. Giai đoạn 2025 - 2030:
- Quy mô dân số khoảng 1,9 triệu người người; duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,5‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 4%.
- Vận động 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lập gia đình trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để đảm bảo mức sinh thay thế của 1 phụ nữ.
- Các huyện, thành phố đạt mức sinh 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 con).
Các huyện, thành phố đạt mức sinh 2 con/phụ nữ vào năm 2025 phấn đấu đến năm 2030 bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 - 2,2 con).
- Phấn đấu giảm mức sinh (TFR) ở huyện có mức sinh trên 2,2 con/phụ nữ, xuống còn 2,2 con/phụ nữ vào năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 - 2,2 con).
- Phấn đấu đạt mức sinh thay thế của tỉnh vào năm 2030 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,1 - 2,2 con).
- Trên 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp cận, thông tin, tư vấn, sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện phòng, chống vô sinh và hỗ trợ sinh sản
- Phấn đấu đạt mức sinh thay thế của tỉnh vào năm 2030 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 - 2,2 con).
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh từ 1,5 - 1,93 con/phụ nữ, lên 2,1 con/phụ nữ vào năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 - 2,2 con).
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh dưới 1,5 con/phụ nữ, lên từ 1,5 - 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 1,5 - 1,9 con) và tiếp tục tăng lên đạt 2,1 con/phụ nữ vào năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 - 2,2 con).
- Phấn đấu giảm mức sinh (TFR) ở huyện có mức sinh trên 2,1con/phụ nữ, xuống còn 2,1 con/phụ nữ vào năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 - 2,2 con).
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2030.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Triển khai các hoạt động của Chương trình trên phạm vi toàn tỉnh; tại các huyện, thành phố mở rộng mô hình khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và vận động mỗi gia đình sinh đủ 02 con.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Đánh giá, điều chỉnh và nâng cao chất lượng các hoạt động, ban hành các chính sách tiếp theo về khuyến sinh, tiếp tục thực hiện biện pháp điều chỉnh mức sinh phù hợp.
4. Kinh phí: Từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch này. Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tham, mưu UBND tỉnh rà soát đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách về dân số và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.
- Chủ động triển khai toàn diện đồng bộ các vấn đề về dân số và phát triển, đặc biệt là tổ chức thực hiện nâng mức sinh của tỉnh lên để đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ).
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở theo mô hình thống nhất theo chỉ đạo của trung ương; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp.
- Hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch. Triển khai phổ biến kịp thời những quy định về chính sách dân số của Đảng và Nhà nước để các ngành, các cấp thực hiện. Tổ chức việc thông tin, báo cáo định kỳ và đề xuất vấn đề cần giải quyết để UBND tỉnh kịp thời xử lý; tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết và tổng kết Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổng hợp trình UBND tỉnh các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm về dân số và phát triển; hướng dẫn lồng ghép các nội dung công tác dân số vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Sở Tài chính: Bố trí ngân sách hàng năm để đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu Kế hoạch. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp thực hiện các nội dung giáo dục cho học sinh về: sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình, giới và giới tính...
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tổ chức triển khai các chương trình, đề án về bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, đào tạo nghề và tạo việc làm nhằm sử dụng tối đa lực lượng lao động. Thực hiện các mục tiêu vì trẻ em gắng với các mục tiêu, hoạt động của Kế hoạch này.
6. Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách về dân số và phát triển; trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và hoạt động các thiết chế văn hóa.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển với chủ đề “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 02 con để nuôi dạy con tốt”. Tăng thời lượng, chuyên trang, chuyên mục về các hoạt động của công tác dân số và phát triển.
8. Các sở, ngành khác: Có trách nhiệm tham gia triển khai Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao và triển khai, thực hiện chính sách dân số và phát triển trong ngành.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Tích cực vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia các hoạt động về dân số và phát triển thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp trên địa bàn quản lý. Lồng ghép có hiệu quả chương trình dân số với các chương trình kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác dân số tại địa phương, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH
KIÊN GIANG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/KH-SYT |
Kiên Giang, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP ĐẾN NĂM 2030 TỈNH KIÊN GIANG
Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 3369/BYT-TCDS ngày 19/6/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch hành động số 186/KH-UBND, ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025.
Sở Y tế tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030 với những nội dung như sau:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ
1. Kết quả đạt được
Mức sinh là một trong những chỉ báo dân số học quan trọng, tác động đến sự phát triển bền vững của địa phương. Nếu mức sinh cao sẽ gây bùng nổ dân số, thách thức các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Ngược lại, mức sinh thấp là nguyên nhân của sự già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lực lượng lao động và nhiều vấn đề xã hội khác ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của địa phương.
Kiên Giang đã đạt được thành tựu giảm sinh trong hơn 5 năm qua, nhưng hiện nay đang phải đối mặt với tổng tỷ suất sinh (TFR) (gọi tắt là mức sinh) trên đà xuống thấp. Là tỉnh thuộc nhóm 21 tỉnh, thành phố trong cả nước có mức sinh thấp (tổng tỷ suất sinh (TFR) dưới 2,0 con/phụ nữ). Trong thời gian qua đã khẳng định tính hiệu quả và thành công trong việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ. Mỗi cặp vợ chồng có hai con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ 2,6 con/phụ nữ năm 1999 xuống còn 2,1 con/phụ nữ năm 2003 và 2,09 con/phụ nữ năm 2008. Giai đoạn này tỉnh đã đạt được mức sinh thay thế.
Trong giai đoạn từ 2015 - 2019 tổng tỷ suất sinh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có chiều hướng giảm: từ 2,05 con/phụ nữ năm 2015, giảm xuống còn 1,85con/phụ nữ vào năm 2019. Đồng thời hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đều có mức sinh giảm dưới 2,0 con/phụ nữ.
Tuy nhiên, mức sinh lại tiếp tục giảm từ năm 2016 (1,94 con/phụ nữ) đến năm 2019 là 1,85 con/phụ nữ và đang có chiều hướng tiếp tục giảm. Thành công của công tác dân số đã tạo nên thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỷ lệ “nhóm tuổi phụ thuộc từ 0-14 tuổi” giảm mạnh. Điều này dẫn tới tỷ lệ nhóm dân số “trong độ tuổi lao động” tăng nhanh. Kiên Giang hiện đang có cơ cấu dân số vàng: tỷ trọng dân số từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,1%, từ 15 - 64 tuổi chiếm 69,9%, từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% (≥60 tuổi 10,62%). Đây là dư lợi lớn của “cơ hội dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
2. Tồn tại và hạn chế
Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về sinh đủ hai con chưa đầy đủ, đặc biệt là hệ lụy của mức sinh thấp và quy mô gia đình ít con. Một số huyện có mức sinh giảm xuống thấp, nhưng chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
Công tác truyền thông, giáo dục vẫn tập trung nội dung vào vận động giảm sinh; chậm đổi mới, không phù hợp với các các huyện, thành phố có mức sinh đã xuống thấp; chưa khai thác, phát huy được lợi thế của các loại hình truyền thông hiện đại; thiếu truyền thông về nâng cao chất lượng dân số, phát triển giống nòi...
Xu hướng kết hôn muộn, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao; đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ; học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ có tác động nhất định đến mức sinh thấp; hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập.
Do tập trung thực hiện mục tiêu giảm sinh nên trong thời gian qua các chính sách và thông điệp truyền thông chưa kịp chuyển đổi phù hợp với biến động mức sinh của các huyện, thành phố.
Nguồn lực đầu tư trong thời gian qua chưa tính đến đặc thù mức sinh của từng huyện, thành phố; chưa tạo được sự chủ động, quan tâm đầu tư của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách sinh đủ hai con, đặc biệt là các huyện, thành phố có mức sinh thấp.
3. Bài học kinh nghiệm
Sự tham gia của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư, đặc biệt là vài trò của người đứng đầu là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ.
Hệ thống tổ chức, bộ máy cần được ổn định và thống nhất từ Trung ương đến cơ sở để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 21-TW. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” kiên trì thường xuyên, liên tục tuyên truyền vận động đến từng cặp vợ chồng, từng gia đình đã chuyển tải các thông điệp về dân số lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội.
Nguồn lực phải đáp ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ của công tác dân số và phát triển trong tình hình mới.
Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với cung cấp dịch vụ thường xuyên, liên tục phù hợp với các địa phương theo từng giai đoạn là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh giai đoạn vừa qua.
1. Mục tiêu chung
Nâng mức sinh đến mức sinh thay thế của tỉnh, nâng mức sinh ở những địa phương có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, khống chế đà tăng tỷ số giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; chủ động vận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
2.1. Giai đoạn 2021 - 2025
- Quy mô dân số khoảng 1,8 triệu người; Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,5‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 6%;
- Vận động mỗi phụ nữ trong độ tuổi sanh, đẻ lập gia đình trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để đảm bảo mức sinh thay thế của 1 phụ nữ;
- Giảm chênh lệch mức sinh giữa các huyện, thành phố có mức sinh cao trên 2,2 con/1 phụ nữ và dưới 1,5 con/1 phụ nữ, phấn đấu các địa phương này đạt mức sinh thay thế bền vững 2,1 - 2,2 con/1 phụ nữ;
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh dưới 1,5 con/phụ nữ, lên 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025;
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh từ dưới 1,93 con/phụ nữ, lên 2 con/phụ nữ vào năm 2025;
- Trên 70% phụ nữ trong độ tuổi sanh, đẻ tiếp cận, thông tin, tư vấn, sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện phòng chống vô sinh và hỗ trợ sinh sản.
2.2. Giai đoạn 2025 - 2030
- Quy mô dân số khoảng 1,9 triệu người người; duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,5‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 4%;
- Vận động 100% phụ nữ trong độ tuổi sanh, đẻ lập gia đình trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi để đảm bảo mức sinh thay thế của 1 phụ nữ;
- Các huyện, thành phố đạt mức sinh 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025, phấn đấu đến năm 2030 bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 con);
Các huyện, thành phố đạt mức sinh 2 con/phụ nữ vào năm 2025 phấn đấu đến năm 2030 bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 - 2,2 con);
- Phấn đấu giảm mức sinh (TFR) ở huyện có mức sinh trên 2,2 con/phụ nữ, xuống còn 2,2 con/phụ nữ vào năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 - 2,2 con);
- Phấn đấu đạt mức sinh thay thế của tỉnh vào năm 2030 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,1 - 2,2 con);
- Trên 90% phụ nữ trong độ tuổi sanh, đẻ tiếp cận, thông tin, tư vấn, sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện phòng chống vô sinh và hỗ trợ sinh sản
- Phấn đấu đạt mức sinh thay thế của tỉnh vào năm 2030 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 - 2,2 con);
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh từ 1,5 - 1,93 con/phụ nữ, lên 2,1 con/phụ nữ vào năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 - 2,2 con);
- Phấn đấu tăng mức sinh (TFR) ở các huyện, thành phố có mức sinh dưới 1,5 con/phụ nữ, lên từ 1,5 - 1,9 con/phụ nữ vào năm 2025 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 1,5 - 1,9 con) và tiếp tục tăng lên đạt 2,1 con/phụ nữ vào năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 - 2,2 con);
- Phấn đấu giảm mức sinh (TFR) ở huyện có mức sinh trên 2,1 con/phụ nữ, xuống còn 2,1 con/phụ nữ vào năm 2025 và tiếp tục duy trì đến năm 2030 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,0 - 2,2 con).
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa nội dung Chương trình hành động số 34-CT/TU ngày 29-12-2017, của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới, bảo đảm thống nhất nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội về chính sách dân số từ việc giảm sinh sang tăng mức sinh để dần dần đạt mức sinh thay thế. Đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền;
- Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt. Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện việc khuyến khích thanh niên nên lập gia đình trước 30 tuổi và các cặp vợ chồng sinh đủ 02 con trước 35 tuổi;
- Xây dựng và ban hành các kế hoạch để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Thực hiện việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang phấn đấu đạt mức sinh thay thế và thực hiện cuộc vận động mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con;
- Đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân;
- Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu trong việc thực hiện chính sách dân số. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, phong trào thi đua về công tác dân số của huyện/thành phố.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung Chương trình hành động số 34-CT/TU ngày 29-12-2017, của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII về tăng cường công tác dân số trong tình hình mới. Đặc biệt tập trung tuyên truyền nội dung chuyển hướng chính sách dân số cụ thể: huyện có mức sinh cao “vận động cặp vợ chồng không sinh con thứ 3”, huyện/thành phố có mức sinh thấp “vận động cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” để nhằm đạt mức sinh thay thế;
- Tập trung đẩy mạnh, tăng cường mức độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển. Nội dung, phương thức truyền thông, vận động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của địa phương, đối tượng;
- Tiếp tục thực hiện cuộc truyền thông vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con, bảo đảm quyền, trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Thực hiện tuyên truyền về lợi ích của việc sinh đủ 2 con đối với phát triển kinh tế - xã hội; vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn...
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở ấp, tổ dân phố, cụm công nghiệp. Lồng ghép nội dung dân số với chủ đề “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 02 con để nuôi dạy con tốt” vào sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, quy ước và thiết chế văn hóa của cộng đồng; tiêu chuẩn ấp, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa;
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin ở cơ sở. Tăng số tin, bài, thời lượng; đa dạng hóa các hình thức thể hiện các nội dung về công tác dân số. Chú trọng lồng ghép các thông điệp về dân số với chủ đề “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 02 con để nuôi dạy con tốt” trong các tác phẩm, sản phẩm văn hóa, văn nghệ, giải trí. Tận dụng triệt để thế mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, internet, mạng xã hội...
- Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản trong và ngoài nhà trường. Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải bảo đảm trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2.3. Điều chỉnh chính sách hỗ trợ, khuyến khích
- Xây dựng và trình Hội Đồng nhân dân tỉnh một số quy định về chính sách cho công tác dân số và phát triển: khuyến khích mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 02 con; miễn viện phí cho gia đình nghèo khi sinh con thứ 2; hỗ trợ kinh phí cho tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cho các cặp thanh niên thuộc hộ nghèo kết hôn trước 30 tuổi (phải đúng theo Luật hôn nhân gia đình),...
- Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tuyến xã cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản; Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng mở rộng (Tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, Xã hội hóa phương tiện tránh thai) nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng nhóm đối tượng;
- Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên. Tăng cường quản, lý nhà nước đối với việc cung cấp các dịch vụ phá thai, loại trừ phá thai không an toàn;
- Kiểm tra sức khỏe, phát hiện, tư vấn về phòng, tránh và điều trị cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn các nguy cơ sinh con dị tật và mắc các bệnh hiểm nghèo vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
2.5. Các nhiệm vụ và giải pháp khác
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội dung điều chỉnh mức sinh vào nhiệm vụ, hoạt động của các ngành, đơn vị. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới,1 tập huấn lại cho Cộng tác viên dân số về tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện sinh đủ hai con và tham gia cung cấp một số dịch vụ KHHGĐ đến tận hộ gia đình
- Triển khai, quán triệt đầy đủ nội dung Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 cho các cấp các ngành trong tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người dân trong việc chuyển trọng tâm từ “giảm sinh” sang “sinh đủ hai con” để đạt mức sinh thay thế và duy trì.
1. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã), nguồn xã hội hóa và nguồn vốn hợp pháp khác;
Ngân sách Trung ương: Kinh phí hàng năm Trung ương phân bổ hỗ trợ cho tỉnh thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030;
Ngân sách địa phương: Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn kinh phí chi thường xuyên đã cấp hàng năm cho các cơ quan.
Nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác: Huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện.
2. Nội dung và mức chi: Thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngân sách.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các huyện, thành phố trong tỉnh đến năm 2030; xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh rà soát đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách về dân số và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn;
- Chủ động triển khai toàn diện đồng bộ các vấn đề về dân số và phát triển, đặc biệt là tổ chức thực hiện nâng mức sinh của tỉnh lên để đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ);
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở theo mô hình thống nhất theo chỉ đạo của trung ương; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp;
- Hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các huyện, thành phố trong tỉnh đến năm 2030. Triển khai phổ biến kịp thời những quy định về chính sách dân số của Đảng và Nhà nước để các ngành, các cấp thực hiện. Tổ chức việc thông tin, báo cáo định kỳ và đề xuất vấn đề cần giải quyết để UBND tỉnh kịp thời xử lý; Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết và tổng kết kế hoạch;
2. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)
- Tham mưu Sở Y tế triển khai Kế hoạch; phối hợp đơn vị có liên quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.
- Hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các huyện, thành phố trong tỉnh đến năm 2030. Theo từng giai đoạn, có kiểm tra giáp sát. Đồng thời triển khai phổ biến kịp thời những quy định về chính sách dân số của Đảng và Nhà nước để các ngành, các cấp thực hiện.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ làm công tác dân số. Chú trọng lồng ghép các thông điệp về dân số với chủ đề “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 02 con để nuôi dạy con tốt” trong các tác phẩm, sản phẩm văn hóa, văn nghệ, giải trí. Tận dụng triệt để thế mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, internet, mạng xã hội.
- Theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Sở Y tế theo quy định; hàng năm lồng ghép tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030.
3. Bệnh viện Sản Nhi
Hỗ trợ, chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở trong lĩnh vực Sản khoa, nhằm nâng cao chất lượng dân số - KHHGĐ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
4. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
- Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan;
- Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng bảo đảm các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ;
- Mở rộng khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục thân thiện với thanh niên. Tăng cường quản lý nhà nước đối với việc cung cấp các dịch vụ phá thai, loại trừ phá thai không an toàn;
- Kiểm tra sức khỏe, phát hiện, tư vấn về phòng, tránh và điều trị cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn các nguy cơ sinh con dị tật và mắc các bệnh hiểm nghèo vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Trung tâm Y tế các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung kế hoạch lồng ghép vào kế hoạch của đơn vị, tham mưu phối hợp triển khai thực hiện;
- Chỉ đạo Trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện chỉ tiêu kế hoạch có liên quan hàng năm;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện cho từng giai đoạn thực hiện kế hoạch;
- Căn cứ nội dung kế hoạch lồng ghép vào kế hoạch của đơn vị, tham mưu phối hợp triển khai thực hiện;
6. Các đơn vị khác trực thuộc Sở Y tế
Theo phạm vi quản lý, các đơn vị trực thuộc phối hợp với Chi cục Dân số - KHHGĐ tham mưu Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả;
Trong quá trình quản lý, hướng dẫn thực hiện, giám sát kiểm tra từng lúc nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo Sở Y tế để chỉ đạo giải quyết kịp thời;
Các đơn vị trực thuộc hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động và báo cáo các hoạt động triển khai, kết quả thực hiện về Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ) để theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo theo định kỳ.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./.
|
GIÁM ĐỐC |