Kế hoạch 830/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 tỉnh An Giang

Số hiệu 830/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2021
Ngày có hiệu lực 31/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Phước
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 830/KH-UBND

An Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP CÁC VÙNG, ĐỐI TƯỢNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH AN GIANG

Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030” và Quyết định số 2324/QĐ-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 của tỉnh An Giang, như sau:

 I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

- Quyết định số 2324/QĐ-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 27/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh An Giang về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 49-KH/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

II. THỰC TRẠNG MỨC SINH Ở AN GIANG

1. Những kết quả đạt được

1.1. An Giang đã kiểm soát được tốc độ gia tăng quy mô dân số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

An Giang đã khống chế thành công tốc độ gia tăng quy mô dân số, hiện nay tốc độ tăng dân số là 0,9%/năm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm tăng 0,47% giai đoạn 1999 - 2009 giảm xuống -1,16% giai đoạn 2009 - 2019 (cả nước +1,14%). Dân số giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 97,6%), các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh dân số đều giảm so với năm 2009, trong đó nhiều nhất là các huyện có quy mô dân số lớn và các huyện biên giới.

Do khống chế được tốc độ gia tăng dân số nên quy mô dân số tăng chậm; trong hơn 25 năm qua, An Giang đã hạn chế việc tăng thêm hơn 420 ngn người (tương đương với gần 1/4 dân số tỉnh ta hiện nay). Đây là thành công lớn mà Chương trình Dân số - KHHGĐ đã đạt được có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với điều kiện kinh tế - xã hội của An Giang trong thời gian qua.

1.2. An Giang đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2005, trước 10 năm so với mục tiêu đề ra và tiếp tục duy trì đến nay

Trong thời gian qua tính hiệu quả và thành công trong việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ đã được khẳng định. Mỗi cặp vợ chồng có hai con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã từ 2,55 con/phụ nữ năm 2000 giảm xuống 2,1 con/phụ nữ vào năm 2005, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đề ra đã góp phần cải thiện sức khỏe phụ nữ và trẻ em, giảm tình trạng suy dinh dưỡng, tuổi thọ trung bình tăng đạt 73,7 năm, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai. Tuy nhiên mức sinh trên tiếp tục giảm xuống đến năm 2009 là 1,97 con/phụ nữ và đến năm 2019 còn 1,85 con/phụ nữ, với việc đạt dưới mức sinh thay thế (< 2,1 con/phụ nữ) kéo dài, An Giang đã chuyển đổi nhân khẩu học từ tỉnh đạt mức sinh thay thế sang tỉnh có mức sinh thấp.

1.3. Thành công của công tác dân số đã tạo nên thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của An Giang qua hơn 30 năm đổi mới

Thành công của công tác dân số trong thời gian qua đã làm cho tỷ lệ nhóm dân số dưới 15 tuổi giảm từ 31,99% năm 1999 xuống còn 24,1% năm 2019; dân số trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) từ 61,71% năm 1999 tăng lên 67,4% năm 2019. Đây là dư lợi lớn của “cơ hội dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Tỷ lệ nhóm dân số dưới 15 tuổi giảm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.

2. Một số tồn tại, hạn chế chủ yếu

 Mặc dù An Giang đã đạt được những thành tựu giảm sinh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, công tác dân số trong tình hình mới còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau:

2.1. Mức sinh thấp có sự chênh lệch giữa huyện, thị xã, thành phố

An Giang là tỉnh đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2005 (2,1 con/phụ nữ) và tiếp tục giảm cho đến năm 2019 là 1,85 con/phụ nữ và được xếp vào nhóm tỉnh có mức sinh thấp.

Mức sinh giữa các đơn vị huyện, thị xã, thành phố còn chênh lệch, nếu tính TFR trung bình 5 năm gần đây, 8 đơn vị là: thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Châu, huyện Phú Tân, Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới, Châu Thành và Thoại Sơn có mức sinh trên 1,8 con, có 2 đơn vị: huyện An Phú, Tri Tôn có mức sinh 1,80 con và chỉ có 1 đơn vị còn lại là thành phố Châu Đốc có mức sinh 1,77 con. Chênh lệch mức sinh giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất là 0,09 con (cao nhất Phú Tân là 1,86 con, thấp nhất thành phố Châu Đốc 1,77 con), với sự chênh lệch mức sinh sẽ trở thành yếu tố bất lợi cho việc ổn định quy mô dân số và phát triển kinh tế - xã hội, tác động tiêu cực đến bảo đảm an sinh xã hội.

2.2. Mức sinh có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng

Khoảng cách về mức sinh của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh đã giảm, được thu hẹp nhưng còn cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ