Kế hoạch 186/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 186/KH-UBND
Ngày ban hành 07/10/2021
Ngày có hiệu lực 07/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Lưu Trung
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 186/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 07 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, với nội dung như sau:

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Sau 10 năm thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 của tỉnh Kiên Giang, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh đạt những kết quả quan trọng: Nhận thức và thực hành của người dân về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đã có những chuyển biến tích cực; quy mô gia đình có 02 con ngày một được chấp nhận rộng rãi; mức sinh và tỷ lệ tăng dân số hàng năm của tỉnh giảm dần; một số mô hình về nâng cao chất lượng dân số đã được xây dựng và thực hiện có hiệu quả... đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số của tỉnh còn một số khó khăn và thách thức như: Xu thế giảm sinh của tỉnh được duy trì nhưng chưa bền vững, một số xã, huyện mức sinh còn cao; chất lượng dân số chậm được cải thiện; tỷ suất tử vong bà mẹ, trẻ em tuy có giảm mạnh nhưng vẫn còn ở mức cao; mất cân bằng giới tính khi sinh mặc dù đã được kiểm soát nhưng vẫn ở mức cao; lợi thế của dân số vàng được quan tâm nhưng khai thác chưa hiệu quả; dân số của tỉnh bước vào giai đoạn già hóa nhưng chưa có giải pháp đồng bộ để thích ứng; tổ chức bộ máy làm công tác dân số có nhiều biến động, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Từ những khó khăn, thách thức đặt ra cho công tác dân số của tỉnh Kiên Giang, trong thời gian tới cần xây dựng một kế hoạch hành động thiết thực giải quyết những vấn đề còn tồn tại, những vấn đề mới phát sinh theo định hướng Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Quy mô dân số và mức sinh:

Quy mô dân số năm 2020 là 1.729.728 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009 - 2019 là 0,2‰ (cả nước 1,14%). Tổng số hộ gia đình 456.773, quy mô bình quân 3,8 người/hộ. Mật độ dân số năm 2009 là 266 người/km2; năm 2019 là 271 người/km2 (cả nước 290 người/km2). Tỷ xuất nhập cư 14,0%, tỷ suất xuất cư 56,9%. Giai đoạn từ 2015 - 2019 tổng tỷ suất sinh có chiều hướng giảm từ 2,05 con/phụ nữ năm 2015, giảm còn 1,85 con/phụ nữ năm 2019.

2. Cơ cấu dân số:

Tỷ trọng dân số từ 0-14 tuổi chiếm 23,1%, từ 15-64 tuổi chiếm 69,9%, từ 60 tuổi 10,62%, tỷ số phụ thuộc chung 43,1%, chỉ số già hóa dân số là 45,9% (cả nước 48,8%). Tỷ số giới tính chung 102,8 nam/100 nữ. Tỷ số giới tính khi sinh đang có hướng tăng: Năm 2015 là 107 bé trai/100 bé gái.

3. Chất lượng dân số:

Tỷ lệ đi học cấp trung học phổ thông của tỉnh là 50,6%, (cả nước 72,3%); tỷ lệ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ của tỉnh là 11,9%, (cả nước 23,1%). Tỷ lệ phụ nữ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi là 11,4% (cả nước 4,9%). Tui thọ trung bình đạt 74,5 (nam 72, nữ 77,1), (cả nước 73,6). Tỷ lệ người khuyết tật từ 05 tuổi trở lên 3,2% (cả nước 3,7%). Đã triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát hiện sớm các dị tật ở trẻ, can thiệp điều trị sớm. Qua đó đã góp phần truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên (phụ nữ từ 10-17 tuổi). Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 65%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc sau sinh đạt 7%.

4. Phân bố dân số:

Dân cư đô thị của Kiên Giang đã có bước chuyển đổi, tăng dn dân số khu vực thành thị. Đến nay, có 28,3% (tương đương 487.991 người) dân số sống ở khu vực thành thị, có 71,8% (tương đương 1.235.076 người) sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số đô thị Kiên Giang còn thấp hơn so với cả nước (cả nước 34,43%) và bằng với khu vực miền Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (28,34%).

5. Công tác truyền thông, giáo dục dân số:

Công tác truyền thông về dân số được đông đảo các lực lượng trong xã hội tham gia, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán của cộng đồng. Các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đã đưa nội dung truyền thông về dân số lồng ghép vào hoạt động của cơ quan, đơn vị, dưới nhiều hình thức phù hợp. Các mô hình truyền thông có hiệu quả tiếp tục được duy trì và nhân rộng.

Các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh đã tích cực tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến... Thông tin về dân số được đăng tải trên cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang... Chú trọng huy động sự ủng hộ, tham gia tuyên truyền, vận động của người có uy tín trong dòng họ, gia đình, các chức sắc tôn giáo. Hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại khu dân cư tiếp tục được đẩy mạnh thông qua đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên, nhân viên y tế; lồng ghép vào sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, các tổ, nhóm, câu lạc bộ sẵn có của các tổ chức trong hệ thống chính trị tạo sự thay đổi hành vi bền vững về dân số và sức khỏe sinh sản, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, hải đảo. Tăng cường về số lượng và chất lượng các hoạt động truyền thông nhóm, làm tốt việc tư vấn trước và sau khi cung cấp dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình.

6. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình:

Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản đã từng bước củng cố, phát triển đáp ứng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho Nhân dân. Các trung tâm y tế đã đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu toàn diện; thực hiện tốt vai trò chỉ đạo tuyến, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình lưu động tại cơ sở. Tại tuyến xã, đảm bảo tính sẵn có của dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu cơ bản, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% trạm y tế đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh. Đội ngũ cán bộ được đào tạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình được đầu tư, nâng cấp.

Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được cung cấp ngày càng đa dạng để tăng sự lựa chọn cho người dân. Tổ chức cấp các phương tiện tránh thai ở kênh miễn phí và cung ứng phương tiện tránh thai qua kênh tiếp thị xã hội và xã hội hóa. Mở rộng hoạt động tiếp thị các phương tiện tránh thai phi lâm sàng (thuốc uống tránh thai, bao cao su) thông qua mạng lưới phân phi phương tiện tránh thai phi lâm sàng dựa vào cộng đồng.

II. HẠN CHẾ BẤT CẬP

1. Kết quả giảm sinh được duy trì nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, tỷ suất tử vong bà mẹ, trẻ em tuy có giảm mạnh nhưng vn còn ở mức cao; số trẻ sinh ra bị mắc các dị tật bẩm sinh còn nhiều; tình trạng quan hệ tình dục sớm, có thai tuổi vị thành niên, phá thai không an toàn, ly hôn, ly thân sớm trong giới trẻ có nguy cơ tăng, vẫn còn tình trạng nam nữ thanh niên tảo hôn, để lại những hậu quả, hệ lụy làm giảm chất lượng dân số của các thế hệ tương lai. Đặc biệt, nhóm dân cư yếu thế được chăm lo, hỗ trợ còn ít. Đây là những thách thức làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

2. Việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Việc xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai chưa đa dạng về chủng loại, hình thức để đáp ứng nhu cầu cho đối tượng sử dụng.

3. Hệ thống mạng lưới dân số trong những năm vừa qua biến đổi mạnh. Tại tuyến huyện việc sáp nhập trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình vào trung tâm y tế, nên có sự thay đổi cán bộ làm chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số. Cán bộ làm công tác dân số trình độ năng lực thiếu đồng bộ, hu hết là mới, chưa được đào tạo nghiệp vụ dân số và thiếu kinh nghiệm nên gặp khó khăn trong triển khai nhiệm vụ. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện tiến độ chương trình dân số còn hạn chế, chưa nắm bắt hết và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong triển khai hoạt động tại cơ sở.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ