Quyết định 2456/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2020

Số hiệu 2456/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/10/2014
Ngày có hiệu lực 20/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Đinh Văn Khiết
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2456/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 20 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích; Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của HĐND tỉnh về Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2020; Công văn số 294/HĐND-VP ngày 01/10/2014 của HĐND tỉnh về việc đính chính phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 120/2014 của HĐND tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 163/TTr-SNNNT ngày 22/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2020, với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm quy hoạch:

a) Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 - 2020 phải đảm bảo không làm phá vỡ quy hoạch đã duyệt; sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đạt giá trị gia tăng cao, ổn định xã hội và nâng cao thu nhập cho nông dân, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số; an toàn về môi trường tự nhiên, nhất là khu vực chuyển đổi sang trồng cao su từ rừng khộp.

b) Nhà nước tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để thu hút các Tập đoàn, Công ty trồng cao su có kinh nghiệm và có tiềm lực tài chính lớn đầu tư hình thành các vùng trồng cao su tập trung gắn với đầu tư nhà máy chế biến, làm nòng cốt thúc đẩy, hỗ trợ cao su của hộ gia đình phát triển có hiệu quả và bền vững; hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế tại địa phương.

c) Đảm bảo trồng cao su theo đúng quy trình kỹ thuật và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất để tăng sức cạnh tranh sản phẩm nhằm khắc phục tình trạng đất đai kém màu mỡ hơn so với các vùng trồng cao su khác trong tỉnh; nâng cao chất lượng sản phẩm đi đôi với tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới để nâng cao giá trị sản phẩm cao su và tránh phụ thuộc lớn vào một vài thị trường.

d) Phát triển mở rộng diện tích trồng cao su phải gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động tại chỗ, nhất là lao động đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu đối với người trồng cao su; thúc đẩy hạ tầng nông thôn trong vùng phát triển; góp phần đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội các huyện còn nhiều khó khăn, đặc biệt là Ea Súp, Buôn Đôn.

2. Mục tiêu quy hoạch:

a) Tổng diện tích quy hoạch trồng cao su của tỉnh đến năm 2020 là 66.800 ha.

b) Năng suất cao su đạt: 1,55 tấn/ha năm 2015 và 1,65 tấn/ha năm 2020, năm định hình đạt 1,8 tấn/ha.

c) Sản lượng cao su đạt: 38 ngàn tấn năm 2015 và 60 ngàn tấn năm 2020, năm định hình đạt 114 ngàn tấn.

d) Giá trị xuất khẩu mủ cao su đạt: 60 triệu USD năm 2015 và 97 triệu USD năm 2020, năm định hình là 183 triệu USD.

e) Tạo việc làm ổn định cho: 19 - 20 ngàn lao động năm 2015 và 27 - 28 lao động năm 2020 và năm định hình.

3. Phương án quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020:

a) Diện tích quy hoạch trồng cao su của tỉnh đến năm 2020 là 66.800 ha.

b) Kế hoạch thực hiện:

- Giai đoạn 2014-2015: Diện tích quy hoạch trồng cao su của tỉnh đến năm 2015 là 49.300 ha.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Diện tích quy hoạch trồng cao su của tỉnh đến năm 2020 là 66.800 ha.

(Bảng chi tiết diện tích quy hoạch, kế hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 -2020 đính kèm).

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ