ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1894/QĐ-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 22 tháng 9 năm 2014
|
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN
HUYỆN A LƯỚI GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Thông tư số
14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng
dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Theo Quyết định số
1531/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2011 - 2020;
Theo Quyết định số
604/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện A Lưới đến
năm 2020;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1529/TTr-SKHĐT ngày 05 tháng 8
năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển cây cao su tiểu điền huyện A Lưới
giai đoạn 2014 - 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên đề án: Đề án phát triển cây cao su tiểu
điền huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020.
2. Địa
điểm thực hiện: Trên địa
bàn 21 xã, thị trấn thuộc huyện A Lưới.
3. Đối
tượng tham gia đề án: Tất cả các hộ gia đình là nông dân sinh sống và có hộ khẩu trên địa bàn
huyện A Lưới, có đất nằm trong vùng quy hoạch trồng cao su đã được phê duyệt.
4. Mục
tiêu đề án:
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển cây cao su tiểu điền trên địa
bàn huyện A Lưới phù hợp với quy hoạch nhằm góp phần phát triển kinh tế hàng
hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên
làm giàu; góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
b) Mục tiêu cụ thể
- Diện tích quy hoạch: 6.244,6ha. Trong
đó:
+ Diện tích đã trồng 2003-2013: 1.314
ha.
+ Kế hoạch trồng mới giai đoạn
2014 - 2020: 1.906 ha (bình quân mỗi năm trồng mới 272,3 ha).
- Chăm sóc 892,9 ha đã trồng từ
năm 2008 đến 2013 cho đến lúc đưa vào thu hoạch, đồng thời chăm sóc diện tích
trồng mới từ năm 2014 đến 2019 trong thời gian thực hiện đề án.
5. Tổng khai toán thực hiện đề án: 197,9 tỷ đồng
Trong đó:
- Đầu tư trồng mới: 46,3 tỷ đồng.
- Đầu tư chăm sóc: 151,6 tỷ đồng.
6. Nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách tỉnh, Ngân sách huyện và
Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Vốn vay ngân
hàng.
- Vốn tự có của
dân.
7. Cơ chế chính sách
Áp dụng các chính sách hiện hành về hỗ
trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ cho người dân trồng mới cây cao
su và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết
cơ bản trên địa bàn huyện A Lưới.
8. Các giải pháp chủ yếu
a) Giải pháp về đất đai:
Thực hiện đúng quy hoạch đã được
phê duyệt, không để xảy ra tình trạng lấn rừng tự nhiên để trồng cao su.
b) Giao thông:
Trước
mắt tận dụng các con đường có sẵn như đường liên thôn, liên xã, các đường người
dân tự mở vào để khai thác rừng trồng, để phục vụ cho việc vận chuyển vật tư,
đi lại trồng cao su. Về lâu dài sẽ đầu tư các tuyến đường vào khu sản xuất cao
su (đã có quy hoạch trong Đề án xây dựng nông thôn mới của các xã).
c) Chuyển giao kỹ thuật: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người dân về quy trình kỹ thuật trồng mới,
chăm sóc và áp dụng các quy trình khai thác, chế biến theo đúng tiêu chuẩn; chọn
phương pháp canh tác hạn chế xói mòn đất, đỗ gãy.
d) Công tác giống: Lựa chọn giống
có năng suất cao, có khả năng chống chịu được gió bão,
sinh trưởng tốt với điều kiện tự nhiên tại địa phương.
e) Chính sách về tín dụng:
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội ưu tiên bố trí
vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển cao su. Cần có mức vay,
thời hạn vay, lãi suất vay phù hợp và cần có chính sách tín dụng
ưu tiên, ưu đãi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển
cao su.
f) Giải pháp về hình thức tổ chức
sản xuất:
Trong giai đoạn đầu như hiện nay vẫn
duy trì mô hình sản xuất nông hộ. Các đơn vị cung ứng vật tư đầu vào chịu sự
giám sát của các cơ quan chuyên môn và UBND xã từ chất lượng vật tư cho đến việc
giải ngân, thanh toán.
Trong một vài năm tới, khẩn trương thành lập các tổ hợp tác, hợp tác
xã hoặc các công ty cổ phần đảm nhiệm
các khâu dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, cung ứng giống, vật
tư nông nghiệp, bảo vệ sản phẩm, dự tính dự báo sâu bệnh; thu mua, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm mủ...
9. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014 -
2020.
10. Tổ chức chỉ đạo, thực
hiện đề án.
a) Trách nhiệm của các Sở, ngành
có liên quan
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
+
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su. Chịu trách
nhiệm hướng dẫn về mặt kỹ thuật chọn giống, trồng, chăm sóc, khai thác cao su.
+ Quản lý chất lượng cây giống cao
su.
+ Chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban
hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, trong đó có hỗ trợ phát triển cây cao su.
+ Xây dựng kế hoạch vốn từ dự án
phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới để phát triển
cây cao su.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Nông nghiệp và PTNT tham mưu trình UBND tỉnh bố trí, cấp phát nguồn vốn ngân
sách tỉnh hỗ trợ hàng năm để thực hiện đề án.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu
UBND tỉnh lồng ghép nguồn vốn, bố trí vốn từ dự án phát triển sản xuất thuộc
Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới để phát triển cây cao su.
- Ban Dân tộc: Tham mưu cho UBND tỉnh
về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý trên địa bàn huyện A
Lưới để phát triển cây cao su.
- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT,
ngân hàng Chính sách Xã hội: Ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án
đầu tư phát triển cao su; Phối hợp với UBND huyện A Lưới, các xã/thị trấn trên
địa bàn thực hiện kế hoạch cho vay, đồng thời hướng dẫn rõ ràng, minh bạch, đơn
giản thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn
vay một cách thuận lợi và kịp thời.
b) UBND huyện A Lưới
Chủ trì, phối hợp với các ngành,
các cấp hướng dẫn, tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án đã được
phê duyệt. Giao trách nhiệm cho một đơn vị cụ thể cấp huyện chủ trì thực hiện đề
án (Phòng Nông nghiệp huyện).
c) UBND các xã/thị trấn trên địa
bàn huyện A Lưới
Thường xuyên
thông tin tuyên truyền các nội dung Đề án chính sách phát triển cây cao su tiểu
điền để các hộ dân tham gia trồng cao su hiểu rõ, chủ động đăng ký nhu cầu; đồng
thời tham gia giám sát việc hỗ trợ, sử dụng cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật do Nhà nước hỗ trợ đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Rà soát, thống kê diện tích đất của
từng hộ trong quá trình triển khai đăng ký nhu cầu; đồng thời phối hợp với
Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nhân dân làm thủ tục cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, cận nghèo tham gia. Chỉ
đạo thực hiện việc trồng cao su đúng quy hoạch, không để xảy ra tình trạng lấn
rừng phá rừng để trồng cao su.
Chỉ đạo các thôn, bản hướng dẫn
cho các hộ thuộc đối tượng tham gia thực hiện các thủ tục hỗ trợ theo quy định;
tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách các hộ đủ điều kiện
đăng ký tham gia; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển
cao su tiểu điền trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện theo định kỳ
hàng quý, hàng năm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Chi nhánh Thừa Thiên Huế; Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi
nhánh Thừa Thiên Huế; Giám đốc Kho Bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế; Chủ tịch
UBND huyện A Lưới và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu
|
PHỤ LỤC 1
DIỆN TÍCH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TIỂU
ĐIỀN HUYỆN A LƯỚI GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1894/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2014 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế)
TT
|
Đơn vị
|
Diện tích
quy hoạch
|
DT đã trồng
2003 - 2013
|
Diện tích trồng
giai đoạn 2014 - 2020
|
Tổng DT trồng
cao su đến năm 2020
|
|
|
1
|
TT A Lưới
|
70,7
|
0,7
|
31,3
|
32,0
|
|
2
|
Đông Sơn
|
319,5
|
2,8
|
108,2
|
111,0
|
|
3
|
A Roàng
|
451,5
|
512,8
|
40,7
|
553,5
|
|
4
|
Hương Lâm
|
267,2
|
37,8
|
84,8
|
122,6
|
|
5
|
A Đớt
|
164,3
|
39,5
|
42,7
|
82,2
|
|
6
|
A Ngo
|
55,6
|
|
19,1
|
19,1
|
|
7
|
Bắc Sơn
|
79,6
|
4,3
|
25,9
|
30,2
|
|
8
|
Hồng Bắc
|
272,4
|
|
93,8
|
93,8
|
|
9
|
Hồng Hạ
|
607,7
|
224,1
|
153,8
|
377,9
|
|
10
|
Hồng Kim
|
120
|
2,0
|
40,3
|
42,3
|
|
11
|
Hồng Quảng
|
79,8
|
|
37,6
|
37,6
|
|
12
|
Hồng Thuỷ
|
826,5
|
2,0
|
281,6
|
283,6
|
|
13
|
Hồng Trung
|
158,9
|
|
70,8
|
70,8
|
|
14
|
Hồng Vân
|
354,1
|
10,2
|
119,4
|
129,6
|
|
15
|
Hồng Thái
|
331,6
|
3,0
|
117,3
|
120,3
|
|
16
|
Hồng Thượng
|
384,8
|
|
136,8
|
136,8
|
|
17
|
Hương
Nguyên
|
498,1
|
410,0
|
95,3
|
505,3
|
|
18
|
Hương Phong
|
405,2
|
54,1
|
123,2
|
177,3
|
|
19
|
Nhâm
|
400,9
|
1,0
|
142,9
|
143,9
|
|
20
|
Phú Vinh
|
208,2
|
8,3
|
76,3
|
84,6
|
|
21
|
Sơn Thuỷ
|
188
|
1,4
|
64,2
|
65,6
|
|
|
Tổng
|
6.244,6
|
1.314,0
|
1.906,0
|
3.220,0
|
|