Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023-2026, tầm nhìn đến năm 2035” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2442/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/12/2022
Ngày có hiệu lực 22/12/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2442/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG GIAI ĐOẠN 2023-2026, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Kế hoạch số 9564/KH-UBND ngày 25/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 12/8/2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước";

Căn cứ Chương trình hành động số 5806/CTHĐ-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 744/KH-UBND ngày 28/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023-2026, tầm nhìn đến năm 2035” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định pháp luật hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL (B/c);
- TT.
Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các
PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Đài PT-
TH tỉnh, Báo Lâm Đồng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, VX4.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

ĐỀ ÁN

BẢO TỒN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2026 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Tỉnh Lâm Đồng thuộc khu vực Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 9.783,34 km2, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 10 huyện và 02 thành phố, với 142 đơn vị hành chính cấp xã (111 xã, 18 phường và 13 thị trấn); 1.376 thôn, tdân phố. Dân số toàn tỉnh là 1.296.906 người (1); có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống đan xen, với nhiều tôn giáo khác nhau, có tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển đã tạo nên một cộng đồng đa dạng trong văn hóa cũng như phong tục tập quán; tỷ lệ dân cư thành thị 39,18%, cư dân nông thôn 60,82%; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm 25,72% (dân tộc gốc Tây Nguyên chiếm 17%) (2); tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 66,7% trong cơ cấu lao động của tỉnh.

Lâm Đồng có nguồn tài nguyên văn hóa, nhân văn phong phú góp phần hình thành nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, như: du lịch sinh thái, cnh quan; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội... Bên cạnh đó, Lâm Đồng được biết đến là vùng đấtnhiều rừng núi, sông hồnhững thác nước hùng vĩ cùng “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là “Kiệt tác truyền khu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới” (năm 2005) và “Di sản văn hóa phi vật thđại diện của nhân loại” (năm 2008); Lâm Đồng còn là vùng đất của những phong tục đặc trưng như: Lễ mừng lúa mới, Lễ bmả; tục bắt chồng... của ĐBDTTS gốc Lâm Đồng; tạo nên bức tranh về đời sống văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo của các dân tộc thiểu số (DTTS) tại Lâm Đồng.

Trong quá trình phát triển kinh tế, do có ưu thế về tài nguyên đất đai và vị trí địa lý thuận lợi nên Lâm Đồng trở thành địa phương hấp dẫn nhiều luồng dân cư cả nước thuộc các DTTS đến định cư, sinh cơ lập nghiệp, góp phần làm cho Lâm Đồng ngày càng giàu đẹp và mang đến nhiều loại hình văn hóa khác nhau, vô cùng phong phú, giàu bản sắc và độc đáo. Tất cả những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em, những nét văn hóa dân gian tạo thành một bức tranh văn hóa với những sắc độ khác nhau, nhưng lại kết hợp khá hài hòa tạo nên một hòa sắc độc đáo, tinh tế trên mảnh đất Tây Nguyên.

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa - xã hội vùng ĐBDTTS, miền núi; đồng thời, triển khai thực hiện Chương trình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bảo tồn Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sau khi được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động nhằm phát triển văn hóa nói chung và văn hóa cồng chiêng nói riêng trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng ĐBDTTS và đạt được những kết quả quan trọng trong tư tưởng, lối sống, phong tục, tập quán tiến bộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng từng bước được nâng lên. Việc mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong tỉnh với nhân dân các địa phương khác trong nước và nước ngoài ngày càng được tăng cường. Đặc biệt các hoạt động liên quan đến Không gian văn hóa cồng chiêng đã góp phần tích cực trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của ĐBDTTS ở Lâm Đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Hiện nay, cùng với quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội, tín ngưỡng đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Do đó, không gian văn hóa cồng chiêng Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang đứng trước những thách thức lớn, đối mặt với nguy cơ mai một. Đó là ảnh hưởng của văn hóa hiện đại; tác động mặt trái của cơ chế thị trường; sự đô thị hóa quá nhanh; sự ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng; người già am hiểu văn hóa cng chiêng lần lượt qua đời, lớp trẻ còn ít mặn mà với việc giữ gìn, phát huy văn hóa cồng chiêng của ông bà để lại; một số nơi rừng bị phá, lấn chiếm, không gian canh tác nương rẫy bị thu hẹp, bến nước bị hoang hóa, nhà dài truyền thống đang bị thay dần bằng nhà có kết cấu và kiến trúc hiện đại... dn đến Không gian văn hóa cồng chiêng đang bị mai một dần. Nhiều nơi cồng chiêng không còn mang ý nghĩa linh thiêng nữa mà đã trở thành vật trang trí, phục vụ sưu tầm, buôn bán, trao đổi và các mục đích khác.

“Không gian văn hóa cồng chiêng” là một không gian cụ thể, bao gồm: Cồng chiêng, các bản tấu cồng chiêng, người đánh chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, địa điểm truyền thống tổ chức cồng chiêng (như nơi cư trú và khu đất canh tác của buôn làng; bến nước; khu rừng nuôi sng buôn làng; khu nhà mồ; khu sinh hoạt cộng đồng của buôn làng...). Phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng trước hết phải giữ gìn, bảo tồn không gian văn hóa cộng đồng; trong việc giữ gìn, bảo tồn, trước hết cần giữ gìn từng bộ cồng chiêng, nơi tổ chức sinh hoạt cồng chiêng, truyền dạy đánh chiêng, chỉnh chiêng và tổ chức các nghi lễ liên quan đến văn hóa cồng chiêng.

Trước thực trạng này, việc bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên của các DTTS tỉnh Lâm Đồng cần được tiếp tục thực hiện. Đây là một chương trình lớn, cần được triển khai một cách đồng bộ và có tính lâu dài. Do đó, việc xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2026 và tầm nhìn đến năm 2035” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là rất cần thiết và có tính cấp bách, nhằm phát huy những kết quả đạt được đồng thời khắc phục những tồn tại từ đề án “Bảo tồn và phát triển không gian văn hóa cồng chiêng tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” (theo Quyết định số 296/-UBND ngày 22/02/2018 của UBND tỉnh) phát huy có hiệu quả văn hóa cồng chiêng các dân tộc tại Lâm Đồng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

[...]