Quyết định 296/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”

Số hiệu 296/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/02/2018
Ngày có hiệu lực 22/02/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phan Văn Đa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 296/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN CÁC DÂN TỘC TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/5/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;

Căn cứ Công ước bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã được Đại hội đồng tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thông qua tại phiên họp thứ 32 tại Paris (Cộng hòa Pháp) ngày 17/10/2003;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2493/QĐ-TTg, ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2723/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch về việc phê duyệt dự án “Gn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”;

Căn cứ Quyết định số 2244/QĐ-BVHTTDL ngày 27/6/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Ban hành Chương trình hành động của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng;

Căn cứ Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 16/6/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 71/TTr-SVHTTDL ngày 16/11/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” với những nội dung chính như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo đã tạo điều kiện cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Lâm Đồng từng bước được nâng lên. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Nam Tây Nguyên. UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1583/QĐ-UBND, ngày 09/7/2009 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015”. Các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện Đề án và đạt được nhiều kết quả tích cực; đặc biệt là việc hình thành, duy trì và phát triển các đội, nhóm cồng chiêng ở hầu hết các buôn làng đồng bào DTTS bản địa trên địa bàn tỉnh; ngoài ra, còn có 16 đội, nhóm cồng chiêng được thành lập tại các khu, điểm, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn các huyện: Lạc Dương, Đạ Huoai, Đức Trọng, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt, tổ chức các hoạt động biểu diễn phục vụ nhu cầu tìm hiểu, giao lưu văn hóa của du khách. Qua đó, góp phần nâng cao niềm tự hào về những di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và của Lâm Đồng nói riêng.

Bên cạnh những kết quả đã được, một số vùng đồng bào DTTS trong tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện Đề án như: sự mai một về phong tục tập quán, phương thức lao động sản xuất và môi trường sinh hoạt văn hóa bị thay đi; nhiều giá trị văn hóa, văn nghệ, làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống theo thời gian dần bị mai một; nhận thức của một số cán bộ, người dân trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống còn hời hợt, thiếu chú trọng. Mặt khác, không gian diễn xướng văn hóa cồng chiêng đã bị thu hẹp, các nghi lễ truyền thống không còn được duy trì thường xuyên; việc khai thác sử dụng giá trị di sản văn hóa cồng chiêng vào trong các hoạt động lễ hội hoặc phục vụ kết hợp phát triển du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; phát sinh hiện tượng một số đội, nhóm cồng chiêng hoạt động mang tính tự phát, có xu hướng thương mại hóa và thiếu chú trọng đến bảo tồn văn hóa truyền thống.

II. MỤC TIÊU

1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các cấp chính quyền, cộng đồng và chủ nhân di sản văn hóa trong việc gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” theo cam kết của nước ta với UNESCO. Từng bước khôi phục các giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các DTTS Tây Nguyên ở Lâm Đồng, góp phần phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ hội nhập.

2. Bảo tồn, phát huy những giá trị tích cực của Không gian văn hóa cồng chiêng; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin, phấn khởi trong nhân dân, tạo dựng cơ sở vững chắc góp phần xây dựng con người, văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng phát triển bền vững.

3. Xây dựng thế hệ nghệ nhân trẻ, nòng cốt làm lực lượng kế cận trong việc bảo tồn và phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng; khôi phục các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa với môi trường văn hóa hiện đại để các nghệ nhân và thanh, thiếu niên người DTTS có điều kiện thuận lợi hoạt động, thực hành, hòa nhập với xu thế phát triển chung của toàn xã hội nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

4. Góp phần đa dạng, phong phú nội dung hoạt động của hệ thống văn hóa cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Thực hiện đoàn kết dân tộc, góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh.

III. NỘI DUNG

1. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về di sản Không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh.

a) Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng các giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Xây dựng nội dung tuyên truyền cụ thể, hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thvà cộng đồng dân cư về bảo tồn và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Gắn công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

[...]