QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN
2014 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 06/8/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển
thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 368/QĐ-TTg
ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của
Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 -
2020;
Căn cứ Thông báo số 171/TB-UBND
ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh về thông báo Kết luận phiên họp Thường trực UBND
tỉnh tháng 9 năm 2014;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và
truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành
động về thông tin đối ngoại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2020 (có
Chương trình kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- T.Tr Tỉnh ủy;
- T.Tr HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- CT, Các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Các Sở, ban, ngành đoàn thể, lực
lượng vũ trang tỉnh;
- CVP, PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đàm Văn Bông
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
VỀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 10 năm 2014)
I. TÌNH HÌNH THÔNG
TIN ĐỐI NGOẠI CỦA TỈNH HIỆN NAY
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Hà Giang thực hiện tốt việc quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ
đạo của Trung ương về nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình mới. Việc thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại đã đạt được
nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tại
địa phương, giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh, chính trị và trật tự an toàn
xã hội, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới; cải thiện đời sống nhân dân, củng
cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc đổi mới trong đó nổi bật là: Tỉnh đã thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với 02 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Trung Quốc; thúc đẩy mở rộng quan hệ hữu nghị với
trên 15 đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam như đại sứ quán Pháp, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Autrailia, Lào, Ailen, Canada, Ấn Độ...; có quan hệ tốt
với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ như WB, JICA, ADB, Plan
International, Caritas Thụy Sỹ,...
Hoạt động thông tin đối ngoại được
triển khai thực hiện tốt, trên nhiều kênh thông tin và bằng nhiều hình thức
phong phú. Qua đó, đã giới thiệu được tiềm năng, thế mạnh,
những chủ trương, chính sách của tỉnh, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong tỉnh,... đến với bạn bè trong nước và quốc tế;
đồng thời thông tin phong phú về tình hình trong nước, tình hình quốc tế đến với
cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trong tỉnh. Hoạt động thông tin đối ngoại
đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giữ vững
an ninh, quốc phòng trên địa bàn Hà Giang.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Quan điểm chỉ
đạo
Công tác thông tin đối ngoại là một
nhiệm vụ của công tác đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại, thông tin đối ngoại
trên địa bàn tỉnh Hà Giang phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thống
nhất của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, sự quản lý tập
trung của UBND tỉnh trên cơ sở tuân thủ các quy định của Đảng và pháp luật của
Nhà nước. Cùng với việc đổi mới về đường lối, chính sách đối ngoại, công tác
thông tin đối ngoại cũng phải thường xuyên có những đổi mới sâu sắc và kịp thời
nhằm phục vụ lợi ích của quốc gia, lợi ích của tỉnh trong tình hình mới.
2. Mục tiêu
chung
Tạo bước chuyển biến căn bản trong
công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại và hoạt động
thông tin đối ngoại; bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất
của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và tăng cường sự phối hợp
giữa các cơ quan, đơn vị, giữa tỉnh Hà Giang với các cơ quan Trung ương nhằm góp phần định hướng dư luận và thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác thông tin đối ngoại;
đẩy mạnh quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và của tỉnh
Hà Giang nói riêng trên thế giới.
3. Mục tiêu cụ thể
- Bảo đảm 100% các cơ quan, đơn vị
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, các cơ quan báo chí trên địa
bàn tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động này;
- Bảo đảm đến năm 2015, 100% các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị
phải phân công cán bộ phụ trách về công tác thông tin đối
ngoại; đến năm 2020, 100% các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Mặt trận
tổ quốc, các tổ chức chính trị có cán bộ chuyên trách về
công tác thông tin đối ngoại;
- Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn,
bồi dưỡng kiến thức công tác thông tin đối ngoại cho cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành, người phát ngôn và cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách công tác thông
tin đối ngoại thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị; các cơ quan báo chí.
- 100% các cơ quan báo chí địa
phương, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các Sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có chuyên mục thông tin đối ngoại;
- Quản lý và phát triển Cổng thông tin điện tử tỉnh tại địa chỉ http://hagiang.gov.vn thành ba ngôn ngữ: Tiếng Việt - Tiếng Trung - Tiếng Anh.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung
- Tăng cường giới thiệu, quảng bá
hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của Việt Nam nói chung và tỉnh
Hà Giang nói riêng; giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh,
các chủ trương, chính sách thu hút hợp tác, đầu tư của tỉnh thông qua tổ chức
và tham gia các hoạt động đối ngoại nhà nước, đối ngoại
nhân dân, giao lưu kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc
tế, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch trong và ngoài nước, các hoạt động
trao đổi đoàn các cấp...;
- Kịp thời phản bác các thông tin sai
lệch, xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc. Tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ của bạn bè trong nước và quốc tế, người Việt Nam và người Hà Giang ở nước
ngoài;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, bảo
vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới, lãnh thổ;
- Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ
quan báo chí và phóng viên nước ngoài đến làm phim, viết bài, đưa tin quảng bá,
giới thiệu về tỉnh. Tranh thủ các kênh thông tin đối ngoại trong nước và kênh
thông tin nước ngoài quảng bá cho tỉnh;
- Ban hành Kế hoạch công tác thông
tin đối ngoại hàng năm;
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh các hoạt động liên quan, tác động tới hoạt động thông tin đối
ngoại như báo chí, xuất bản, viễn thông, công nghệ thông tin,...;
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác
Thông tin đối ngoại của tỉnh, xây dựng nhiệm vụ, cơ chế vận hành, phối hợp hoạt
động của các thành viên Ban chỉ đạo. Chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh thực
hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo nội dung Chiến lược phát triển thông tin
đối ngoại giai đoạn 2013-2020 của Chính phủ;
- Bố trí cán bộ phụ trách trực tiếp
tham mưu về công tác thông tin đối ngoại của tỉnh, có kế hoạch cử cán bộ, công
chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ về công tác thông tin đối ngoại do Trung ương tổ chức, nhằm từng
bước nâng cao hiệu quả trong công tác đối ngoại nói chung, công tác thông tin đối
ngoại nói riêng;
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức thông tin đối ngoại hàng năm; biên soạn tài liệu phục vụ công tác thông
tin đối ngoại của tỉnh;
- Thực hiện tốt sự phối hợp quản lý
nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các
đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia, đầu tư cho thông
tin đối ngoại như: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu khoa học,...;
- Ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin đối ngoại, đảm bảo thông tin
nhanh chóng, kịp thời, chính xác;
- Báo Hà Giang, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh chủ động phối hợp xây dựng các phiên bản
tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung... để truyền tải
thông tin phục vụ công tác thông tin đối ngoại của tỉnh;
- Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại
vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, có ít
nhất 01 ấn phẩm hoặc chuyên mục trên Cổng thông tin điện tử
tỉnh bằng tiếng nước ngoài;
- Xây dựng một số sản phẩm thông tin
đối ngoại điển hình, đặc trưng của tỉnh: Xuất bản từ 01 đến 02 ấn phẩm có giá
trị quảng bá về lịch sử, văn hóa, tiềm năng và thành tựu của tỉnh. Xây dựng được
02 đến 04 phim tài liệu hoặc chương trình văn hóa lớn giới thiệu về tỉnh;
- Khảo sát, xây dựng Cụm thông tin đối
ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo; xây dựng 01 màn hình
LED tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy -Thiên Bảo phục vụ cho công tác thông tin đối
ngoại.
2. Định hướng dư luận, Hợp
tác quốc tế về thông tin đối ngoại
- Tăng cường đấu tranh dư luận trực
diện trên mạng Internet với những hình thức mới như lập
trang web, blog... để bác bỏ những thông tin sai lệch,
xuyên tạc về đất nước ta đặc biệt trong các vấn đề dân chủ,
nhân quyền, tôn giáo và biên giới hải đảo. Vận động và khuyến khích đông đảo nhân dân trong và ngoài nước, tầng lớp trí thức, sinh
viên người Việt ở nước ngoài, học giả, nhân sĩ nước ngoài tham gia đấu tranh
trên mạng Internet phản bác lại các luận điệu tuyên truyền
chống phá Việt Nam;
- Cần chủ động chọn lọc mời phóng
viên nước ngoài vào Việt Nam, vào tỉnh viết bài. Chủ động
và nhạy bén trong việc cung cấp thông tin có định hướng cho phóng viên nước ngoài. Nhằm hạn chế tối đa việc phóng viên lấy tin từ nguồn không
chính thức, đưa tin một chiều thiếu khách quan;
- Mở rộng thông tin đối ngoại, thúc đẩy
quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia nằm
trong mạng lưới công viên địa chất toàn cầu như Nhật Bản, Malaysia, Pháp, Đức, Canada, Australia...và các quốc gia khác có triển vọng phát triển hợp tác với Hà Giang. Thông tin, quảng bá hình ảnh Công viên địa
chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn nhằm tìm kiếm, kêu gọi, vận động các tổ chức
quốc tế đầu tư, hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển ngày
càng bền vững;
- Thông tin, quảng bá hình ảnh con
người, thiên nhiên của tỉnh để thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp
tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đại sứ quán
các nước hỗ trợ tỉnh Hà Giang trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng
lực, trình độ dân trí cho người dân; Tăng cường hoạt động giới thiệu quảng bá
hình ảnh, văn hóa Hà Giang nói riêng, Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế;
Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; Xây dựng và thực hiện
các chương trình vận động có kế hoạch, trọng tâm, bài bản
các nguồn viện trợ ODA, NGO, FDI trong và ngoài nước.
3. Kinh phí thực
hiện:
Ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương và các nguồn lực xã hội hợp pháp khác.
Hằng năm, trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch
cụ thể và dự toán kinh phí, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Thông tin
và Truyền thông:
- Chủ trì, phối
hợp với các Sở, ban ngành xây dựng Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại hằng năm, các đề án, quy hoạch trong lĩnh vực thông tin đối ngoại trình
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương
trình này; Chủ trì phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại vụ xây
cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, tham gia các hoạt
động thông tin đối ngoại;
- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập
Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại của tỉnh; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan báo chí triển khai
thực hiện Chương trình hành động này;
- Tổng hợp kết quả thực hiện công tác
thông tin đối ngoại của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ
quan báo chí trên địa bàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông
tin và Truyền thông;
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc
thực hiện Chương trình báo cáo UBND tỉnh;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức,
nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ chuyên trách, lãnh đạo chủ chốt, phóng
viên các cơ quan thông tấn trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Ngoại vụ:
- Chủ trì triển
khai các hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài theo chương trình hành động
đối ngoại hàng năm của tỉnh;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm, các đề án, quy hoạch trong lĩnh vực
thông tin và Truyền thông, xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư,
tham gia hoạt động thông tin đối ngoại;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông hướng dẫn, quản lý các đoàn báo chí nước ngoài đến hoạt động
trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
- Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại,
hoạt động ngoại giao nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước và của tỉnh
Hà Giang với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế;
- Cung cấp thông tin liên quan của tỉnh
để phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan có
thẩm quyền;
- Phân tích, tổng hợp về tình hình
chính trị an ninh, kinh tế quốc tế và khu vực phục vụ cho sự phát triển Kinh tế-
xã hội của tỉnh;
- Xây dựng bản tin “ Thông tin đối
ngoại tỉnh Hà Giang” bằng ba thứ tiếng (Việt - Anh - Trung Quốc) phát
hành thường kỳ 01 số/tháng.
3. Sở Nội vụ:
Phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông và các
cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh về nhân sự thực hiện công tác đối ngoại
của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp cùng Sở Thông tin
và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để
thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại theo đúng quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cân đối
các khoản chi đã được bố trí trong Kế hoạch năm để thực hiện Chương trình này đảm
bảo hiệu quả.
5. Công an Tỉnh:
- Chủ trì, phối
hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, theo dõi
việc chấp hành chế độ bảo mật thông tin trong hoạt động thông tin đối ngoại
trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu, đề xuất việc cung cấp
trao đổi thông tin đảm bảo đúng định hướng đối ngoại; Chủ
động triển khai các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện kịp thời
những luận điệu, thông tin xuyên tạc làm ảnh hưởng đến quan hệ trong hoạt động thông tin đối ngoại của tỉnh; đề xuất chủ
trương, biện pháp phản bác các thông tin sai, xuyên tạc chống
phá Đảng, Nhà nước ta và làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh;
- Chủ động phát hiện, ngăn chặn âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng danh nghĩa công khai hợp pháp
đến địa bàn thu thập thông tin để xuyên tạc, chống phá Đảng,
Nhà nước; Phối hợp cùng Sở Ngoại vụ quản lý các đoàn phóng viên
báo chí nước ngoài hoạt động tại tỉnh.
6. Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ đạo các đồn biên phòng thực hiện
Chương trình hành động này; tổ chức các buổi tuyên truyền
về thông tin đối ngoại cho nhân dân các xã khu vực biên giới;
- Phối hợp với các Sở, ngành chức
năng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong Chương trình hành động.
7. Sở văn hóa, Thể
Thao và Du lịch:
- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh của địa phương thông qua việc xây dựng lễ hội, chương
trình giao lưu văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao và du lịch trong và ngoại nước;
- Tham gia các hội chợ, hội thảo và
triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu, quảng bá về Hà Giang; lồng ghép nội dung
tuyên truyền nhiệm vụ với công tác thông tin đối ngoại;
- Xây dựng và xuất bản tài liệu, ấn
phẩm thông tin đối ngoại giới thiệu, quảng bá về bản sắc văn hóa các dân tộc,
danh thắng, di tích lịch sử của tỉnh (bằng 3 thứ tiếng Việt - Anh -Trung Quốc).
8. Sở Kế hoạch và
Đầu tư: Tổ chức các hoạt động thông tin nhằm thu
hút các nguồn vốn ODA, FDI, NGO phục vụ phát triển; gắn các hoạt động kinh tế với thông tin đối ngoại.
9. Sở Công thương:
- Tổ chức tham gia các hội nghị, hội
thảo, giới thiệu sản phẩm hàng hóa dịch vụ của địa phương ra nước ngoài;
- Xây dựng và xuất
bản các tài liệu, ấn phẩm xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ của địa phương (bằng 3 thứ tiếng Việt- Anh- Trung Quốc).
10. Trung tâm Tư
vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh:
Tổ chức tham gia các hoạt động, hội
nghị xúc tiến đầu tư; xây dựng và xuất bản các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu, quảng
bá, xúc tiến đầu tư của tỉnh (bằng ba thứ tiếng: Việt - Anh - Trung Quốc).
11. Ban quản lý
Công viên địa chất TCCNĐ Đồng Văn.
Xây dựng chuyên trang nhằm giới thiệu,
quảng bá về tỉnh Hà Giang trong đó giới thiệu về hình ảnh Cao nguyên đá Đồng
Văn trên Trang thông tin điện tử của Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu
Cao nguyên đá Đồng Văn; Xây dựng các ấn phẩm về hình ảnh Cao nguyên đá Đồng Văn
(bằng ba thứ tiếng: Việt- Anh-Trung Quốc) nhằm quảng bá trong nước và nước
ngoài.
12. Các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội: Căn cứ nội dung Chương trình hành động và danh mục các nhóm nhiệm vụ
trọng tâm kèm theo, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động.
13. Các cơ quan
báo chí địa phương, Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về
công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
14. Công tác kiểm
tra, đánh giá.
Hàng năm Ban Chỉ đạo công tác thông
tin đối ngoại của tỉnh tiến hành kiểm tra đánh giá việc
triển khai thực hiện các nội dung công việc được giao của
các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố,... tổ chức sơ, tổng kết
theo quy định.
Các Sở, Ban, Ngành liên quan; Ủy ban
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí địa
phương; UBND các huyện, thành phố trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của
mình, xây dựng kế hoạch của ngành mình, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả Chương trình./.