Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 2100/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/08/2016
Ngày có hiệu lực 08/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2100/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 08 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1072/TTr-SKHĐT ngày 25/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trường các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ KH&ĐT;
- TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tnh;
- UBMTTQ và các Đoàn thể của tnh;
- LĐVP, các phòng, Trung tâm TH-CB;
-u: VT. (87Thg-26/7)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Huỳnh Thị Hằng

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2100/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, khuyến khích các thành phn kinh tế phát triển; cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hệ thng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát trin mạnh cả về số lượng và quy mô. Tính đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 4.614 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký 33.808 tỷ đồng, hoạt động theo nhiều ngành ngh, lĩnh vực như: thương nghiệp 2.624 doanh nghiệp (chiếm 56,87%), xây dựng 789 doanh nghiệp (chiếm 17%), chế biến 919 doanh nghiệp (chiếm 20%), nông nghiệp 282 doanh nghiệp (chiếm 6%).

Các doanh nghiệp trên địa bàn đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2011-2015 đã đóng góp cho ngân sách tỉnh khoảng 10.488 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn: số doanh nghiệp ngừng, nghỉ, giải thể và không phát sinh doanh thu chưa giảm. Qua khảo sát thực tế 500 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2015 cho thy: có 45,6% doanh nghiệp nhận định rằng năng lực cạnh tranh là nguyên nhân khó khăn lớn nhất doanh nghiệp gặp phải; 41,8% doanh nghiệp cho rng nguồn cung/cầu hàng hóa giảm; 27,4% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng; 18,8% doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới; 13,8% khó khăn về nguồn nhân lực; 10,8% doanh nghiệp khó khăn về thủ tục hành chính; 10,4% doanh nghiệp khó khăn về giá thuê đất, mặt bằng; các nguyên nhân khó khăn về thuế và hải quan chiếm tỷ lệ thấp nhất, lần lượt 3,6% và 1,0%.

Từ kết quả trên có thể đánh giá:

- Đa phần các doanh nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu, tiềm lực kinh tế hạn chế, khả năng tiếp cận các ngun vn, đi mới công nghệ, thiết bị khó khăn; sức cạnh tranh yếu, chưa đáp ứng được yêu cu hội nhập kinh tế quốc tế; trong quá trình hoạt động còn bị phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý doanh nghiệp và trình độ tay nghcủa người lao động còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là kiến thức vpháp luật, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quc tế.... Các chủ doanh nghiệp còn thiếu tư duy và tầm nhìn, chưa mạnh dạn mở rộng hợp tác liên doanh liên kết, chưa quan tâm xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp.

- Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập; trình độ, năng lực của đội ngũ kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách địa phương chưa cao. Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông sản, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô còn khá lớn, giá trị hàng hóa thấp, tính cạnh tranh không cao, thị trường không n định, phụ thuộc rất lớn vào sự tác động của thị trường nước ngoài.

Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự quan tâm hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, huyện, thị xã trong tỉnh.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mc tiêu

[...]