Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2016
Ngày có hiệu lực 29/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 07 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

Để tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC

1. Mục tiêu

Đến năm 2020, có ít nhất 7.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 80 - 85% tổng thu ngân sách của tỉnh, khoảng 70 - 75% tng vn đầu tư toàn xã hội, góp phần xây dựng tnh Thừa Thiên Huế trthành tỉnh khá của cả nước.

2. Nguyên tắc

Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ; trong đó, tập trung vào các nguyên tắc sau:

a) Nhà nước bảo vệ quyền shữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghmà pháp luật không cm; thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, ly doanh nghiệp là đi tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

b) Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện. Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phn kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, đất đai,... và đầu tư kinh doanh.

c) Các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành và thực thi chính sách phải bo đảm xác định rõ mỗi nhiệm vụ có một đầu mối và người chịu trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, quy định cụ thể và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

d) Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Tập trung đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, trong đó chú trọng ở một số lĩnh vực trọng tâm: đầu tư, đất đai, xây dựng, sở hữu nhà ở, thuế, hải quan, xuất khẩu, nhập khẩu, y tế, tiếp cận điện năng, quản lý thị trường, tạo thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80%.

Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, từng bước cung cấp dịch vụ công trực tuyến đi với những lĩnh vực liên quan đến người dân và doanh nghiệp, tạo sự công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước. Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế và các quy định trong quản lý nhà nước ở từng cơ quan, đơn vị, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị vi phạm để tạo chuyển biến rõ nét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực. Cung cấp các dịch vụ công qua mạng điện tử cấp độ 4 như đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan,..., tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, kiểm tra các thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp.

Duy trì kênh đối thoại trực tuyến “Trao đổi và tháo g” được tổ chức định kỳ 02 tháng/01 lần giữa UBND tỉnh chủ trì, các sở, ban, ngành với cộng đồng doanh nghiệp, cá nhân nhằm trao đổi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mc.

Kiện toàn bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo 100% các cơ quan có bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Thiết lập đường dây nóng đhỗ trợ và tiếp nhận các phản ánh của doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm khắc phục và cải thiện môi trường đầu tư ngày một tốt hơn.

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp xuống còn 02 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký nộp qua mạng điện tvà 03 ngày làm việc đối với hồ sơ nộp bng bản giấy, trong đó một số thủ tục được áp dụng trả ngay kết quả cho doanh nghiệp như: thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi người đại diện theo pháp luật, tăng vn điu lệ, hiệu đính thông tin,...

Nâng cao nhận thức vai trò, vị trí và tầm quan trọng của doanh nhân, doanh nghiệp trong cộng đồng, khơi dậy tinh thần doanh nghiệp; thúc đẩy tăng trưởng mạnh về slượng, chất lượng và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Thay đổi một cách cơ bản cách thức kêu gọi đầu tư và tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực của mình.

Thành lập và công khai đường dây nóng ở tất cả các cơ quan và người đứng đầu từ cấp tỉnh đến cấp xã, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dn, giải đáp cho doanh nghiệp.

Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, không bsót hoặc chng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng đào tạo, bi dưỡng và đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp.

2. Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, cải tiến công nghệ

Phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; đy mạnh các hoạt động khuyến công và quảng bá thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các diễn đàn, hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trong tỉnh, trong nước và ở nước ngoài.

Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu về kinh tế - xã hội của tỉnh để cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư; quan tâm thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chđối các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh đã ban hành, trên cơ sở đó đề xuất điều chỉnh và xây dựng mới một scơ chế, chính sách, theo hướng thông thoáng, hp dn và bảo đm tính khthi nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trọng tâm là các chính sách: khuyến khích phát triển công nghiệp, thương mại và du lịch; chính sách kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập th,...

Khuyến khích, hỗ trợ thành lập và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trực thuộc. Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo mô hình vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ.

[...]