QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU HỒ TIÊU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN
2 VÀ 3
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA -
VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 3711/QĐ-UBND ngày 04
tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương dự án xây
dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Căn cứ Công văn số 8637/UBND-VP ngày 16 tháng
12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương tiếp tục triển khai thực
hiện giai đoạn 2 và 3 của dự án xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN-KH ngày 21 tháng 6 năm 2011,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt phê duyệt dự án xây dựng và quảng bá thương hiệu Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu giai đoạn 2 và 3 với nội dung như sau:
1. Tên dự án: xây dựng và quảng bá thương hiệu
Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2 và 3.
2. Địa điểm thực hiện: trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
3. Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
4. Cơ quan thực hiện dự án: Chi cục Phát triển
nông thôn.
5. Mục tiêu dự án:
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm “Hồ tiêu Bà Rịa
– Vũng Tàu” và xúc tiến quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh
của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Nâng cao hiệu quả của việc đầu tư vốn, khoa
học kỹ thuật vào sản xuất cây hồ tiêu, tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của
địa phương, xây dựng vùng chuyên canh ổn định và phát triển, thúc đẩy gia tăng
thu nhập cho nông hộ trồng hồ tiêu, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
- Xây dựng thương hiệu hồ tiêu giúp tạo dựng
hình ảnh của vùng địa lý sản xuất thu hút được vốn đầu tư, nguồn nhân lực, các
loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác và sự phát triển bền vững về cơ cấu công
nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Hỗ trợ cho sự phát triển của ngành hồ tiêu
Việt Nam.
6. Nội dung dự án:
6.1. Nội dung thực hiện trong giai đoạn 2:
a. Nghiên cứu tổng thể vùng sản xuất Hồ tiêu Bà
Rịa - Vũng Tàu:
Mục đích: nhằm thu thập thông tin, thống kê và
phân tích hiện trạng sản xuất hồ tiêu trong toàn tỉnh, cung cấp số liệu cơ sở
cho hoạch định vùng nguyên liệu hồ tiêu theo các tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng
và tiềm lực vùng sản xuất hồ tiêu thương phẩm.
- Điều tra, phân tích so sánh và đánh giá năng
suất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu trên các vùng và giống khác nhau; xác
định sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, tiêu trắng Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc Hồ tiêu Bà
Rịa.
- Điều tra, phân tích và đánh giá các yếu tố tác
động đến năng suất và chất lượng hồ tiêu; giống, kỹ thuật canh tác và chăm
sóc cây hồ tiêu; thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản hạt hồ tiêu,
và dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào việc hoàn thiện quy trình sản xuất và chế
biến để chuyển giao cho nông hộ trồng hồ tiêu.
b. Xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu:
Mục đích: Xác định các yếu tố chính tác động đến
chuỗi giá trị hàng hóa của hạt hồ tiêu và đề xuất các giải pháp nhằm tăng giá
trị thương mại, xác lập thương hiệu cho hạt hồ tiêu và chỉ dẫn địa lý.
- Thị trường tiêu thụ Hồ tiêu: thị trường
trong nước, thị trường xuất khẩu, thị phần của Hồ tiêu Bà Rịa –
Vũng Tàu.
- Tìm hiểu ý kiến đánh giá của người
tiêu dùng trong nước đối với Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đo lường và dự báo nhu cầu của thị
trường trong nước. Phân tích thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước trong 5
năm qua và dự tính trong 5 năm sắp tới.
- Các kênh thông tin thường tham khảo về
thông tin sản phầm cần mua: tivi, báo chí, truyền thanh, internet, tờ
rơi,…
- Các giải pháp xây dựng và phát triển
thương hiệu Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu: chiến lược định vị sản phẩm,
chiến lược Marketing – Mix, các giải pháp khác.
- Tìm hiểu ý kiến đánh giá của các công
ty xuất khẩu Hồ tiêu như: chất lượng; công tác thu hoạch, bảo quản;
chủng loại sản phẩm xuất khẩu; hình thức đóng gói, bao bì; sản
lượng thu mua của các kênh; sản lượng xuất khẩu,…
- Xây dựng sản phẩm thương mại đặc trưng cho
vùng hồ tiêu: logo, slogan, format bao bì, đăng ký chất lượng sản phẩm, đăng ký
bảo hộ chỉ dẫn địa lý,…
- Đánh giá khả năng tiếp nhận của thị trường khi
sản phẩm có thương hiệu.
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu
trong nội địa và xuất khẩu.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mang
tính đặc trưng hồ tiêu Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Đề xuất các cải tiến máy móc, thiết bị
phục vụ cho công nghiệp chế biến hạt hồ tiêu đảm bảo tiêu chuẩn xuất
khẩu.
c. Quảng bá thương hiệu sản phẩm:
Mục đích: phổ biến và đánh giá hiệu quả của sản
phẩm có thương hiệu và củng cố sức mạnh của thương hiệu trên thị trường hàng
hóa sản phẩm hồ tiêu.
- Thiết kế, logo, khẩu hiệu (slogan), xây
dựng chương trình và nội dung quảng cáo, tuyên truyền, nội dung tập
huấn cho người trồng Hồ tiêu về tầm quan trọng của thương hiệu.
- Đăng ký thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ
trong nước và ở nước ngoài.
- Quảng bá thương hiệu qua các kênh thông tin
khác nhau.
d. Nội dung tập huấn và đào tạo:
Mục đích: nhằm thống nhất hóa kế hoạch thực hiện
các nội dung dự án từ cán bộ quản lý đến nông hộ tham gia vào dự án. Nâng cao
trình độ hiểu biết về thị trường hàng hóa, hiểu biết về kỹ thuật canh tác, duy
trì và quản lý dự án cho tất cả các đối tượng tham gia vào thực hiện dự án.
- Chuyển giao kỹ thuật, tập huấn quản lý thương
hiệu.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ quản
lý và người dân tham gia dự án.
- Tổ chức tập huấn và hướng dẫn phương thức nhận
diện sản phẩm đặc trưng.
- Tổ chức tập huấn quy trình canh tác hồ tiêu
nhằm đảm bảo cho chất lượng sản phẩm của thương hiệu đăng ký.
- Tổ chức tham quan mô hình trồng hồ tiêu Chư Sê
cho nông hộ tham gia dự án và cán bộ kỹ thuật quản lý dự án.
6.2. Nội dung thực hiện trong giai
đoạn 3:
- Điều tra xác định các ưu khuyết
điểm, điểm mạnh yếu, thành công và hạn chế sau khi thực hiện dự án thông qua
điều tra đo lường sự hài lòng của nông hộ sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu
dùng sau dự án.
- Xác định và đề xuất các giải pháp
khắc phục, chỉnh sửa và hoàn thiện dự án.
- Công bố thương hiệu Hồ tiêu Bà Rịa.
7. Phương pháp thực hiện dự án:
7.1. Phương pháp thực hiện trong giai
đoạn 2: sử dụng các phương pháp, gồm: phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ
cấp, phương pháp phân tích các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hồ tiêu,
phương pháp tập huấn, phân tích tổng hợp số liệu, phân tích sử dụng ma trận
SWOT, phương pháp lựa chọn tên thương hiệu và nhãn hiệu, xây dựng hệ thống nhận
diện thương hiệu qua đặc điểm sản phẩm và qua kênh phân phối, đăng ký thương
hiệu trong nước và quốc tế, quảng bá thương hiệu, phương pháp thực hiện hệ
thống chế biến hồ tiêu quy mô hộ gia đình.
7.2. Phương pháp thực hiện trong giai
đoạn 3: điều tra đánh giá tác động của dự án, đánh giá mức độ hài lòng của
người tiêu dùng, hoàn chỉnh và khắc phục các thiếu sót của dự án.
8. Thời gian thực hiện và sản phẩm
giao nộp:
8.1. Thời gian thực hiện: từ tháng
4/2011 đến tháng 9/2014, chia làm 2 giai đoạn:
a. Giai đoạn 2 (từ tháng 4/2011 đến
tháng 9/2013):
- Tổ chức nhóm thực hiện và xây dựng
các biểu mẫu điều tra bổ sung.
- Tổ chức điều tra thu thập dữ liệu
cơ sở phục vụ cho các nội dung.
- Phân tích, xử lý số liệu làm cơ sở
cho hình thành quy trình canh tác hồ tiêu theo hướng chất lượng cao phục vụ
xuất khẩu.
- Hình thành thương hiệu hồ tiêu (lấy
ý kiến về thương hiệu; tập huấn cho người dân, công ty, doanh nghiệp, tham gia
vào hệ thống xây dựng thương hiệu).
- Quảng bá thương hiệu.
- Tổ chức tập huấn (về kỹ thuật;
thương hiệu và duy trì thương hiệu; quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ cho
sản phẩm).
- Tổ chức hội nghị hội thảo (lấy ý
kiến về thương hiệu; lấy ý kiến về quy trình canh tác; công bố thương hiệu và
chất lượng sản phẩm).
- Tổ chức tập huấn sơ chế và chế biến
dựa vào mô hình thiết bị thử nghiệm (cho nông hộ và cán bộ kỹ thuật).
- Tổng kết kết quả giai đoạn 2 (tổng
kết; báo cáo kết quả).
b. Giai đoạn 3 (từ tháng 9/2013 đến
tháng 9/2014):
- Tổ chức điều tra đánh giá hiệu quả
do thương hiệu đã xây dựng mang lại.
- Công bố thương hiệu Hồ tiêu Bà Rịa
– Vũng tàu.
- Báo cáo tổng kết và đưa các biện
pháp duy trì thương hiệu.
8.2. Sản phẩm giao nộp:
a. Giai đoạn 2:
- Báo cáo dự án xây dựng và quảng bá
thương hiệu hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Thương hiệu hồ tiêu được đăng ký.
- Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng
hồ tiêu.
- Quy trình kỹ thuật cho sản xuất hồ
tiêu phục vụ thương hiệu.
- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất
lượng nội bộ cho cơ quan quản lý địa phương.
- Cụm thiết bị cho sơ chế và chế biến
hồ tiêu quy mô nông hộ.
- Đào tạo nông hộ tham gia sản xuất
hồ tiêu thương hiệu, kỹ thuật viên hoạt động cho vùng hồ tiêu thương hiệu, kỹ
sư ngành nông học và công nghệ sinh học.
- Bài báo khoa học.
- Website hồ tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Thương hiệu Hồ tiêu Bà Rịa - Vũng
Tàu được quảng bá.
b. Giai đoạn 3:
- Báo cáo Đánh giá tác động của dự án
và khắc phục các khuyết điểm
- Chứng nhận thương hiệu của Cục sở
hữu Trí tuệ Việt Nam.
9. Kinh phí thực hiện và phân kỳ đầu
tư:
9.1. Kinh phí thực hiện: 3.247.641.500
đồng (Ba tỷ, hai trăm bốn mươi bảy triệu, sáu trăm bốn mươi mốt ngàn, năm trăm
đồng), chia ra:
- Giai đoạn 2 : 2.893.955.600 đồng.
- Giai đoạn 3 : 353.685.900 đồng.
Nguồn vốn: ngân sách tỉnh.
9.2. Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2011 : 1.328.666.200 đồng.
- Năm 2012 : 1.327.155.400 đồng.
- Năm 2013 : 288.841.150 đồng.
- Năm 2014 : 302.978.750 đồng.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách
nhiệm chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1; và thanh quyết toán kinh phí theo đúng các
quy định hiện hành.
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm tra
dự toán và đưa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt để Chi cục Phát triển nông thôn triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư; Kho
bạc Nhà nước tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.