Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2074/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là sản phẩm từ lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 2074/KH-UBND
Ngày ban hành 09/07/2018
Ngày có hiệu lực 09/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2074/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 09 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: TÌM KIẾM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÁC SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA CAO BẰNG ĐẶC BIỆT LÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017-2020.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đã được phê duyệt Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là các sản phẩm từ lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020.

2. Yêu cầu

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thực hiện trên các lĩnh vực có liên quan làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện.

- Các Sở, Ngành, doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tỉnh cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các nội dung của Đề án.

- Việc thực hiện phải đồng bộ, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Xác định các nhóm sản phẩm tiêu thụ cụ thể như sau:

Các sản phẩm Rau an toàn; Cây ăn quả: Quả lê, Quýt; Nhóm sản phẩm lâm sản: Quế, Hồi, Gáo vàng; Nhóm sản phẩm chế biến nông lâm sản: Miến dong, lạp sườn, gạo nếp đặc sản, thạch đen; Cây dược liệu: Hà thủ ô, bạch cập.

2. Về Thị trường tiêu thụ:

2.1. Đối với sản phẩm rau an toàn: Trong giai đoạn từ 2017-2020 tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong tỉnh, có thể lựa chọn một số sản phẩm đặc hữu đi tiêu thụ một số thị trường ngoài tỉnh.

2.2. Đối với sản phẩm quế: phối hợp với doanh nghiệp các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái để kết hợp đầu ra cho các sản phẩm, tận dụng sản phẩm chính là vỏ và các phụ phẩm như lá, vỏ vụn từ cành và gỗ để chiết xuất bột, tinh dầu.

2.3. Đối với cây Hồi: vận động Doanh nghiệp triển khai, xây dựng 01 cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu hồi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm tại địa phương đồng thời phối hợp với doanh nghiệp các tỉnh Lạng Sơn, thương nhân Trung Quốc để tiêu thụ sản phẩm.

2.4. Đối với cây Gáo vàng, Bạch Cập, Hà Thủ Ô và các cây dược liệu khác: vận động doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu trong và ngoài tỉnh, thông qua các hợp tác xã để phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm qua các cửa hàng trưng bày sản phẩm, nhà thuốc, Hội Đông y, cơ sở chế biến dược liệu, để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

2.5. Nhóm sản phẩm chế biến nông lâm sản: Miến dong, lạp sườn, gạo nếp đặc sản, thạch đen:

- Giai đoạn từ năm 2017-2020: xác định thị trường tiêu thụ tiềm năng và thực tế trước tiên là 53 vạn dân tỉnh Cao Bằng và khách đến công tác, du lịch tại tỉnh Cao Bằng; Đối với một số sản phẩm đặc hữu của tỉnh tiếp tục mở rộng thị trường các tỉnh, thành phố trong nước và thị trường Trung Quốc.

- Giai đoạn sau năm 2020: tiếp tục nghiên cứu, phát triển ra các tỉnh lân cận và các tỉnh thành lớn trong cả nước (Thái Nguyên, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng) và ngoài nước.

Trong quá trình thực hiện, tiếp tục rà soát, lựa chọn bổ sung thêm một số sản phẩm đặc trưng phát triển tốt đưa vào tiêu thụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

3. Xây dựng Thương hiệu (xây dựng chỉ dẫn địa lý; xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm):

- Năm 2018: Hỗ trợ xây dựng bao bì nhãn hiệu sản phẩm, chứng nhận an toàn sản phẩm truy suất nguồn gốc cho 04 sản phẩm gồm: Rau an toàn của thành phố, huyện Hòa An; Gạo Iaponica Nhật tại các huyện Hòa An, Quảng Uyên; Xây dựng nhãn hiệu tập thể nếp hương Bảo Lạc; Nhãn hiệu chứng nhận Lê Đông Khê huyện Thạch An.

- Năm 2019: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Thạch đen và sản phẩm chế biến từ Gạo nếp.

- Năm 2020: Sản phẩm từ cây Quế, sản phẩm Hà thủ ô, chỉ dẫn địa lý "Cao Bằng" cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc của tỉnh Cao Bằng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng thương hiệu

[...]