Quyết định 2020/2003/QĐ-UB về Quy định tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó Thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu | 2020/2003/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 06/10/2003 |
Ngày có hiệu lực | 10/10/2003 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Đinh Văn Hùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2020/2003/QĐ-UB |
Ninh Bình, ngày 6 tháng 10 năm 2003 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp;
- Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó Thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố.
Điều 2: - Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Quyết định này.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các xã, phường, thị trấn, tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung của Quy định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2003 và thay thế cho các Quyết định số 122/QĐ-UB ngày 23/01/1999, Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 23/01/1999 củ UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn (xóm), phố.
Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
T.M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG, PHÓ THÔN, TỔ TRƯỞNG, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2020/2003/QĐ-UB ngày 06/10/2003 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
Để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố đúng quy định của Nhà nước; Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào công tác xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả và thật sự là của dân, do dân, vì dân.
Căn cứ Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Quyết định số 13/2002/QD-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và tình hình thực tế của địa phương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
- Ở nông thôn đồng bằng có thôn hoặc xóm; ở nông thôn miền núi có thể có thôn, xóm, bản (sau đây gọi chung là thôn). Đã có xóm đảm bảo quy mô theo quy định thì không có tổ chức thôn trên xóm, hoặc đã có tổ chức thôn thì không có tổ chức xóm dưới thôn.
- Ở phường, thị trấn có tổ dân phố; không còn tổ chức trung gian nào khác trên tổ dân phố.
- Thôn và tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao; thôn và tổ dân phố không phải là một cấp hành chính.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2020/2003/QĐ-UB |
Ninh Bình, ngày 6 tháng 10 năm 2003 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp;
- Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về Tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó Thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố.
Điều 2: - Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Quyết định này.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các xã, phường, thị trấn, tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung của Quy định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2003 và thay thế cho các Quyết định số 122/QĐ-UB ngày 23/01/1999, Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 23/01/1999 củ UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn (xóm), phố.
Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
T.M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG, PHÓ THÔN, TỔ TRƯỞNG, TỔ PHÓ TỔ DÂN PHỐ.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2020/2003/QĐ-UB ngày 06/10/2003 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
Để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố đúng quy định của Nhà nước; Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào công tác xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả và thật sự là của dân, do dân, vì dân.
Căn cứ Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Quyết định số 13/2002/QD-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và tình hình thực tế của địa phương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
- Ở nông thôn đồng bằng có thôn hoặc xóm; ở nông thôn miền núi có thể có thôn, xóm, bản (sau đây gọi chung là thôn). Đã có xóm đảm bảo quy mô theo quy định thì không có tổ chức thôn trên xóm, hoặc đã có tổ chức thôn thì không có tổ chức xóm dưới thôn.
- Ở phường, thị trấn có tổ dân phố; không còn tổ chức trung gian nào khác trên tổ dân phố.
- Thôn và tổ dân phố là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao; thôn và tổ dân phố không phải là một cấp hành chính.
Điều 2: Quy mô của thôn, tổ dân phố.
1. Quy mô tối thiểu của thôn phải có từ 150 hộ dân trở lên; ở vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn tối thiểu cũng phải có từ 50 hộ dân trở lên.
2. Quy mô tối thiểu của tổ dân phố phải có từ 70 hộ dân trở lên.
1: Ở thôn có Trưởng thôn, một phó thôn; Phó thôn được bố trí kiêm công an viên.
2. Ở Tổ dân phố có Tổ trưởng và một Tổ phó tổ dân phố; Tổ phó tổ dân phố được bố trí kiêm Tổ trưởng tổ an ninh.
3. Những thôn, tổ dân phố có từ 1.500 dân trở lên thì có thể bố trí thêm một Phó thôn, một Tổ phó tổ dân phố.
4. Phó thôn, Tổ phó tổ dân phố do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố (sau khi có sự thống nhất với Bí thư chi bộ, Ban công tác Mặt trận), đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét ra quyết định công nhận.
2. Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được khen thưởng, do Ban công tác Mặt trận đề nghị Chủ tịch UBND các cấp xã quyết định hoặc đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã quyết định hoặc đề nghị Chủ tịch UBND cấp xã trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng.
3. Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phố tổ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, không phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo mức độ sai phạm sẽ bị phê bình, khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm, bãi nhiễm, cho thôi giữ chức hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ban công tác Mặt trận sau khi tổ chức họp dân và thống nhất với Bí thư chi bộ, đề nghị Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định hình thức ký luật phê bình, cảnh cáo, tạm đình chỉ hoặc cho thôi giữ chức đối với Trưởng thôn, Phó thôn, Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ.
2. Việc chia tách, sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố mới đảm bảo quy mô tối thiểu như quy định tại Điều 3 của Quy định này. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định về chủ trương sau đó UBND cấp xã xây dựng phương án, hồ sơ, thủ tục trình các cấp có thẩm quyền và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chia tách, sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố mới.
Quy trình và hồ sơ chia tách, sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố mới thực hiện theo đúng Điều 8 của Quy chế về tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau đây gọi tắt là Quy chế của Bộ Nội vụ).
Hội nghị của thôn, tổ dân phố được tổ chức sáu tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc đại diện hộ, hay cử tri đại diện hộ.
Nghị quyết của hội nghị thôn, tổ dân phố có giá trị khi có ít nhất quá nửa số người dự họp tán thành và không trái với pháp luật.
2. Hàng năm, Ban công tác Mặt trận cùng với các thành viên của Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Nếu tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% số người tham gia bỏ phiếu thì đề nghị tổ chức hội nghị thôn, tổ dân phố xem xét miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo lên Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định.
Điều 9: Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng thôn:
Trưởng thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở thôn, trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của thôn như sau:
1. Triệu tập và chủ trì thôn:
Trưởng thôn có trách nhiệm triệu tập nhân dân, chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể ở thôn vận động nhân dân dự họp đông đủ hội nghị thôn để bàn và tổ chức thực hiện các quyết định của thôn về sản xuất, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo; tu sửa, xây dựng cơ sửa hạ tầng; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng đời sống văn hoá; bàn biện pháp thực hiện các nhiệm vụ do UBND xã giao và nghĩa vụ công dân; góp ý kiến vào báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm của Trưởng thôn, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, cử các ban, nhóm tự quản, Uỷ viên ban thanh tra nhân dân.
2. Tổ chức thực hiện các quyết định đã được nhân dân bàn bạc và thống nhất tại hội nghị thôn.
3. Tổ chức nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở xã: Thông báo kịp thời để nhân dân biết những việc theo quy định trong Quy chế dân chủ ở xã: sáu tháng một lần hoặc trường hợp cần thiết có trách nhiệm công khai những khoản đóng góp của nhân dân. Tổ chức cho nhân dân bàn bạc thật sự dân chủ khi quyết định sửa chữa lớn và xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn và tổ chức cho nhân dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện những việc đã được nhân dân quyết định tại hội nghị thôn.
4. Tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước: Tổ chức nhân dân xây dựng hương ước, quy ước và duy trì thường xuyên vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, vận động nhân dân thực hiện tốt việc bài trừ mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường. Hàng năm sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, đưa ra hội nghị thôn lấy ý kiến thống nhất bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước cho phù hợp, Chính quyền xã thống nhất với UBMTTQ cùng cấp, Chủ tịch UBND xã có công văn đề nghị Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Quy trình, thủ tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung hương ước thực hiện đúng quy định tại Điều 18 theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xa ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ.
5. Bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn trong thôn: Phối hợp với Ban Công tác Mặt trận để quản lý chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động, đôn đốc các tổ hoà giải, tổ an ninh, tổ bảo vệ sản xuất, tổ kiến thiết... giải quyết các vụ việc ở thôn, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn trong thôn, đồng thời vận động nhân dân trong thôn nâng cao ý thức bảo vệ an ninh, trật tự ở thôn. Được huy động tổ an ninh, tổ bảo vệ trong thôn để ngăn chặn hoặc bắt giữ người đang có hành vi phạm pháp quả tang và tội phạm đang bị truy nã, báo cáo ngay UBND xã giải quyết; đôn đốc tổ hoà giải, người dân trong thôn thi hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân. Được lập biên bản các trường hợp vi phạm pháp luật trên địa bàn và báo cáo UBND xã xem xét, xử lý theo thẩm quyền.
6. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ do UBND xã giao: Tổ chức vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, Nghị quyết của HĐND, các Quyết định, Chỉ thị của UBND. Giúp UBND xã quản lý hộ khẩu trong thôn, phát hiện và báo cáo kịp thời với UBND xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của công dân; phối hợp với các lực lượng và nhân dân bảo vệ hiện trường để giúp cơ quan chuyên môn xem xét, giải quyết. Được quyền xác nhận vào biên bản, đơn đề nghị hợp pháp của các tổ chức tập thể và cá nhân trong thôn làm cơ sở để cấp trên xem xét, giải quyết; phải ghi rõ nội dung xác nhận và ý kiến của mình. Tổ chức vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND xã giao.
7. Tập hợp, phản ảnh, đề nghị chính quyền xã xem xét, giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân; Trưởng thôn phối hợp với Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thu thập ý kiến của nhân dân về các vấn đề co nhân dân tự quyết định; tổng hợp báo cáo UBND xã bằng văn bản một cách kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.
8. Trên cơ sở nghị quyết của hội nghị thôn, ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn; cử người trong thôn giám sát việc tổ chức thực hiện. Phối hợp với các tổ chức kinh tế, Ban công tác mặt trận, các Chi hội đoàn thể ở thôn, hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
9. Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; được tham dự các cuộc họp do UBND xã mời, khi bàn về các vấn đề liên quan. Hàng tháng báo cáo kết quả công tác với UBND xã. Định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo công tác tự phê bình, kiểm điểm trước hội nghị thôn. Khi nghỉ hoặc chuyển công tác phải bàn giao đầy đủ thiết bị, tài sản, sổ sách, tài liệu, số liệu và tình hình của thôn cho Trưởng thôn mới có sự chứng kiến của đại diện UBND xã.
Ngoài những nhiệm vụ trên Trưởng thôn có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ khác mà pháp lụât Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
1: Giúp UBND phường, thị trấn quản lý thực hiện quy hoạhc đô thị; báo cáo kịp thời với UBND phường, thị trấn những vi phạm trong quy định về xây dựng, quản lý đô thị; phối hợp bảo vệ các công trình công cộng của đô thị trên địa bàn tổ dân phố (như trụ sở các cơ quan Nhà nước, các công trình kinh tế, văn hoá thể dục thể thao, đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, công viên, cây xanh...)
2. Phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở tổ dân phố hướng dẫn, huy động tổ hoà giải, tổ an ninh... giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, vận động nhân dân đấu tranh, phòng chống, ngăn chặn các tệ nạn xã hội trên địa bàn tổ dân phố (như ma tuý, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc, mê tín dị đoan...)
3. Vận động nhân dân xây dựng và thực hiện tốt quy ước của tổ dân phố; giữ vệ sinh môi trường, lòng đường, vỉa hè, cống rãnh trước hoặc sau nhà và môi trường ở tổ dân phố.
4. Tổ chức cho nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan đóng trên địa bàn, trong việc chấp hành luật pháp và các quy định về trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường.
Điều 11: Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Phó thôn, Tổ phó tổ dân phố:
1. Giúp việc cho Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố vận động nhân dân tham dự hội nghị của thôn và triển khai thực hiện quyết định của thôn.
2. Trực tiếp đảm nhiệm một số nhiệm vụ như công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn hoá xã hội, hoặc công tác chỉ đạo sản xuất theo sự phân công của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Thay mặt Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố điều hành các hoạt động của thôn, tổ dân phố khi Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đi vắng, ốm đau hoặc được Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố uỷ nhiệm.