Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Quyết định 1106/2003/QĐ-UB-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 1106/2003/QĐ-UB-BTC
Ngày ban hành 03/06/2003
Ngày có hiệu lực 03/06/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Trần Đình Đàn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1106/2003/QĐ-UB-BTC

Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 6 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

V/V BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN VÀ TỔ DÂN PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (Sửa đổi) ngày21/6/1994

Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ/CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ kèm theo qui chế thực hiện dân chủ ở xã.

Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố.

Xét đề nghị của ông Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản qui chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 1446/1998/QĐ-UB ngày 20/10/1998 của UBND tỉnh.

Điều 3. Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban TCCQ tỉnh, Giám đốc các sở, Ban, Ngành, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH




Trần Đình Đàn

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1106/2003/QĐ-UB-BTC ngày 03 tháng 6 năm 2003)

Chưong I

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thôn, xóm, làng, bản (trong qui chếnày được gọi là thôn); Tổ dân phố, khu phố, khối phố (trong qui chế này được gọi chung là tổ dân phố) không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư; Thôn, tổ dân phố là: nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cấp trên giao. Dưới xã là thôn; Dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.

Điều 2. Thôn và tổ dân phố chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của chính quyền xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố do Hội nghị cử tri trực tiếp bầu, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra Quyết định công nhận. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là người đại diện cho nhân dân và đại diện cho chính quyền xã, phường, thị trấn để thực hiện một số nhiệm vụ hành chính tại thôn và tổ dân phố. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của chi bộ thôn, chi bộ tổ dân phố, chịu sự quản lý, điều hành, chỉ đạo của UBND cấp xã; phối hợp chặt chẽ với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các hội ở thôn, tổ dân phố trong quá trinh triển khai công tác.

Điều 4. Mỗi thôn, có 1 phó thôn, mỗi tổ dân phố có 1 tổ phó tổ dân phố giúp việc cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. Thôn và tổ dân phố có từ 1500 nhân khẩu trở lên có thể bố trí thêm 1 phó thôn và 1 tổ phó tổ dân phố. Phó thôn, Tổ phó tổ dân phố do Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đề nghị (Sau khi xin ý kiến cấp uỷ thống nhất với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc), Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận.

Điều 5. Nhiệm kỳ trưởng thôn, phó thôn, tổ trưởng, phó tổ trưởng tổ dân phố tối đa không quá hai năm rưỡi. Trong trường hợp thành lập thôn tổ dân phố mới hoặc khuyết trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ định trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố lâm thời sau khi có ý kiến cấp uỷ và đề nghị của Trưởng ban mặt trận để hoạt động cho đến khi thôn, tổ dân phố bầu được trưởng thôn tổ trưởng tổ dân phố.

Chương II

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ.

Điều 6. Về việc thành lập chia tách, sát nhập thôn, tổ dân phố mới. (bao gồm cả thành lộp, chia tách, sát nhập):

I/ Giữ nguyên các thôn, tổ dân phố hiện có. Chỉ thành lập thôn, tổ dân phô' mới khi tổ chức định canh định cư, di dân giải phóng mặt háng và thực hiện qui hoạch giãn dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2/ Quy inô thôn, tổ dân phố: Các xã vùng đồng bằng và ven biển có từ 150 hộ trở lên, vùng trung du, vùng núi thấp có từ 100 hộ trở lên; miền núi, vùng sâu vùng xa phải có từ 50 hộ trở lên, riêng tổ dân phố phải có từ 70 hộ trở lên.

[...]