Quyết định 2000/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020

Số hiệu 2000/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/07/2016
Ngày có hiệu lực 25/07/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2000/QĐ-UBND

An Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2015 – 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 135/TTr-SKHĐT ngày 11 tháng 7 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Điều 2. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Chương trình này và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định; từng Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên lĩnh vực, địa bàn quản lý; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện cụ thể; đồng thời có phân công, phân nhiệm triển khai từng phần việc.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chương trình hành động được phân công cho các Sở, Ban, ngành, địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng năm 2020; Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phân công nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Sở, Ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh;
- Bảo hiểm XH tỉnh, Ban Hỗ trợ Doanh nghiệp;
- Báo AG, Đài PTTH AG;
- Thông tấn xã Việt Nam tại AG;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2000/QĐ-UBND, ngày 15/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Giới thiệu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là công cụ để đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế cấp tỉnh trên các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID tài trợ).

Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 và được công bố chính thức vào năm 2006 cho 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 10 chỉ số thành phần, đến năm 2009 thì chỉ còn 9 chỉ số thành phần (giảm chỉ số ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước - môi trường cạnh tranh) và năm 2013 được đánh giá trên 10 chỉ số thành phần bao gồm:

(1) Chỉ số chi phí gia nhập thị trường (trọng số 5%, có 13 chỉ tiêu)

Là chỉ số đánh giá về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập và việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư, bao gồm: Thời gian đăng ký doanh nghiệp, thời gian được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại giấy tờ, thủ tục để đăng ký doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn của cán bộ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả…

(2) Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất (trọng số 5%, có 08 chỉ tiêu)

Là chỉ số đo lường về các khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt như: Việc tiếp cận đất đai có thuận lợi không, giá thuê đất có hợp lý không, doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có mặt bằng sản xuất kinh doanh…

(3) Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin (trọng số 20%, có 10 chỉ tiêu)

Là chỉ số đo lường khả năng tiếp cận các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch, các văn bản pháp lý, các tài liệu về ngân sách của tỉnh cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có được dễ dàng, công bằng hoặc các chính sách, văn bản mới khi ban hành phải đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp và có sự đồng thuận cao của doanh nghiệp.

[...]