ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 329/KH-UBND
|
An Giang, ngày
28 tháng 6 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN VIỆC GIÁM SÁT VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH, HỒ SƠ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP DOANH NGHIỆP, NHÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 11 tháng 7 năm
2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chương trình hành động
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020,
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 –
2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
việc giám sát và công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan
trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Xây dựng và từng bước cải thiện rõ rệt về môi
trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, thân thiện, minh bạch, hấp dẫn; đưa tỉnh
An Giang vào trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt và môi trường đầu
tư, sản xuất kinh doanh cạnh tranh.
Cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh
thông qua việc duy trì những chỉ số thành phần có vị trí cao, tăng bậc và cải
thiện các chỉ số thành phần có vị trí xếp hạng thấp, giảm điểm trong bảng xếp hạng
PCI.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh
lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ, phấn đấu là một trong những
địa phương nằm trong tốp đầu cả nước về hiệu quả điều hành phát triển kinh tế.
II. MỤC
TIÊU
Tập trung cải thiện, nâng
cao chất l ượng điều hành của bộ máy chính quyền, lấy cải cách hành chính là
khâu đột phá, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính.
Cải thiện điểm số và vị trí
xếp hạng về năng lực cạnh tranh tỉnh An Giang, góp phần xây dựng môi trường đầu
tư và kinh doanh thông thoáng, thân thiện, minh bạch, hấp dẫn; tạo thuận lợi
hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh.
Phấn đấu tỷ lệ giải quyết thủ
tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư đạt 95%, đến
cuối năm 2016 đạt trên 98%.
III. NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
Kế hoạch thực hiện việc giám
sát và công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp
doanh nghiệp, nhà đầu tư (trong Bộ Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của đơn vị đã được phê duyệt) tập trung thực hiện những nội dung
sau:
1.1. Thủ trưởng các
đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc bộ phận một cửa, các phòng, ban,
đơn vị trực thuộc giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực
tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư đảm bảo trong thời gian quy định.
1.2. Thường xuyên rà
soát và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ
các điều kiện kinh doanh không phù hợp, làm cản trở hoạt động sản xuất – kinh
doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
1.3. Tiếp tục đẩy mạnh
công tác cải cách hành chính, thực hiện đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tập trung
vào khâu hậu kiểm; tổ chức quán triệt tới từng cán bộ công chức về cải cách
hành chính, chống quan liêu, chống tham nhũng, sách nhiễu, chuyển mạnh mẽ theo
tinh t hần phục vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư.
1.4. Thực hiện nghiêm
việc công bố, công khai, cập nhật, niêm yết bộ thủ tục hành chính theo quy định;
Thường xuyên phối hợp Sở Tư pháp rà soát đánh giá, nghiên cứu rút ngắn quy
trình xử lý hồ sơ tại đơn vị để giảm thời gian giải quyết, tăng mức độ hài lòng
của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
1.5. Công khai quy
trình, các cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường thanh tra công vụ,
kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà doanh
nghiệp, nhà đầu tư.
2. Giải pháp
2.1. Lộ trình và đơn vị
thực hiện
a) Giai đoạn 1: từ 01/7/2016
– 31/12/2016
Trong giai đoạn này, sẽ thực
hiện tại 08 đơn vị, gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Cục Thuế và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Giai đoạn 2: bắt đầu từ
năm 2017 trở đi, thực hiện tất cả các sở, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh.
2.2. Nội dung thực hiện
a) Báo cáo kết quả giải quyết
thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư:
Định kỳ ngày 05 hàng tháng,
Thủ trưởng các đơn vị thống kê, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết thủ tục
hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tháng:
- Nội dung báo cáo cụ thể về
tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng hạn và trễ hạn.
- Liệt kê danh sách chi tiết
những hồ sơ xử lý trễ hạn (tên hồ sơ, doanh nghiệp, lĩnh vực xử lý, bộ phận/cá
nhân xử lý, lý do trễ hạn...).
- Thủ trưởng của 08 đơn vị gửi
báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp
doanh nghiệp, nhà đầu tư (theo mẫu) về Sở Thông tin và Truyền thông, Báo
An Giang để công bố công khai Cổng thông tin điện tử tỉnh và Báo An Giang; đồng
gửi Sở Nội vụ để thực hiện công tác lưu trữ và kiểm tra, giám sát (bảng tổng
hợp báo cáo có thể gửi qua hệ thống thư điện tử của tỉnh).
b) Việc công bố và công tác
kiểm tra kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh
nghiệp, nhà đầu tư:
- Sở Thông tin và Truyền
thông, Báo An Giang có trách nhiệm công bố công khai báo cáo kết quả giải quyết
thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư (đăng
tải mẫu số 1 và 2).
- Sở Nội vụ tiến hành tổ chức
kiểm tra báo cáo của các đơn vị theo định kỳ hoặc đột xuất để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh về độ chính xác về tỷ lệ xử lý hồ sơ khi được công bố.
c) Xử lý những vấn đề liên
quan đến hồ sơ trễ hạn:
- Trường hợp tỷ lệ hồ sơ trễ
hạn trên 5% trên tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trong tháng: Thủ trưởng đơn vị có
trách nhiệm kiểm tra, tiến hành tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm những bộ
phận, cá nhân có liên quan đến những hồ sơ trễ hạn.
- Trường hợp tỷ lệ hồ sơ trễ
hạn trên 5% trong 3 tháng (3 lần) của năm: Sở Nội vụ có trách nhiệm tham
m ưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm Thủ
trưởng đơn vị và những bộ phận, cá nhân có liên quan đến những hồ sơ trễ hạn.
d) Một số nội dung cần lưu
ý:
- Đối với những hồ sơ có quy
trình xử lý tham gia của nhiều cơ quan, nếu hồ sơ trễ hạn trong khâu xử lý nào
thì trách nhiệm thuộc về cơ quan phụ trách của khâu đó.
- Đối với những hồ sơ liên thông,
cơ quan chủ trì xử lý hồ sơ phải lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan thì đơn
vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời đúng thời gian quy định, trong trường
hợp không trả lời xem như đồng ý và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh
thuộc phạm vi quản lý của ngành.
- Đối với những hồ sơ vướng
mắc về pháp lý và những vấn đề khác, cơ quan chủ trì xử lý hồ sơ phải báo cáo
xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản hoặc đề xuất tổ chức họp, thời hạn
xử lý hồ sơ tính theo nội dung chỉ đạo trong văn bản trả lời hoặc thông báo kết
luận của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đối với những hồ sơ cần
xin ý kiến của Bộ, ngành TW, sẽ xử lý riêng theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Căn cứ nội dung Kế
hoạch này, 08 đơn vị (gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Cục Thuế và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) tổ chức thực
hiện tại đơn vị.
2. Các đơn vị: Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và Báo An Giang thường xuyên báo cáo và
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề theo nhiệm vụ được phân công của
từng đơn vị.
3. Trong quá trình tổ
chức thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung, Thủ trưởng các
đơn vị gửi văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh) xem xét sửa đổi cho phù hợp.
4. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh tiến
hành xây dựng ch ương trình giám sát và công bố kết quả giải quyết thủ tục hành
chính, hồ sơ liên quan trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư phù hợp đặc điểm,
tình hình thực tế của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện.
Thời gian triển khai chậm nhất
trong tháng 8/2016. Khi tổ chức triển khai, các địa phương mời các sở, ngành có
liên quan tham dự.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện
việc giám sát và công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ liên quan
trực tiếp doanh nghiệp, nhà đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- UB Mặt trận tổ quốc tỉnh;
- CT và các Phó CT.UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Hiệp hội DN tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PTTH AG, Báo AG;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Vp.UBND tỉnh: Lãnh đạo và các phòng;
- TT.Công báo-Tin học;
- Lưu: HCTC.
|
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
|
TÊN ĐƠN VỊ.............................................
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, XỬ
LÝ HỒ SƠ CỦA DOANH NGHIỆP, NHÀ ĐẦU TƯ (Tháng.........../...........)
Mẫu 01 (Tiếp nhận và kết quả
xử lý hồ sơ)
Stt
|
Nội dung
|
Số lượng
|
Tỷ lệ xử lý hồ sơ (%)
|
Ghi chú
|
1
|
Tổng số hồ sơ nhận trong
tháng
|
|
|
|
2
|
Tổng số hồ sơ trả đúng hạn
trong tháng
|
|
|
|
3
|
Tổng số hồ sơ trả trễ hạn
trong tháng
|
|
|
|
Ghi chú: tỷ lệ hồ sơ trả đúng
hạn (hoặc trễ hạn) = tổng số hồ sơ trả đúng hạn (hoặc trễ hạn)/tổng số hồ sơ đã
nhận
Mẫu 02 (Thống kê những hồ sơ
xử lý trễ hạn)
Stt
|
Tên hồ sơ/ Doanh nghiệp
|
Thủ tục/Lĩnh vực giải quyết
|
Quy định thời gian xử lý hồ sơ
|
Kết quả giải quyết
|
Ghi chú
|
Ngày nhận hồ sơ
|
Ngày trả kết quả
|
Ngày trả hồ sơ
|
Số ngày trễ so quy định
|
Bộ phận xử lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: các
đơn vị có thể gửi kèm báo cáo giải trình lý do trễ hạn.