Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1854/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Số hiệu 1854/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/11/2014
Ngày có hiệu lực 12/11/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Đặng Minh Ngọc
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1854/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 12 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Thông báo số 1217-TB/TU ngày 02/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 449/CV-NN ngày 24/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện Đề án đúng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Ngọc

 

ĐỀ ÁN

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2014)

1. Tên Đề án: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Quan điểm, mục tiêu tái cơ cấu

2.1. Quan điểm:

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải đảm bảo phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng và quy hoạch phát triển các ngành liên quan, đồng thời phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh.

- Tái cơ cấu nông nghiệp cần tuân thủ cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện từng địa phương, từng lĩnh vực; gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị lợi nhuận; gắn với bảo vệ môi trường, tài nguyên đất và nước, đa dạng sinh học,...

- Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động; hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng, nông dân và doanh nghiệp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu:

- Về kinh tế: Tập trung khai thác và phát huy tốt lợi thế của tỉnh; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp, thủy sản giai đoạn 2011- 2015 bình quân là 4%/năm và đạt từ 2,5% - 3% giai đoạn 2016 - 2020.

- Về xã hội: Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đến năm 2015, có 25% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới (đến năm 2020 có 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008); tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) đến năm 2020 còn dưới 3%.

- Về môi trường: Quản lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khai thác hiệu quả các lợi ích môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến và làng nghề; bảo tồn đa dạng sinh học. Đến năm 2015, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh phấn đấu đạt 95%, đến năm 2020 đạt 100%.

2.3. Định hướng phát triển

[...]