Quyết định 1008/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/06/2015
Ngày có hiệu lực 16/06/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phạm Đình Cự
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1008/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 16 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội Phú Yên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Chương trình hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND Tỉnh về phê duyệt Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 91/TTr-SNN, ngày 07 tháng 5 năm 2015) về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT. Tỉnh ủy (báo cáo);
- TT. HĐND (báo cáo);
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- Các Phó CVP UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, Hg, Ha.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

ĐỀ ÁN

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1008 /QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND Tỉnh)

I. QUAN ĐIỂM TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Phú Yên là một hợp phần của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững chung của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững vừa là một quá trình, vừa là mục tiêu của ngành Nông nghiệp và PTNT.

2. Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường vừa phải bảo đảm nâng cao thu nhập, phúc lợi cho đời sống của nông, ngư dân và người tiêu dùng, chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận; đồng thời chú trọng đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sản xuất và sinh thái;

3. Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, trang trại; tập trung công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học, công nghệ phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ nông, lâm, thuỷ sản, cung cấp thông tin, dịch vụ trên địa bàn;

4. Tăng cường sự tham gia của UBND cấp huyện, các Sở, Ban, ngành, các hội, đoàn thể và các thành phần kinh tế, xã hội trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nông dân và doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn;

5. Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU.

1. Mục tiêu tổng quát của Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:

a) Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm, thuỷ sản với các hình thức tổ chức theo chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật thích hợp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới.

b) Tiếp tục duy trì tăng trưởng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm hàng hoá chủ lực quy mô lớn về cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản gắn với phát triển thị trường và quy hoạch đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu.

c) Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho dân cư nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài, góp phần xóa đói giảm nghèo.

[...]