Quyết định 2670/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 2670/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/10/2013
Ngày có hiệu lực 30/10/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2670/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 30 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 899/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Thực hiện Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2089/SNN-KHTC ngày 17 tháng 9 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 899/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGÀY 10 THÁNG 6 NĂM 2013 VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Triển khai có hiệu quả các nội dung Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 (gọi tắt là Đề án 899) trong điều kiện cụ thể của địa phương nhằm sớm khắc phục các hạn chế nội tại, phát huy tốt các lợi thế, xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp toàn diện hướng vào mục tiêu chất lượng, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao, chủ động thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu gắn với gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nông dân; quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh thời kỳ (2013 - 2020).

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản đạt bình quân giai đoạn (2011 - 2020) đạt 5,0 - 5,5%/năm (bình quân 2011 - 2013 đạt 5,43%/năm) gắn với chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của thủy sản, lâm nghiệp và kinh tế dịch vụ nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp chiếm 55%, thủy sản chiếm 35%, lâm nghiệp chiếm 10% trong cơ cấu giá trị gia tăng của toàn ngành nông nghiệp;

- Sản lượng lương thực đạt 750.000 tấn (trong đó lúa đạt 550.000 tấn) đảm bảo vững chắc an ninh lương thực; quản lý tốt quỹ đất trồng lúa nước theo quy hoạch đi đôi với sử dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; hình thành các vùng chuyên canh các loại cây trồng lợi thế (thanh long: 23.000 ha, cao su: 50.000 ha gồm cả trên đất lâm nghiệp) và rau, củ, quả thực phẩm theo hướng VietGAP; nâng giá trị canh tác trên đất nông nghiệp đạt 55 - 60 triệu đồng/ha;

- Đẩy nhanh phát triển chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%/năm, giá trị gia tăng chăn nuôi chiếm 21% trong cơ cấu giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp (năm 2012 đạt 12,6 %). Nâng quy mô đi đôi với nâng chất lượng đàn nuôi, đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học, an toàn thực phẩm ngày càng cao gắn với giết mổ, chế biến tập trung. Tổng đàn 350.000 con lợn, 200.000 con trâu, bò, 40.000 dê, cừu, 5 triệu con gia cầm (kết quả đàn nuôi thực hiện 2012 lần lượt là: 229.000, 175.000, 33.500, 3,041 triệu); trong đó, chăn nuôi tập trung chiếm 60%;

- Phát triển thủy sản ổn định hướng vào chất lượng, bền vững, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân từ 6 - 7%/năm; thực hiện cơ cấu lại đội tàu khai thác, giảm số lượng tàu cá công suất dưới 45 CV còn 25% và tăng tàu cá công suất trên 90 CV lên 50% vào năm 2020; sản lượng khai thác đạt 190.000 tấn (hải sản xa bờ chiếm 60%); sản lượng cá và đặc sản nuôi đạt 20.000 tấn; sản xuất giống tôm (sú, chân trắng) đạt 15 tỷ Post và trở thành trung tâm sản xuất cung ứng tôm giống của vùng và cả nước; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 180 triệu USD;

- Quản lý, bảo vệ tốt 333.500 ha rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch; thực hiện trồng 44.000 ha rừng tập trung, trong đó rừng sản xuất 38.500 ha; năng suất rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần và có khoảng 20% diện tích được sử dụng giống cây lâm nghiệp gỗ lớn có tốc độ tăng trưởng cao vào năm 2020; gỗ rừng trồng khai thác hằng năm đưa vào chế biến đạt 100.000m3; nâng độ che phủ rừng (gồm cả cây công nghiệp, ăn quả dài ngày) đạt 53 - 54% vào năm 2020 (năm 2012 là 48,7%); tạo nguồn thu từ giá trị môi trường rừng đạt 20 triệu USD;

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt 50%, gắn với việc phát triển các ngành nghề thủ công, làng nghề truyền thống, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, dịch vụ ở nông thôn để đa dạng hóa thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 35 - 40%;

- Có 100% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 65% sử dụng nước đạt Quy chuẩn QCVN:02/2009/BYT; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã, chợ và các công trình công cộng khác ở nông thôn đủ nước sạch;

- Phấn đấu 100% chất thải công nghiệp, chất thải y tế được xử lý theo tiêu chuẩn Việt Nam; 95% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh; 100% chất thải sinh hoạt được thu gom, xử lý;

- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: đến 2015 có 22% và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ