Quyết định 1832/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án phát triển xuất khẩu mặt hàng chủ lực tỉnh Lâm Đồng đối với từng khu vực thị trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu | 1832/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 17/08/2017 |
Ngày có hiệu lực | 17/08/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Nguyễn Văn Yên |
Lĩnh vực | Thương mại,Xuất nhập khẩu |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1832/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 17 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng 2030;
Căn cứ Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 6914/KH-UBND ngày 08/11/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP, Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ gắn với việc thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 145/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tỉnh Lâm Đồng đối với từng khu vực thị trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI TỪNG
KHU VỰC THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
Giai đoạn 2011 -2015, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có bước tăng trưởng đáng kể, tăng từ 253,9 triệu USD năm 2011 lên 480 triệu USD năm 2015; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2011-2015) đạt 1.748,5 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt 16%/ năm.
Sản phẩm xuất khẩu chính của giai đoạn 2011 -2015 tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông sản.
Nhóm hàng |
Tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng trong tổng giá trị xuất khẩu của địa phương |
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản |
- |
- |
- |
31 % |
34% |
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp |
16% |
11% |
13% |
08% |
09% |
Hàng nông sản |
84% |
89% |
87% |
61% |
57% |
Hàng lâm sản |
- |
- |
- |
- |
- |
Hàng thủy sản |
0.1% |
0.2% |
0.2% |
0% |
0% |
Từ năm 2014 chủng loại mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi, được bổ sung sản phẩm alumin, sản phẩm này đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu nhóm các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh thể hiện qua sự tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản và giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông sản trong tổng giá trị xuất khẩu chung của tỉnh.
Từ 2011 đến 2015, nhóm hàng nông sản có mức độ tăng trưởng bình quân cao nhất 5%/năm; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhẹ, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,6%/năm; nhóm hàng thủy sản biểu thị mức độ giảm liên tục trong suốt chu kỳ.
Trong các mặt hàng chính thuộc nhóm hàng nông sản cà phê, chè, rau, hoa, và hạt điều thì mặt hàng hoa, hạt điều, và chè biểu thị sự tăng trưởng dương cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. Ngược lại, cà phê biểu thị mức tăng trưởng âm. Mặt hàng hoa tuy giảm số lượng xuất khẩu nhưng tăng về giá trị.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1832/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 17 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng 2030;
Căn cứ Quyết định số 1467/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 6914/KH-UBND ngày 08/11/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP, Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ gắn với việc thực hiện Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 145/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực tỉnh Lâm Đồng đối với từng khu vực thị trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI TỪNG
KHU VỰC THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
Giai đoạn 2011 -2015, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có bước tăng trưởng đáng kể, tăng từ 253,9 triệu USD năm 2011 lên 480 triệu USD năm 2015; tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm (2011-2015) đạt 1.748,5 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt 16%/ năm.
Sản phẩm xuất khẩu chính của giai đoạn 2011 -2015 tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông sản.
Nhóm hàng |
Tỷ trọng xuất khẩu của các nhóm hàng trong tổng giá trị xuất khẩu của địa phương |
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản |
- |
- |
- |
31 % |
34% |
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp |
16% |
11% |
13% |
08% |
09% |
Hàng nông sản |
84% |
89% |
87% |
61% |
57% |
Hàng lâm sản |
- |
- |
- |
- |
- |
Hàng thủy sản |
0.1% |
0.2% |
0.2% |
0% |
0% |
Từ năm 2014 chủng loại mặt hàng xuất khẩu có sự thay đổi, được bổ sung sản phẩm alumin, sản phẩm này đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu nhóm các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh thể hiện qua sự tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản và giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông sản trong tổng giá trị xuất khẩu chung của tỉnh.
Từ 2011 đến 2015, nhóm hàng nông sản có mức độ tăng trưởng bình quân cao nhất 5%/năm; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng nhẹ, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,6%/năm; nhóm hàng thủy sản biểu thị mức độ giảm liên tục trong suốt chu kỳ.
Trong các mặt hàng chính thuộc nhóm hàng nông sản cà phê, chè, rau, hoa, và hạt điều thì mặt hàng hoa, hạt điều, và chè biểu thị sự tăng trưởng dương cả về số lượng và giá trị xuất khẩu. Ngược lại, cà phê biểu thị mức tăng trưởng âm. Mặt hàng hoa tuy giảm số lượng xuất khẩu nhưng tăng về giá trị.
Mặt hàng |
Tốc độ tăng trưởng bình quân của một số sản phẩm thuộc nhóm hàng nông sản giai đoạn 2011 -2015 |
|
Sản lượng xuất khẩu |
Giá trị xuất khấu |
|
Cà phê |
-4% |
-1% |
Chè các loại |
3% |
3% |
Hạt điều |
1% |
5% |
Hoa tươi các loại |
14% |
13% |
Rau quả các loại |
-17% |
4% |
Nguyên nhân chính là giá xuất khẩu của cả mặt hàng hoa và chè tăng, trong khi giá cà phê càng về cuối giai đoạn càng giảm. Riêng mặt hàng hoa, mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm sâu vào năm 2014 và 2015 nhưng giá xuất khẩu lại tăng. Mặt hàng hạt điều có sản lượng và giá trị xuất khẩu khá ổn định trong giai đoạn vừa qua.
Tuy vậy, cà phê vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Năm 2011 là mặt hàng đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh (chiếm 56%), năm 2015 cà phê đứng vị trí thứ 2 (chỉ sau alumin).
Trong các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, mặt hàng áo len tăng trưởng cao nhất về số lượng xuất, tiếp theo là mặt hàng lụa tơ tằm. Mặt hàng tơ xe giảm nhẹ, mặt hàng sản phẩm may giảm sâu cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu.
Mặt hàng |
Tốc độ tăng trưởng bình quân của một số sản phẩm nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011 -2015 |
|
Sản lượng xuất khẩu |
Giá trị xuất khẩu |
|
Tơ xe |
-4% |
-4% |
Lụa tơ tằm |
14% |
10% |
Áo len |
21% |
11% |
Sản phẩm may |
-46% |
-29% |
Van, chi tiết van dầu khí |
1% |
-3% |
Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản sau một thời gian dài, từ năm 2000 đến 2013, không có sản phẩm xuất khẩu chủ lực thì từ năm 2014 đã có sản phẩm xuất khẩu chính yếu là alumin. Mặc dù chỉ mới bắt đầu được xuất khẩu từ 2014 nhưng vào năm 2015 sản lượng xuất khẩu đã đạt trên 70% công suất thiết kế của giai đoạn 1. Alumin hiện đang là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, năm 2015 chiếm 35% tổng kim ngạch của tỉnh.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng xuất khẩu Lâm Đồng là Đông Á trên 50%, tiếp theo là Châu Âu, xấp xỉ 30%.
Cà phê là mặt hàng được xuất khẩu đến hầu hết tất cả các khu vực nhưng tập trung chính ở 03 thị trường: Châu Âu khoảng 60%, Nam Á khoảng 12% và Đông Á 11%.
Tương tự cà phê, mặt hàng hoa được xuất đi khá nhiều khu vực (trừ thị trường Châu Phi) và tập trung vào 02 thị trường chính là Đông Á 75% và Châu Âu 13%.
Mặt hàng chè được xuất sang thị trường khu vực Trung Đông gần 80% và khu vực Đông Á khoảng 15%, còn lại là Đông Nam Á và Châu Mỹ.
Mặt hàng rau cũng có thị trường hạn chế, gần 80% xuất sang Đông Á, lượng còn lại xuất sang Châu Âu khoảng 10%, Đông Nam Á và Châu Úc.
Hạt điều được xuất chủ yếu đi Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Alumin hầu hết được xuất sang các nước ở Đông Á.
Mặt hàng tơ xe chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Đông Nam Á. Lụa tơ tằm được xuất chủ yếu sang khu vực Nam Á (Ấn Độ) và Đông Á (Nhật Bản).
4. Thành phần kinh tế tham gia vào xuất khẩu
Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng qua các năm. Năm 2011, có 90 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, đến năm 2015 tăng lên 110 doanh nghiệp trong đó có 65 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhất của tỉnh là chè và cà phê.
Phần lớn những công ty lớn đang xuất khẩu những mặt hàng chủ lực ở tỉnh Lâm Đồng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngược lại, những công ty xuất khẩu thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong nước đa số có năng lực tài chính và quy mô sản xuất nhỏ, lại thiếu thông tin về thị trường nên thường xuất khẩu hàng qua những công ty trung gian của nước ngoài và không kết nối trực tiếp được với những nhà phân phối ở thị trường nước xuất khẩu. Do đó không xây dựng được kênh phân phối cho sản phẩm của mình.
Trong xuất khẩu cà phê, có một số tập đoàn cà phê lớn như Nestle, Louis Dreyfus, Atlantic, Olam, Mercafe thực hiện thu mua thông qua hệ thống các đại lý trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, hầu hết các công ty này chỉ đặt chi nhánh ở Lâm Đồng (ngoại trừ Nestle không có chi nhánh ở Lâm Đồng), thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc nên kê khai và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đều chuyển về cho Văn phòng ở Đồng Nai hoặc Tp Hồ Chí Minh.
Trong sản xuất và chế biến trà, nhất là trà Oloong hiện nay do những doanh nghiệp Đài Loan chi phối.
Xuất khẩu hoa chủ yếu do Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm thực hiện.
Đặc biệt, không có công ty xuất khẩu rau - củ - quả nào thực sự lớn mạnh nên việc xuất khẩu rau - củ - quả vẫn chưa có nhiều khởi sắc trong giai đoạn vừa qua.
Ngoài thành phần kinh tế tư nhân, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 01 đơn vị tham gia xuất khẩu thuộc thành phần kinh tế nhà nước là Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (xuất khẩu alumin từ quặng Bôxít).
- Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của tỉnh tăng trong giai đoạn vừa qua, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước 18%.
- Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu có sự thay đổi song vẫn chủ yếu dựa vào nhóm hàng nông sản, chế biến thô có giá trị gia tăng thấp.
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có quy mô hàng hóa xuất khẩu nhỏ bé; chủng loại hàng hóa xuất khẩu đơn điệu.
- Các mặt hàng xuất khẩu đều chưa tạo được thương hiệu riêng, thường được xuất làm nguyên phụ liệu hoặc phối trộn nên giá xuất khẩu thường xuyên biến động, phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới.
- Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu chưa nhiều, năng lực cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập. Đặc biệt là các công ty xuất khẩu có vốn đầu tư trong nước hầu hết là công ty có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh kém.
CHIẾN LƯỢC XUẨT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỊNH HƯỚNG 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
I. Những xu hướng chính ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa
Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cục diện thế giới và khu vực trong những năm tới sẽ có nhiều biến chuyển nhanh và khó lường. Điều này sẽ mở ra những cơ hội phát triển nhanh nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ và thách thức lớn. Tuy có dự báo về triển vọng phục hồi nhưng kinh tế thế giới vẫn đang chứa đựng nhiều rủi ro, biến động khó lường. Một số thị trường đang ở điểm bão hòa (thị trường Châu Âu) ảnh hưởng đến tổng cầu của thế giới.
Xu hướng mở rộng hợp tác và tự do hóa thương mại cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong đó có thương mại điện tử sẽ thúc đẩy thương mại xuyên biên giới phát triển. Điều này vừa tạo ra nhiều cơ hội mở rộng giao thương và làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia có cơ cấu hàng hóa tương đồng. Đồng thời, xu hướng này cũng thúc đẩy việc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và phát triển, hoàn thiện và kết nối hạ tầng giao thông để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Khí hậu ngày càng biến đổi khó lường và ngày càng khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp thế giới. Điều này đặt ra vấn đề phát triển bền vững trong nông nghiệp. Người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở những nước phát triển sẽ ưu tiên những sản phẩm sản xuất theo những quy trình đặc biệt để tiết kiệm năng lượng, ít dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Xu hướng ưa chuộng tiêu dùng sản phẩm giàu protein từ thực vật, sử dụng sản phẩm thiên nhiên có lợi cho sức khỏe sẽ làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng.
Song song với tự do hóa thương mại thì các hàng rào kỹ thuật trong thương mại cũng vẫn luôn tồn tại, đây cũng là một thách thức cho các nước xuất khẩu, đặc biệt là nước nghèo và các nước đang phát triển.
Sản lượng nông sản ở các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng lên trong thập kỷ tới do ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Do đó, cạnh tranh trong xuất khẩu hàng nông sản sẽ ngày càng mạnh.
1. Quan điểm
Phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mới trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của Lâm Đồng tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo sức lan tỏa sang các ngành khác góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội.
Phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực phải tạo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đáp ứng các trách nhiệm xã hội của thị trường xuất khẩu.
Phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng và củng cố các đối tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
- Nhóm hàng nông sản: tập trung vào 05 mặt hàng chủ lực: cà phê, chè, rau, hoa, hạt điều.
- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản: tập trung vào Alumin.
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: mặt hàng chủ lực là tơ xe, lụa tơ tằm và sản phẩm dệt may.
3. Mục tiêu
Phấn đấu đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 750 - 800 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt từ 14% - 15% năm. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt khoảng 720 triệu USD chiếm 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cụ thể:
- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước đạt 175 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 3.5%.
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước đạt 95 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 21%.
- Nhóm hàng nông sản ước đạt 480 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 15%.
Đến năm 2030, phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3050 triệu USD trở lên, kim ngạch đạt từ 15% - 16%, trong đó:
- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước đạt 195 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 1%.
- Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước đạt 700 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 22%.
- Nhóm hàng nông sản ước đạt 2140 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 16%.
4. Định hướng phát triển
4.1. Định hướng phát triển sản phẩm
4.1.1. Nhóm hàng nông sản
Nhóm hàng nông sản luôn đứng đầu trong cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của tỉnh. Đây là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị cạnh tranh thấp, cần gia tăng tỷ trọng hàm lượng chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng cho nhóm mặt hàng xuất khẩu này. Trong đó, tập trung vào 04 sản phẩm chính sau:
a) Cà phê: Chiếm 70% diện tích trồng cây lâu năm của tỉnh, là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của tỉnh Lâm Đồng. Khoảng 20% sản lượng cà phê của tỉnh đang được các doanh nghiệp trong tỉnh xuất khẩu trực tiếp, lượng còn lại được các công ty lớn của nước ngoài như Nestle, Louis Dreyfus, hay Olam thu mua, một phần dùng để sản xuất cà phê hòa tan, còn lại cũng được xuất khẩu. Hiện cà phê là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong những hàng hóa xuất khẩu, chiếm trung bình hơn 55% kim ngạch nông sản xuất khẩu và trên 45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Trong giai đoạn tới dự kiến sản lượng cà phê sẽ tăng, tuy không tăng nhiều so với giai đoạn trước. Việc tăng sản lượng này chủ yếu dựa vào việc tăng năng suất cà phê thông qua chương trình tái canh cải tạo giống cà phê, thay thế diện tích cà phê già cỗi bằng cây cà phê giống mới có năng suất cao hơn. Đồng thời, nâng cao tỷ lệ chế biến sâu đối với mặt hàng này. Do đó, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong tương lai chủ yếu phải dựa vào tăng hàm lượng giá trị của sản phẩm xuất khẩu bằng cách xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt thông qua việc thâm nhập vào thị trường ngách là cà phê hữu cơ của thế giới.
b) Chè: Diện tích chè của Lâm Đồng có quy mô lớn nhất nước, chiếm 10% diện tích trồng cây lâu năm. Trong đó, có khoảng 86% là chè truyền thống, 14% là chè Olong. Chè Olong được bán với giá cao, có thương hiệu, là sản phẩm nổi tiếng của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay chè Olong đang đang bị chi phối bởi thị trường Đài Loan. Chè truyền thống đa số xuất được khẩu thô, không có thương hiệu, và giá thấp. Kim ngạch xuất khẩu chè chiếm khoảng 13% kim ngạch nhóm hàng nông sản và 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Trong thời gian tới, diện tích chè sẽ vẫn được duy trì nhưng sản lượng của chè đa phần tăng lên nhờ tăng năng suất. Để tăng giá trị chè xuất khẩu phải nâng cao chất lượng chè từ khâu trồng trọt đến khâu thu hoạch và chế biến; đảm bảo chất lượng chè đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu (chất lượng, màu sắc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,...) và phát triển các hình thức sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, hữu cơ, UTZ,... để thâm nhập vào thị trường ngách của thế giới, nâng cao giá trị xuất khẩu.
c) Rau: Chiếm trên 75% diện tích trồng cây hàng năm, diện tích trồng rau tăng đều qua từng năm. Mặc dù chỉ chiếm 07% kim ngạch nông sản xuất khẩu và 05% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng mặt hàng rau được dự đoán sẽ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, do nhu cầu tiêu dùng của thế giới tăng lên.
Mặt hàng rau trong thời gian qua phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ do chưa có thương hiệu riêng. Việc chứng nhận sử dụng thương hiệu Rau Đà Lạt cùng với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” sẽ là một cách để tạo ra điểm khác biệt trên thị trường. Để thúc đẩy xuất khẩu rau thì phải đảm bảo an toàn thực phẩm, chú trọng công nghệ sau thu hoạch; đồng thời, cần tập trung vào sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ, VietGAP, Global GAP, UTZ,... để đáp ứng các thị trường khó tính và nâng cao giá trị xuất khẩu.
d) Hoa chiếm một phần nhỏ trong diện tích trồng cây hàng năm, khoảng 10%, nhưng hoa lại có giá trị xuất khẩu khá cao với khoảng 12% kim ngạch nông sản và 08% tổng kim ngạch xuất của tỉnh.
Hoa cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng trong giai đoạn tới cả về diện tích canh tác và sản lượng xuất khẩu. Để thúc đẩy xuất khẩu hoa, cần chú trọng đến việc kiểm soát việc nhân giống hoa, sử dụng các loại giống mới và giống có bản quyền, chú trọng đến các khâu phân loại và bảo quản sau thu hoạch.
e) Hạt điều chiếm khoảng 7% diện tích trồng cây lâu năm nhưng sản lượng xuất khẩu chỉ khoảng 10% trong tổng sản lượng hạt điều của tỉnh và giá trị xuất khẩu còn ở mức thấp, chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và khoảng 6% kim ngạch nông sản. Do vậy, sản lượng xuất khẩu có thể tăng trong những năm tới; mặt hàng này cần chú trọng nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.1.2. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
Khác với nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản và nhóm nông sản, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chưa thực sự có mặt hàng chủ lực. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm này gồm: tơ xe, lụa tơ tằm, sản phẩm may, áo len các loại, sản phẩm gỗ. Những mặt hàng này thường xuất đi các nước Anh, Mỹ, Nhật, Ấn Độ, các nước Châu âu...
Tuy tại thời điểm hiện tại, giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng này còn khiêm tốn (kim ngạch của nhóm hàng này chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2015) nhưng đây là nhóm hàng có tiềm năng phát triển. Trong giai đoạn tới, dự đoán nhóm ngành này sẽ có cơ hội để mở rộng sản xuất, có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp cũng như liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong nước). Để phát triển hiệu quả, cần phát triển các ngành hỗ trợ, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
4.1.3. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Đây là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung. Dự án Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 650.000 tấn alumin/năm. Năm 2015, sản phẩm alumin xuất khẩu được 470.489 tấn, trị giá 143.599 triệu USD, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đây cũng là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất hiện nay của tỉnh. Hiện tại, sản phẩm Alumin đã được xuất sang các quốc gia Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc... Định hướng cho mặt hàng này là tận dụng cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu cho mặt hàng xuất khẩu nhóm này. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến những biện pháp bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội trong quá phát triển vì đây cũng là một yếu tố làm tăng cơ hội xuất khẩu tới những thị trường có yêu cầu cao (thị trường Châu Âu).
4.2. Định hướng thị trường
4.2.1. Định hướng chung
Củng cố vững chắc và từng bước mở rộng thị phần hàng hóa Lâm Đồng tại các thị trường truyền thống bao gồm Đông Á và Liên minh Châu Âu (EU). Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng xuất khẩu vào thị trường Đông Nam Á, Nam Á, Bắc Mỹ và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng tại khu vực Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh.
Giảm bớt sự phụ thuộc của xuất khẩu vào một số thị trường nhất định nhằm hạn chế rủi ro trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị khu vực và thế giới.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường mới tiềm năng; tham gia sâu, rộng vào hệ thống phân phối tại các thị trường khu vực, đặc biệt là thị trường khu vực Châu Mỹ và Châu Âu.
Khai thác và tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường theo lộ trình cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA); đẩy mạnh hoạt động đàm phán thương mại song phương và đa phương, tạo thuận lợi cho xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước phát triển đã ký FTA với Việt Nam để tiếp nhận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
4.2.2. Định hướng cụ thể
- Đông Nam Á: Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và các thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu là Lào, Campuchia, Mianma. Về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu nhóm hàng nông sản và khoáng sản, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của Lâm Đồng như rau quả, cà phê, hoa.
- Đông Bắc Á: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Về mặt hàng, các mặt hàng thuộc 03 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường này.
- Thị trường nói tiếng Trung Quốc: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, tăng cường xuất khẩu mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, sử dụng nguyên liệu đầu vào xuất xứ trong nước.
- Châu Đại Dương: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Australia và New Zealand. Về mặt hàng, tăng cường xuất khẩu nhóm hàng nông sản như rau, củ, quả, cà phê, hoa.
- Châu Âu: Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì vững chắc và mở rộng thị phần xuất khẩu tại các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Ý và các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu. Về mặt hàng, các mặt hàng thuộc 03 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường này.
- Châu Mỹ: Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ, Canada và Mexico; thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường Argentina, Brazin, Chi Lê, Pêru. Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu nhóm nông sản và nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
- Châu Phi: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ai Cập, An-Giê-Ri, Ma- Rốc, Cộng hòa Nam Phi, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Bờ Biển Ngà, Gha-Na, Ni- giê-ri-a, Xê Nê-gan, Ê-ti-ô-pi-a, Kên-ny-a, Tan-da-ni-a, Ca-mơ-run và Cộng hòa Công-gô. Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
- Tây Á: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập-Xê-Út, I-xra-en, Li-băng. Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
- Nam Á: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Băng-la-đét và Xri Lan-ca. Về mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
4.3. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
- Củng cố, nâng cao năng lực và mở rộng quy mô của các công ty hoạt động xuất khẩu hiện có thông qua các chương trình hỗ trợ vốn hoặc khuyến khích doanh nghiệp liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng với số lượng lớn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong tỉnh.
- Tăng số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong xuất khẩu rau, hoa.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu liên kết, ký hợp đồng với hộ nông dân để tạo ra những vùng nguyên liệu xuất khẩu bền vững.
III. Các giải pháp thực hiện đề án
1. Giải pháp tạo nguồn hàng xuất khẩu
1.1. Đối với sản xuất nông nghiệp
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp đến năm 2020 trong đó xem xét, điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng theo định hướng tái cơ cấu ngành và định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, bền vững.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án trọng tâm trong phát triển sản xuất nông nghiệp: chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kế hoạch tái canh, cải tạo cây cà phê; đề án phát triển chuỗi nông - lâm - thủy sản an toàn; đề án tái canh, cải tạo cây cà phê; đề án phát triển chuỗi nông - lâm - thủy sản an toàn; đề án hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi mô hình sản xuất.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Nâng cao năng lực, hiệu quả các hợp tác xã nông nghiệp. Phát triển kinh tế hộ theo hướng đa dạng hóa thu nhập, sử dụng có hiệu quả lao động tại chỗ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại nhằm tích tụ ruộng đất, thuận lợi cho ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, khoa học công nghệ, đầu tư nguồn lực tương xứng để sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng thương hiệu và liên kết thị trường.
1.2. Đối với sản xuất công nghiệp
Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến nâng cao khả năng đáp ứng về yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm xuất khẩu đối với từng thị trường.
Thu hút các nhà đầu tư liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Tích cực tham gia các Hiệp hội ngành hàng nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kỹ năng chuyên môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động.
Tập trung thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất, sản xuất những sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế, nhằm đẩy mạnh và gia tăng giá trị xuất khẩu.
Đẩy mạnh công nghiệp chế biến đối với sản phẩm cà phê, chè mang thương hiệu Việt.
Khuyến khích việc tham gia các hiệp hội ngành hàng trong và ngoài tỉnh nhằm tranh thủ hỗ trợ về thông tin thị trường, tài chính, kỹ năng chuyên môn, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động.
2. Giải pháp đẩy mạnh tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu
2.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về xuất khẩu
Thu thập dữ liệu, số liệu về sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; về tiềm năng, lợi thế và các dự án kêu gọi đầu tư trong ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng để giới thiệu cho đối tác trong và ngoài nước.
Xây dựng cổng thông tin xuất - nhập khẩu của tỉnh Lâm Đồng để giới thiệu cho đối tác trong và ngoài nước.
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử phù hợp (xây dựng hồ sơ năng lực marketing trực tuyến, bán hàng trực tuyến…)
2.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Lựa chọn các hình thức và phương pháp xúc tiến thương mại có hiệu quả bằng nhiều hình thức nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Phối hợp với Cục xúc tiến thương mại, các văn phòng xúc tiến thương mại và các tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh, sản phẩm và tìm kiếm đối tác.
Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triễn lãm, giới thiệu sản phẩm; tham gia tham quan, khảo sát tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, phát triển thương mại điện tử trong giao dịch mua bán nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.
3. Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt khu vực tập trung nhiều dự án đầu tư sản xuất phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ logicstics và các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp như: hệ thống kho bảo quản hàng nông sản tại các vùng sản xuất nông sản tập trung của tỉnh, kho ngoại quan tại các khu công nghiệp và cảng hàng không Liên Khương...
Đầu tư xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng hàng nông sản đạt tiêu chuẩn quốc tế của tỉnh Lâm Đồng.
4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
Thực hiện tốt chính sách về đào tạo nghề, đào tạo gắn liền với sử dụng và việc làm, đào tạo công nhân lành nghề từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn, kiến thức về kinh tế quốc tế, về thương mại quốc tế, đảm bảo khả năng tư vấn, hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại, quản lý các hoạt động nhập khẩu.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu (chính sách đất đai, vốn, khoa học công nghệ, đào tạo, xúc tiến thương mại...) và thực hiện tốt các chính sách phát triển nông nghiệp chất lượng cao, chính sách khuyến nông, chính sách khuyến công, chính sách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất.
Nâng cao vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Triển khai các chương trình ưu đãi về lãi suất cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu và công nghiệp phụ trợ.
Rà soát, điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Lâm Đồng, chú trọng thu hút các dự án đầu tư các ngành tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, bảo quản chế biến sau thu hoạch, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống logicstic trong thương mại...
Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Xem xét, hỗ trợ các dự án sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu từ nguồn kinh phí xúc tiến thương mại, khuyến công, thương mại điện tử,...trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương.
1. Sở Công Thương
Là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm tổng hợp, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Đề án.
Chủ trì phối hợp các Sở, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho từng giai đoạn.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chức năng có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đề án và định kỳ hàng năm đánh giá tình hình triển khai thực hiện đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thành phố có liên quan triển khai thực hiện các chương trình phát triển ngành, sản phẩm, chương trình phát triển nông nghiệp chất lượng cao theo quy hoạch, nhằm tạo nguồn hàng nguyên liệu phong phú, các sản phẩm có giá trị và lợi thế cạnh tranh để phục vụ xuất khẩu.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chức năng có liên quan mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực trong và ngoài nước vào Lâm Đồng đầu tư sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu chủ lực nhằm tăng năng lực xuất khẩu để đạt mục tiêu đề ra.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm để thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, giải pháp của Đề án, hướng dẫn và kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí theo chế độ quy định.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp thiết, góp phần thực hiện đề án; xây dựng các chính sách hỗ trợ về chứng nhận chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ và đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu sản phẩm của các doanh nghiệp.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Kiểm tra, rà soát quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh để đảm bảo quỹ đất phát triển vùng nguyên liệu đối với từng loại cây hàng hóa; ưu tiên quỹ đất “sạch” cho các dự án phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại để tuyên truyền, quảng bá thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh.
8. Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư, thương mại đến năm 2020, trong đó trọng tâm hướng vào các ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
9. Ngân hàng Nhà nước Lâm Đồng
Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
10. Chi cục Hải Quan Đà Lạt
Tiếp tục tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng thủ tục khai báo hải quan điện tử theo hướng thuận tiện, đơn giản, hết sức tạo thông thoáng cho doanh nghiệp trong công tác thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ và tư vấn pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
11. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
Phối hợp với các Sở, ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trên địa bàn, đề xuất cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kịp thời nắm bắt tình hình và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
12. Hiệp hội các doanh nghiệp
Tích cực tổ chức có hiệu quả việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thông tin, nghiên cứu giải pháp tiếp cận thị trường, tìm kiếm để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Chủ động phối hợp với Sở Công Thương và các Sở, ngành khác trong việc triển khai thực hiện Đề án này.
13. Đối với các doanh nghiệp
Chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, hợp lý hóa quy trình sản xuất - kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, phấn đấu tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu thị trường cả trong và ngoài nước, tạo dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp mình ở địa phương, trong nước và quốc tế.
Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm thị trường, bạn hàng, khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, đẩy mạnh công tác xuất khẩu.
Chủ động phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo đầu vào ổn định phục vụ sản xuất, mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hóa sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt để khai thác tối đa nguồn hàng xuất khẩu ngoại tỉnh.
Đào tạo và thu hút lao động có tay nghề cao, đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương, đảm bảo cho các đối tượng này được trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp quốc tế, sản xuất và năng động trong thương trường.
Kinh phí thực hiện Đề án được trích từ nguồn ngân sách nhà nước của địa phương (Chi tiết và phân kỳ hàng năm theo Phụ lục 2 đính kèm).
Căn cứ các nhiệm vụ được giao tại Đề án này, các sở, ngành, đơn vị liên quan chủ động lồng ghép, xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, dự toán vào kinh phí sự nghiệp của cơ quan, đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước./.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU XUẤT
KHẨU CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2017 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Năm 2015 |
Năm 2016 (số sơ bộ) |
Kế hoạch 2020 |
Kế hoạch 2030 |
I |
Một số chỉ tiêu chủ yếu |
|
||||
1 |
Tổng kim ngạch xuất khẩu |
Triệu USD |
409 |
450 |
750 |
3035 |
2 |
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản |
Triệu USD |
144 |
160 |
170 |
195 |
3 |
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp |
Triệu USD |
92 |
35 |
260 |
700 |
4 |
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản |
Triệu USD |
173 |
255 |
320 |
2,140 |
II |
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực |
|
|
|||
1 |
Alumin |
Tấn |
470,489 |
657,222 |
650,000 |
650,000 |
2 |
Tơ xe |
Tấn |
285 |
192 |
600 |
900 |
3 |
Lụa tơ tằm |
1000 m2 |
1,962 |
1,467 |
2,600 |
4,000 |
4 |
Sản phẩm may |
1000 SP |
12,059 |
20,338 |
25,000 |
35,000 |
5 |
Áo len các loại |
1000 cái |
622 |
401 |
1,000 |
2,000 |
6 |
Van, chi tiết dầu khí |
1000 chiếc |
97 |
67 |
350 |
500 |
7 |
Cà phê |
Tấn |
57,074 |
63,320 |
90,000 |
150,000 |
8 |
Chè các loại |
Tấn |
15,427 |
14,862 |
19,000 |
30,000 |
9 |
Hạt điều |
Tấn |
1,503 |
1,480 |
1,550 |
2,500 |
10 |
Rau quả các loại |
Tấn |
6,724 |
8,988 |
22,000 |
55,000 |
11 |
Hoa tươi các loại |
1000 cành |
294,117 |
265,401 |
390,000 |
1,000,000 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI TỪNG KHU VỰC THỊ TRƯỜNG ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2017 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Sản phẩm |
Kinh phí (triệu đồng) |
Nguồn kinh phí thực hiện |
Ghi chú |
|||
2018 |
2019 |
2020 |
2020-2030 |
|||||||
I |
Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về xuất khẩu hàng hóa |
|||||||||
1 |
Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng xuất khẩu: đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng, thanh toán thương mại quốc tế; nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; nghiệp vụ giao nhận... |
Sở Công thương |
Cục XNK, Sở, ngành, đơn vị liên quan |
Các lớp hội nghị, tập huấn |
970 |
90 |
90 |
90 |
700 |
|
2 |
Thực hiện tuyên truyền, phát sóng trên phương tiện thông tin đại chúng về: thông tin thị trường, hàng rào kỹ thuật, hiệp định thương mại (FTA)... |
Sở Công thương |
Báo, Đài PT- TH trung ương, địa phương |
Các tin, bài viết, hình ảnh, phóng sự |
570 |
40 |
40 |
40 |
450 |
|
3 |
Hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường nước ngoài theo từng nhóm, ngành hàng; Hiệp định thương mại tự do, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (chính sách thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài...), pháp luật về chống độc quyền, chống bán phá giá... |
Sở Công thương |
Chi cục Hải quan, Cục thuế, Ban QL các KCN và các đơn vị liên quan |
Văn bản, ấn phẩm, tạp chí, bản tin; Email gửi doanh nghiệp |
390 |
50 |
70 |
70 |
200 |
|
II |
Phát triển thị trường xuất khẩu |
|||||||||
1 |
Tổ chức đối thoại, tiếp xúc, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp XNK với các chuyên gia; các nhà xuất nhập khẩu |
Sở Công thương |
Bộ, ngành trung ương, Trung tâm XT Đầu tư Du lịch và TM; doanh nghiệp; các đơn vị liên quan |
Các buổi đối thoại, tiếp xúc |
990 |
120 |
120 |
150 |
600 |
|
2 |
Tổ chức các đoàn nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu và tiếp xúc với các đối tác nước ngoài |
Sở Công thương |
Các Sở, ngành, Trung tâm XT Đầu tư Du lịch và TM; doanh nghiệp; các đơn vị liên quan |
Các đoàn công tác |
1.900 |
300 |
300 |
300 |
1000 |
|
3 |
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hồ sơ năng lực (tiếng việt và tiếng anh) để cung cấp thông tin cho nhà thu mua nước ngoài. |
Sở Công Thương |
Trung tâm XT Đầu tư Du lịch và TM, Ban Quản lý các khu công nghiệp |
Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp |
800 |
100 |
100 |
100 |
500 |
|
4 |
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp e - marketing để tiếp cận khách hàng |
Sở Công Thương |
Trung tâm XT Đầu tư Du lịch và TM, Ban Quản lý các khu công nghiệp |
|
800 |
100 |
100 |
100 |
500 |
|
|
Tổng cộng: (I+II) |
|
|
|
6.420 |
800 |
820 |
850 |
3.950 |
|
NHIỆM VỤ TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI TỪNG
KHU VỰC THỊ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2017 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
I |
Tạo nguồn hàng xuất khẩu |
|
|
|
1 |
Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cụ thể như quy hoạch phát triển sản phẩm: chè, cà phê, điều, rau, hoa |
Sở NN&PTNT |
Các Sở, ngành |
Hàng năm |
2 |
Triển khai chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng |
Sở NN&PTNT |
Sở Khoa học & Công nghệ |
Hàng năm |
3 |
Xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản |
Sở NN&PTNT |
Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Công Thương |
Hàng năm |
4 |
Triển khai chương trình năng suất chất lượng đến 2020 |
Sở Khoa học & Công nghệ |
Sở NN&PTNT |
Hàng năm |
5 |
Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ đến năm 2020 |
Sở Khoa học & Công nghệ |
Các Sở, ngành; địa phương |
Hàng năm |
6 |
Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh như: chè, cà phê, rau, hoa,... |
Sở Khoa học & Công nghệ |
Các Sở, ngành; địa phương |
Hàng năm |
7 |
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành; địa phương |
Hàng năm |
8 |
Triển khai chương trình khuyến công |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành; địa phương |
|
9 |
Thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh |
Sở Kế hoạch & Đầu tư |
Các Sở, ngành, địa phương |
Hàng năm |
10 |
Phát triển các hiệp hội ngành hàng |
Sở Nội vụ |
Các Sở, ngành, địa phương |
Hàng năm |
II |
Tìm kiếm mở rộng thị trường |
|
|
|
1 |
Xây dựng cơ sở thông tin về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh |
Sở Công Thương |
Trung tâm XTĐTTMDL |
Hàng năm |
2 |
Rà soát, cập nhật thông tin để thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Trung tâm XTĐTTMDL |
Các Sở, ngành, địa phương |
Hàng năm |
3 |
Xây dựng cổng thông tin xuất nhập khẩu của tỉnh Lâm Đồng |
Sở Công Thương |
Trung tâm XTĐTTMDL và các địa phương |
Hàng năm |
4 |
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng các giải pháp ứng dụng thương mại điện tử phù hợp |
Sở Công Thương |
Sở Thông tin & Truyền thông |
Hàng năm |
5 |
Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triễn lãm, giới thiệu sản phẩm |
Trung tâm XTĐTTMDL |
Sở Công Thương |
Hàng năm |
III |
Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất - nhập khẩu |
|
|
|
1 |
Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các dịch vụ tiện ích công thiết yếu tại các khu, cụm công nghiệp |
Ban Quản lý các KCN Các địa phương |
Sở Công Thương |
Hàng năm |
2 |
Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ logictics và các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động xuất, nhập khẩu |
Sở Kế hoạch & Đầu tư |
Sở Công Thương |
Hàng năm |
3 |
Đầu tư xây dựng trung tâm kiểm định chất lượng hàng nông sản đạt tiêu chuẩn quốc tế của tỉnh Lâm Đồng |
Sở Khoa học & Công nghệ |
|
Hàng năm |
IV |
Đào tạo nguồn nhân lực |
|
|
|
1 |
Tổ chức liên kết đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu, đáp ứng mục tiêu phát triển của từng ngành |
Sở Lao động-Thương binh & Xã hội |
Các Sở, ngành, địa phương |
Hàng năm |
2 |
Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh tế đối ngoại |
Sở Công Thương |
|
Hàng năm |
V |
Giải pháp cơ chế và chính sách |
|
|
|
1 |
Ban hành các chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng |
Sở Kế hoạch & Đầu tư |
|
Hàng năm |
2 |
Xây dựng kế hoạch tín dụng cho giai đoạn trong từng lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, xuất khẩu,... |
Ngân hàng NNVN chi nhánh Lâm Đồng |
Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn |
Hàng năm |
3 |
Đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu |
Ngân hàng NNVN chi nhánh Lâm Đồng |
Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn |
Hàng năm |