Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 183/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/01/2016
Ngày có hiệu lực 29/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 183/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 29 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 4068/UBND-XD ngày 13/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ trương lập quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 5596/UBND-XD ngày 30/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đcương Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 11/9/2015;

Căn cứ Công văn số 6485/UBND-XD ngày 23/11/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc cấp sông quy hoạch một số tuyến đường thủy nội địa trong nội ô thành phố Cà Mau;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 247/TTr-SGTVT ngày 22/12/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm định số 09/ĐC-SKHĐT ngày 15/01/2016 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm quy hoạch

- Giao thông thủy nội địa có vai trò quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau. Quy hoạch nhằm đảm bảo phát huy tối đa lợi thế của vận tải thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, kết hợp có hiệu quả các cảng, bến, kho bãi, hỗ trợ và kết nối hiệu quả với vận tải đường bộ, đường biển;

- Quy hoạch phát triển giao thông thủy nội địa tỉnh Cà Mau theo hướng tận dụng mạng lưới sông, kênh hiện có; đồng thời, chú trọng cải tạo nâng cấp một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo khả năng giao thông, thông suốt trong phạm vi giữa tỉnh Cà Mau và các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa gắn kết với mạng lưới đường bộ, cảng biển tạo thành hệ thống liên hoàn. Đối với các công trình vượt sông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phù hợp cấp đường thủy nội địa được quy hoạch;

- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào các lĩnh vực thiết kế, xây dựng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển ngành;

- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư (tranh thủ nguồn vốn ODA, để phát triển cơ sở hạ tng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng và tham gia kinh doanh vận tải.

2. Mục tiêu quy hoạch

[...]