Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 70/2014/TT-BGTVT
Ngày ban hành 05/12/2014
Ngày có hiệu lực 01/02/2015
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/2014/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận ti ban hành Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân loại đường thủy nội địa; công bố m, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa; phạm vi hành lang bảo vệ luồng và mốc chỉ gii; quy định về dự án đầu tư xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; hạn chế giao thông đường thủy nội địa; biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa và thông báo luồng đường thủy nội địa

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý đường thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được gii hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.

2. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.

3. Thông báo luồng là việc công b các chuẩn tắc kỹ thuật của luồng như độ sâu luồng, cao độ đáy luồng, chiều rộng luồng, tĩnh không thông thuyền theo mực nước và những vấn đề khác có liên quan đến an toàn giao thông của luồng.

4. Mực nước là chỉ số mực nước đo được, ở một thời gian cụ thể, tại một trạm đo thủy văn nhất định trên đường thủy nội địa.

5. Mực nước lớn nhất và mực nước nhỏ nhất là mực nước lớn nhất, nhỏ nhất tại một trạm đo thủy văn trên đường thủy nội địa.

6. Độ sâu luồng là độ sâu thực đo tại một vị trí trên đường thủy nội địa ở một thời điểm cụ thể.

7. Chiều cao tĩnh không thực tế là khoảng cách từ điểm thấp nhất của công trình vượt qua đường thủy nội địa trên không đến mặt nước trong khoảng chiều rộng khoang thông thuyền đo được tại thời điểm cụ thể.

8. Độ sâu luồng lớn nhất và nhỏ nhất là độ sâu thực đo tại một vị trí trên đường thủy nội địa tương ứng với mực nước lớn nhất và nhỏ nhất.

9. Chiều rộng luồng là chiều rộng nhỏ nhất của đáy luồng thực đo tại một vị trí trên đường thủy nội địa.

10. Chiều dài luồng đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối theo chiều dài của tim luồng đường thủy nội địa.

11. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng chạy tàu thuyền trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo. Chiều dài tuyến đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối.

12. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan cấp dưới trực tiếp của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phụ trách một khu vực cụ thể.

Chương II

[...]