Quyết định 181/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 181/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/01/2011
Ngày có hiệu lực 25/01/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Phùng Quang Hùng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 181/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 25 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 4724/QĐ-CT ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển Ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông báo số 1616-TB/TU ngày 04/3/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Về Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hư­ớng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 931/TTr-SCT ngày 31/12/2010 về đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

I- Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

II. Chủ đầu tư: Sở Công thương Vĩnh Phúc;

III. Kết cấu của bản quy hoạch: Gồm 05 phần:

- Phần I: Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay.

- Phần II: Đánh giá tiềm năng, nguồn lực và các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

- Phần III: Phân tích và dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong 10-15 năm tới.

- Phần IV: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Phần V: Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

IV. Nội dung chủ yếu của bản quy hoạch:

1. Quan điểm phát triển

- Ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cần phải được phát triển nhanh, mạnh theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương VII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp lớn. Phát triển ngành công nghiệp phải đảm bảo trở thành nền tảng kinh tế của tỉnh, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh, đảm bảo đóng góp chính cho nguồn thu ngân sách của tỉnh, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như quy hoạch phát triển đô thị, giao thông, du lịch, nông nghiệp.

- Phát triển công nghiệp phải toàn diện, vừa phát triển công nghiệp chủ lực, quy mô lớn, vừa coi trọng công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn xác định hướng phát triển và lựa chọn dự án đầu tư. Phát triển công nghiệp chủ lực trên cơ sở xác định cơ cấu các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp và thành phần kinh tế công nghiệp hợp lý.

- Phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, gắn với kinh tế vùng miền, gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm ngay từ nguồn để phát triển bền vững.

- Lấy Công nghiệp phụ trợ là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của Vĩnh Phúc trong quá trình CNH-HĐH; tạo hàng hoá thay thế nhập khẩu, tạo chủ động cho sản xuất hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu. Nhóm ngành công nghiệp phụ trợ sẽ định hướng theo các ngành ưu tiên phát triển là: cơ khí, chế tạo, ô tô, điện tử tin học, dệt may, da giày, ...Định hướng thu hút các dự án hình thành các khu, cụm công nghiệp phụ trợ cho cơ khí- chế tạo, điện- điện tử tại Vĩnh Phúc, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Phát triển ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phải khơi dậy và huy động được mọi nguồn lực nội sinh và tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực ngoại sinh, coi trọng và nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng vào phát triển công nghiệp.

2. Mục tiêu phát triển

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ