Quyết định 175-NH5/QĐ năm 1996 về Quy chế mở, hoạt động và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu | 175-NH5/QĐ |
Ngày ban hành | 03/07/1996 |
Ngày có hiệu lực | 03/07/1996 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Đỗ Quế Lượng |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175-NH5/QĐ |
Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 1996 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30/9/1992;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng
và Công ty tài chính ngày 24/5/1990;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế "Mở, hoạt động và chấm dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quyết định này hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính, các Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phẩn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Đỗ Quế Lượng (Đã ký) |
MỞ, HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN TRONG NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 175-QĐ/NH5 ngày 3/7/1996 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước)
1.2. Văn phòng đại diện trong nước của Ngân hàng Thương mại cổ phần là một đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Thương mại cổ phần, có con dấu riêng.
Điều 2. Địa bàn hoạt động của Chi nhánh được quy định trong giấy phép mở Chi nhánh.
Điều 3. Điều hành hoạt động Chi nhánh là Giám đốc, của Văn phòng đại diện là Trưởng Văn phòng đại diện.
3.1. Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện do Hội đồng Quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần bổ nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Tổng giám đốc.
3.2. Việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn các chức danh nêu tại khoản 3.1. trên, phải được Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng Thương mại cổ phần đặt trụ sở chính chấp thuận bằng văn bản.
Điều 4. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở hoặc chất dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng ký theo Luật định.
5.2. Trước khi khai trương hoạt động tối thiểu 30 ngày, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng báo địa phương và báo Trung ương 3 số liên tiếp.
Điều 6. Thống đốc ngân hàng Nhà nước là người quyết định cấp giấy phép cho Ngân hàng Thương mại cổ phần mở và chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh hay Văn phòng đại diện.
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175-NH5/QĐ |
Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 1996 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30/9/1992;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng
và Công ty tài chính ngày 24/5/1990;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế "Mở, hoạt động và chấm dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quyết định này hết hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Các định chế tài chính, các Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phẩn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Đỗ Quế Lượng (Đã ký) |
MỞ, HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN TRONG NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 175-QĐ/NH5 ngày 3/7/1996 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước)
1.2. Văn phòng đại diện trong nước của Ngân hàng Thương mại cổ phần là một đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Thương mại cổ phần, có con dấu riêng.
Điều 2. Địa bàn hoạt động của Chi nhánh được quy định trong giấy phép mở Chi nhánh.
Điều 3. Điều hành hoạt động Chi nhánh là Giám đốc, của Văn phòng đại diện là Trưởng Văn phòng đại diện.
3.1. Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện do Hội đồng Quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần bổ nhiệm, bãi miễn theo đề nghị của Tổng giám đốc.
3.2. Việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn các chức danh nêu tại khoản 3.1. trên, phải được Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng Thương mại cổ phần đặt trụ sở chính chấp thuận bằng văn bản.
Điều 4. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở hoặc chất dứt hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng ký theo Luật định.
5.2. Trước khi khai trương hoạt động tối thiểu 30 ngày, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng báo địa phương và báo Trung ương 3 số liên tiếp.
Điều 6. Thống đốc ngân hàng Nhà nước là người quyết định cấp giấy phép cho Ngân hàng Thương mại cổ phần mở và chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh hay Văn phòng đại diện.
7.2. Việc thay đổi tên gọi, địa điểm trụ sở, chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh hay Văn phòng đại diện phải tuân thủ các quy định của Pháp luật có liên quan và phải đăng ký theo luật định.
Điều 8. Về thông tin báo cáo: Ngoài các báo cáo theo quy định của Ngân hàng Thương mại cổ phần, Chi nhánh hay Văn phòng đại diện của Ngân hàng Thương mại cổ phần phải có báo cáo cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện, trong các trường hợp sau:
8.1. Khi có phát sinh những vấn đề bất thường;
8.2. Định kỳ 3 tháng/lần phải gửi bảng cân đối tài khoản, báo cáo về nhân sự;
8.3. Các báo cáo khác theo chế độ thông tin báo cáo hiện hành do Ngân hàng Nhà nước quy định và những báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
MỞ CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
9.1. Điều kiện để các Ngân hàng Thương mại cổ phần được xét cấp giấy phép mở chi nhánh:
9.1.1. Phải có thời gian hoạt động ít nhất là 2 năm kể từ ngày khai trương hoạt động;
9.1.2. Về vốn điều lệ:
9.1.2.1. Trường hợp mở Chi nhánh tại địa bàn (nơi đặt trụ sở chính, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
9.1.2.2. Trường hợp mở chi nhánh ngoài địa bàn phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu quy định cho các Ngân hàng Thương mại cổ phần nơi mở Chi nánh (nếu mức vốn điều lệ này cao hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định cho các Ngân hàng Thương mại cổ phần nơi đặt trụ sở chính).
9.1.3. Hoạt động kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, không vi phạm các quy định của Pháp luật Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước;
9.1.4. Bộ máy quản trị, điều hành và kiểm soát nội bộ mạnh, hoạt động có hiệu quả;
9.1.5. Hệ thống thông tin đảm bảo yêu cầu về thông tin cho quản lý ngân hàng;
9.1.6. Giám đốc Chi nhánh phải là người đã tốt nghiệp một trong các trường Đại học kinh tế, tài chính, ngân hàng hoặc có trình độ tương đương, có năng lực chuyên môn, có ít nhất 2 năm công tác trong ngành ngân hàng; không vi phạm Điều 7 Luật công ty; khoản 6 Điều 32 Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Điều 16 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính và không vi phạm các quy định của Pháp luật khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước;
9.1.7. Kế toán trưởng Chi nhánh phải là người đã tốt nghiệp một trong các trường đại học kinh tế, ngân hàng, tài chính hoặc có trình độ tương đương, có thời gian công tác trong ngành ngân hàng ít nhất là 3 năm và am hiểu nghiệp vụ kế toán ngân hàng;
9.1.8. Tại địa bàn xin mở chi nhánh thực sự có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng;
9.1.9. Có trụ sở Chi nhánh phù hợp với hoạt động ngân hàng, thuận tiện cho giao dịch của khách hàng, cũng như an toàn về kho quỹ.
9.2. Trường hợp Ngân hàng Thương mại cổ phần hợp nhất, sáp nhập, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét chấp thuận cho mở Chi nhánh tại địa điểm cũ khi đảm bảo các điều kiện nêu tại khoản 9.1 trên, trừ khoản 9.1.1.
Điều 10. Hồ sơ xin mở chi nhánh gồm:
10.1. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần phải ghi rõ: lý do, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhiệm vụ cụ thể của Chi nhánh và tóm tắt năng lực quá trình công tác của Giám đốc Chi nhánh;
10.2. Nghị quyết Hội đồng quản trị quyết định về việc mở Chi nhánh;
10.3. Phương án hoạt động của Chi nhánh trong 3 năm đầu. Phương án phải minh chứng tính khả thi về hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả kinh tế, sự cần thiết thành lập Chi nhánh cũng như nhu cầu về dịch vụ ngân hàng tại địa bàn;
10.4. Văn bản chấp thuận của chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng thương mại cổ phần dự định đặt trụ sở chi nhánh (đối với trường hợp mở chi nhánh ngoài địa bàn đặt trụ sở chính).
10.5. Bản sao giấy phép hoạt động và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần;
10.6. Văn bản chấp thuận cho đặt trụ sở Chi nhánh của Uỷ ban nhân dân nơi Ngân hàng Thương mại cổ phần dự định đặt trụ sở Chi nhánh;
10.7. Văn bản xác nhận quyền sở hữu hoặt quyền sử dụng hợp pháp trụ sở Chi nhánh;
10.8. Lý lịch và bản sao các văn bằng chứng chỉ về trình độ chuyên môn của những người được dự định bổ nhiệm các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Chi nhánh.
10.9. Báo cáo kết quả kinh doanh 2 năm gần nhất của Ngân hàng thương mại cổ phần;
10.10. Các văn bản khác có liên quan nhằm làm rõ một số vấn đề trên theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11. Trình tự và thủ tục xét cấp giấy phép mở Chi nhánh:
11.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần muốn mở Chi nhánh phải lập 3 bộ hồ sơ quy định tại Điều 10 quy chế này gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính;
11.2. Trong thời gian tối đa 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh ngân hàng Nhà nước lập tờ trình kèm 3 bộ hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
11.3. Trong thời gian tối đa 20 ngày, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ xem xét cấp hay không cấp giấy phép cho Ngân hàng Thương mại cổ phần mở Chi nhánh.
Điều 12. Điều kiện để Ngân hàng Thương mại cổ phần được xét cấp giấy phép mở Văn phòng đại diện:
12.1. Phải có thời gian hoạt động ít nhất 12 tháng, kể từ ngày khai trương hoạt động;
12.2. Có vốn điều lệ đạt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước;
12.3. Hoạt động kinh doanh tốt, có lãi và thực sự có nhu cầu mở rộng thị trường;
12.4. Văn phòng đại diện chỉ mở tại tỉnh, thành phố khác nơi đặt trụ sở chính.
Điều 13. Hồ sơ xin mở Văn phòng đại diện gồm:
13.1. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần, ghi rõ: lý do, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng đại diện, tóm tắt năng lực và quá trình công tác của Trưởng Văn phòng đại diện;
13.2. Nghị quyết Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần về việc mở Văn phòng đại diện;
13.3. Bản sao giấy phép hoạt động và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
13.4. Văn bản chấp thuận cho đặt trụ sở Văn phòng đại diện của Uỷ ban nhân dân nơi Ngân hàng Thương mại cổ phần xin đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
13.5. Văn bản xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở Văn phòng đại diện;
13.6. Sơ yếu lý lịch của người dự định bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện.
Điều 14. Trình tự và thủ tục xét cấp giấy phép cho mở Văn phòng đại diện:
14.1. Ngân hàng Thương mại cổ phần lập 3 bộ hồ sơ nêu tại Điều 13 quy chế này gửi Chi nhành Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính;
14.2. Trong thưòi hạn tối đa 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thẩm định nếu thấy thủ tục hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì lập tờ trình kèm 3 bộ hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
14.3- Trong thời gian tối đa 20 ngày Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ xem xét quyết định cấp hay không cấp giấy phép cho Ngân hàng thương mại cổ phần mở Văn phòng đại diện.
HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Mục 1: HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
Điều 15. Chi nhánh được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh do Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần quy định cụ thể trong phạm vi những nghiệp vụ đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện. Quy định những nghiệp vụ cụ thể của Chi nhánh phải gửi cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở Chi nhánh.
Điều 16. Chi nhánh được mở tài khoản và quan hệ giao dịch với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở.
Điều 17. Khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, Chi nhánh phải tuân thủ các quy định của Pháp luật, các chế độ, thể lệ do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Điều 18. Chi nhánh chịu sự quản lý của Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần; Chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Mục 2: HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Điều 19. Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện những hoạt động sau:
19.1- Thông tin, quảng cáo, tìm kiếm thị trường và khách hàng;
19.2- Thông báo, giới thiệu và chỉ dẫn cho khách hàng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần.
Điều 20. Văn phòng đại diện không được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng có thu phí dưới bất kỳ hình thức nào.
THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM TRỤ SỞ, TÊN GỌI VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Mục 1: THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM TRỤ SỞ
Điều 21. Ngân hàng Thương mại cổ phần chỉ được chuyển địa điểm trụ sở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện trong phạm vi địa bàn được phép hoạt động: tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện nơi đóng trụ sở.
Điều 22. Ngân hàng thương mại cổ phần muốn chuyển địa điểm trụ sở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện phải gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính những văn bản sau:
22.1. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị, ghi rõ: lý do di chuyển, địa điểm di chuyển đến, (tình hình an toàn kho quỹ của Chi nhánh).
22.2. Văn bản chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp trụ sở mới.
22.3. Kế hoạch kinh doanh nơi đặt trụ sở Chi nhánh mới.
22.4. Ý kiến của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện.
Điều 23. Trong thời gian tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng Thương mại cổ phần đặt trụ sở chính tiến hành thẩm định, và nếu thấy thủ tục hồ sơ đã đảm bảo đầy đủ theo quy định và việc di chuyển địa điểm là cần thiết thì lập tờ trình kèm hồ sơ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hay không chấp thuận cho Ngân hàng Thương mại cổ phần thay đổi địa điểm trụ sở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện.
Điều 24. Sau khi có văn bản chấp thuận cho chuyển địa điểm trụ sở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng báo địa phương 3 số liên tiếp và thông báo công khai cho khách hàng biết trước khi tiến hành chuyển địa điểm ít nhất 15 ngày.
Điều 25. Ngân hàng Thương mại cổ phần muốn thay đổi tên gọi của Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện, phải gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính những văn bản sau:
25.1. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nêu rõ: Lý do thay đổi, tên gọi mới (kể cả tên viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).
25.2. Ý kiến của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện.
Điều 26. Trong thời gian tối đa 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước lập tờ trình kèm hồ sơ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định.
Điều 27. Sau khi nhận được giấy chấp thuận cho đổi tên Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện, Ngân hàng Thương mại cổ phần phải đăng báo địa phương 3 số liên tiếp và thông báo công khai cho khách hàng biết.
Mục 3: THAY ĐỔI CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
28.2. Việc thay đổi chức năng nhiệm vụ của Văn phòng đại diện phải tuân theo Điều 19 và 20 quy chế này.
29.2. Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc giao chức năng, nhiệm vụ cho Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện, nếu trái pháp luật.
CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Mục 1: CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH
Điều 30. Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
30.1. Do Ngân hàng Thương mại cổ phần chấm dứt hoạt động;
30.2. Giấy phép mở Chi nhánh hết thời hạn mà Ngân hàng Thương mại cổ phần không xin gia hạn;
30.3. Ngân hàng Thương mại cổ phần xin chấm dứt hoạt động Chi nhánh;
30.4. Người chủ trì tình trạng bảo tồn Ngân hàng Thương mại cổ phần yêu cầu chấm dứt hoạt động của Chi nhánh;
30.5. Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần vi phạm Pháp luật, các quy định của Ngân hàng Nhà nước bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi giấy phép.
Điều 31. Hồ sơ xin chấm dứt hoạt động Chi nhánh:
31.1. Trong tất cả các trường hợp chấm dứt hoạt động nêu tại Điều 30 Quy chế này, Ngân hàng thương mại cổ phần đều phải lập hồ sơ chấm dứt hoạt động gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính, hồ sơ gồm:
31.1.1. Nghị quyết của Hội đồng quản trị quyết định về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh;
31.1.2. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh. Tờ trình phải nêu rõ lý do, tên và địa chỉ Chi nhánh xin chấm dứt hoạt động, các giải pháp và cam kết giải quyết dứt điểm tình hình tài sản, công nợ;
31.1.3. Ý kiến của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt trụ sở Chi nhánh (trường hợp Chi nhánh khác địa bàn) về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh;
31.1.4. Bảng kê kèm các văn bản liên quan đến thành lập Chi nhánh, như: Giấy cho phép mở Chi nhánh, các văn bản, ấn chỉ chưa dùng hết... cần được thu hồi.
31.2. Trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và 5 Điều 30, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo cho Ngân hàng thương mại cổ phần trước 15 ngày để hoàn chỉnh hồ sơ theo điểm 31.1 trên và chuẩn bị các biện pháp hữu hiệu theo quy định của luật pháp để chấm dứt hoạt động Chi nhánh.
Điều 32. Thủ tục và trình tự chấm dứt hoạt động.
32.1. Ngân hàng thương mại cổ phần có Chi nhánh xin chấm dứt hoạt động phải lập hồ sơ theo quy định tại Điều 31 Quy chế này và gửi lên Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính;
32.2. Trong thời gian không quá 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính phải xem xét, lập tờ trình kèm hồ sơ gửi Ngân hàng nhà nước Trung ương;
32.3. Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ xem xét quyết định;
32.4. Ngay sau khi nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Ngân hàng thương mại cổ phần phải đăng báo địa phương và Trung ương 3 số liên tiếp thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh. Trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ khi nhận được giấy chấp thuận, Ngân hàng thương mại cổ phần phải giải quyết dứt điểm việc thanh toán công nợ và những vấn đề liên quan khác.
Điều 33. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở Chi nhánh giám sát việc Ngân hàng thương mại cổ phần xử lý những tồn tại, thu hồi các văn bản nêu tại khoản 31.1.4 Quy chế này.
Mục 2: CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Điều 34. Văn phòng Đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau:
34.1. Ngân hàng thương mại cổ phần chấm dứt hoạt động;
34.2. Giấy chấp thuận mở Văn phòng đại diện hết thời hạn mà Ngân hàng thương mại cổ phần không xin gia hạn;
34.3. Ngân hàng thương mại cổ phần xin đóng cửa Văn phòng đại diện trước thời hạn;
34.4. Văn phòng đại diện có hoạt động vi phạm bị Ngân hàng Nhà nước buộc phải chấm dứt hoạt động.
Điều 35. Hồ sơ xin chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện:
35.1. Trong tất cả các trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện nêu tại Điều 34, Ngân hàng thương mại cổ phần phải nộp cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính các văn bản sau:
35.1.1. Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện;
35.1.2. Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng quản trị phải nêu rõ lý do, tên và địa chỉ của Văn phòng đại diện xin chấm dứt hoạt động và cam kết giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan;
35.1.3. Bảng kê các văn bản: giấy cho phép mở Văn phòng đại diện, giấy đăng ký kinh doanh, các ấn phẩm chưa dùng... cần được thu hồi;
35.1.4. Ý kiến của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở Văn phòng đại diện.
35.2. Trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 34, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý như quy định đối với việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh nêu tại khoản 30.3 và khoản 30.4 Điều 30 nói trên.
Điều 36. Thủ tục và trình tự chấm dứt hoạt động.
36.1. Ngân hàng thương mại cổ phần xin chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện phải gửi Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi đặt trụ sở chính 3 bộ hồ sơ nêu tại Điều 35 quy chế này;
36.2. Trong thời gian tối đa 5 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước lập tờ trình kèm 03 bộ hồ sơ của Ngân hàng thương mại cổ phần gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương;
36.3. Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ xem xét quyết định;
36.4. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cho phép chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Ngân hàng thương mại cổ phần đăng báo địa phương và Trung ương 3 số liên tiếp, đồng thời tiến hành giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan;
36.5. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng thương mại cổ phần đặt trụ sở Văn phòng đại diện thu hồi các văn bản nêu tại khoản 35.1.3 quy chế này và giám sát quá trình đóng cửa Văn phòng đại diện.