Quyết định 17/2023/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 17/2023/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/05/2023 |
Ngày có hiệu lực | 25/05/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Lê Đức Giang |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2023/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 09 tháng 5 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 50/TTr-SNN&PTNT ngày 29 tháng 3 năm 2023 việc đề nghị ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 5 năm 2023.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2023/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm
2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là Quỹ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có liên quan trong quan hệ với Quỹ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ
1. Việc quản lý và sử dụng Quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quỹ thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ, thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định hiện hành của pháp luật.
3. Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi khi chưa giải ngân để gửi tại ngân hàng thương mại nhằm mục đích gia tăng nguồn vốn cho Quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 6 Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2023/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 09 tháng 5 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 50/TTr-SNN&PTNT ngày 29 tháng 3 năm 2023 việc đề nghị ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 5 năm 2023.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2023/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm
2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai (sau đây gọi tắt là Quỹ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có liên quan trong quan hệ với Quỹ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ
1. Việc quản lý và sử dụng Quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quỹ thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ, thực hiện chế độ kế toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định hiện hành của pháp luật.
3. Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi khi chưa giải ngân để gửi tại ngân hàng thương mại nhằm mục đích gia tăng nguồn vốn cho Quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 6 Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Nguồn tài chính của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ.
Điều 5. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ
Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ.
Điều 6. Thẩm quyền quyết định miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn
Thẩm quyền quyết định miễn, giảm, tạm hoãn và thời hạn được miễn, giảm, tạm hoãn thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ.
Điều 7. Lập và phê duyệt kế hoạch thu Quỹ
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã), các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện căn cứ quy định về mức thu của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý, danh sách các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn để lập kế hoạch thu. Sau khi tổng hợp xong kế hoạch, UBND cấp huyện gửi về cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh để tổng hợp.
2. Thủ trưởng các đơn vị lực lượng vũ trang và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh căn cứ quy định về mức thu của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý, lập kế hoạch thu gửi cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh để tổng hợp.
3. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo Chi cục Thuế cấp huyện, khu vực trong việc hỗ trợ thu quỹ, lập kế hoạch thu quỹ và cung cấp thông tin tổng giá trị tài sản hiện có, số người lao động theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn; thông tin tại điểm i, điểm k khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh (đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài do Cục Thuế tỉnh trực tiếp quản lý), UBND cấp huyện (đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài do Chi cục Thuế cấp huyện quản lý) để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thu. Thời gian cung cấp thông tin trước ngày 15 tháng 4 hàng năm.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về số lượng công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp, người lao động làm việc trong các sở, ban, ngành, cơ quan và đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài thuộc phạm vi theo dõi cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh; chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp huyện cung cấp thông tin về số lượng công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức và đoàn thể thuộc cấp huyện quản lý, các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (trừ thành phố Thanh Hóa) và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài thuộc phạm vi theo dõi cho UBND cấp huyện để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thu quỹ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Thời gian cung cấp thông tin trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
5. Sau khi xây dựng xong kế hoạch thu quỹ, Thủ trưởng các đơn vị lực lượng vũ trang và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; UBND cấp huyện gửi về cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh tổng hợp (thời gian trước ngày 31 tháng 3 hàng năm) để tổng hợp kế hoạch thu quỹ toàn tỉnh, tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
6. Thời gian phê duyệt kế hoạch thu, nộp Quỹ: Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm.
Điều 8. Thông báo kế hoạch thu, nộp Quỹ
1. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh thông báo kế hoạch thu, nộp Quỹ đến các sở, ban, ngành, cơ quan và đoàn thể cấp tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện và các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài do Cục Thuế tỉnh trực tiếp quản lý theo quyết định đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
2. Căn cứ kế hoạch thu, nộp Quỹ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện triển khai kế hoạch thu, nộp Quỹ trên địa bàn huyện và thông báo kế hoạch thu cho UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài do Chi cục Thuế cấp huyện quản lý để làm cơ sở tổ chức thực hiện.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan và đoàn thể cấp tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị lực lượng vũ trang và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức thu của cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động thuộc phạm vi quản lý (trừ các đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ) và chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
2. Căn cứ kế hoạch được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện (đầu mối là Phòng Tài chính - Kế hoạch) có trách nhiệm đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức thu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và chuyển vào tài khoản Kho bạc Nhà nước mở tại cấp huyện.
3. UBND cấp xã tổ chức thu của các đối tượng lao động khác trên địa bàn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ và chuyển vào tài khoản ở cấp huyện. Việc thu tiền mặt phải có chứng từ theo mẫu quy định hiện hành của Bộ Tài chính; UBND cấp xã chủ động thực hiện in phiếu thu để thực hiện.
4. Thủ trưởng tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn có trách nhiệm thu, nộp Quỹ của các cá nhân thuộc phạm vi quản lý và nộp Quỹ theo mức đóng góp được quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh (đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài do Cục Thuế tỉnh trực tiếp quản lý) hoặc tài khoản ở cấp huyện (đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài do Chi cục Thuế cấp huyện quản lý). Cục Thuế tỉnh hỗ trợ cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh, đồng thời chỉ đạo Chi cục Thuế hỗ trợ cho UBND cấp huyện đôn đốc thu quỹ đối với các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) thuộc phạm vi quản lý.
5. Thời hạn nộp Quỹ cấp tỉnh: Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ.
a) Đối với cá nhân nộp một lần trước 31 tháng 7 hàng năm.
b) Đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài nộp tối thiểu 50% số phải nộp trước 31 tháng 7, số còn lại nộp trước 30 tháng 11 hàng năm.
c) Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng phạm vi lớn, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh thời hạn nộp hoặc quyết định miễn, giảm đóng góp Quỹ cấp tỉnh cho phù hợp.
6. Kết thúc mỗi đợt thu quỹ nêu trên, số tiền thu quỹ thực tế được phân bổ như sau:
a) UBND cấp xã giữ lại tối đa không quá 28% số thu trên địa bàn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu (không quá 5%); chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%) và chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã (không quá 20%). Số tiền thu quỹ còn lại (tối thiểu 72% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản quỹ ở cấp huyện. Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các xã khu vực III, UBND cấp huyện tổng hợp, đề nghị UBND tỉnh quyết định phân bổ tối thiểu bằng số tiền của cấp xã (trừ các xã nêu trên) được phân bổ thấp nhất.
b) UBND cấp huyện giữ lại tối đa không quá 23% số thu trên địa bàn (bao gồm cả số thu của cấp xã) để chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện (không quá 20%) và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ (không quá 3%). Số tiền còn lại (tối thiểu 77% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh.
c) Cuối mỗi niên độ kế toán, UBND cấp huyện, cấp xã phải thực hiện quyết toán nguồn thu, chi và tổng hợp trong báo cáo quyết toán hàng năm của địa phương (do UBND cấp huyện lập) gửi về cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh. Trường hợp kinh phí được phân bổ tại cấp huyện, cấp xã sử dụng không hết, UBND cấp huyện thực hiện thu hồi và chuyển về tài khoản cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ.
7. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ cấp tỉnh không vượt quá 3% tổng số thu của Quỹ cấp tỉnh.
Điều 10. Nội dung chi, mức chi
Nội dung chi thực hiện theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ, cụ thể:
1. Hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai:
a) Hỗ trợ sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán: Mức hỗ trợ 50 nghìn đồng/người/ngày căn cứ theo số ngày thực tế được sơ tán và danh sách sơ tán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cùng cấp.
b) Hỗ trợ tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai:
Đối với người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Mức hỗ trợ theo ngày được huy động không thấp hơn 119.200 đồng, nếu được huy động vào ban đêm (từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau) được hỗ trợ gấp đôi mức hỗ trợ trên theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Mức chi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 85/2020/TT-BTC ngày 01/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.
c) Hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai: Mức chi theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tu số 85/2020/TT-BTC ngày 01/10/2020 của Bộ Tài chính.
2. Cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực: Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 3 tháng đối với tất cả thành viên hộ gia đình thiếu đói trong và sau đợt thiên tai theo quy định tại mục III Điều 1 Quyết định số 3824/QĐ-UBND ngày 04/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khôi phục sản xuất; sửa chữa, khắc phục các công trình nhằm ổn định đời sống nhân dân vùng bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
b) Cứu trợ khẩn cấp về nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai: Mức hỗ trợ 100 nghìn đồng/người/ngày và không quá 05 ngày/đợt thiên tai theo danh sách hỗ trợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Cứu trợ khẩn cấp về sách vở, phương tiện học tập: Mức hỗ trợ 200 nghìn đồng/học sinh theo danh sách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
d) Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cụ thể:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40 triệu đồng/hộ.
Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30 triệu đồng/hộ.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20 triệu đồng/hộ.
đ) Hỗ trợ tu sửa cơ sở y tế, trường học, nhà kết hợp làm địa điểm sơ tán phòng tránh thiên tai; tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; hỗ trợ xử lý đảm bảo giao thông thông suốt cho những đoạn tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng trên địa bàn bị sụt trượt, sạt lở: Mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/công trình.
e) Hỗ trợ xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai: Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/xã bị ảnh hưởng.
f) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai: Mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 3824/QĐ-UBND ngày 04/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.
g) Hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai tối đa không quá 03 tỷ đồng/01 công trình.
3. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa:
a) Hỗ trợ thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí (gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), xuất bản phẩm khi tham gia thực hiện tuyên truyền; Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Quyết định số 4286/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 của UBND tỉnh ban hành đơn gia sản xuất Chương trình phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và khả năng cân đối từ nguồn kinh phí của Quỹ.
b) Hỗ trợ lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai: Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối từ nguồn kinh phí của Quỹ.
c) Hỗ trợ sắp xếp, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm: Mức hỗ trợ bằng với mức theo Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:
Đối với các hộ ở nhà sàn, nhà không kiên cố: Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ.
Đối với các hộ ở nhà cấp 4, nhà bằng: Mức hỗ trợ 75 triệu đồng/hộ.
Đối với các hộ ở nhà 2 tầng trở lên: Mức hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ.
d) Hỗ trợ phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 64/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Thanh Hóa.
đ) Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp: Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối từ nguồn kinh phí của Quỹ.
e) Hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã: Mức chi theo quy định tại các Điều 34, Điều 35 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
f) Hỗ trợ tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: Thực hiện theo quy định tại mục 7 Chương II Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.
g) Hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng: Mức chi căn cứ theo dự toán hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối từ nguồn kinh phí của Quỹ.
h) Hỗ trợ mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai và khả năng cân đối từ nguồn kinh phí của Quỹ.
4. Quỹ phòng, chống thiên tai chỉ hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ.
5. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của tỉnh viện dẫn tại Điều này được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các quy định tại văn bản mới.
Điều 11. Quy trình đề xuất, phê duyệt và thẩm quyền chi Quỹ
1. Đối với phần kinh phí để lại thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai (20%) tại cấp xã: Trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự, UBND cấp xã giao bộ phận kế toán phối hợp với bộ phận chuyên môn có liên quan, căn cứ số tiền được để lại hàng năm và dự phòng ngân sách xã, tham mưu trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt phân bổ kinh phí cho công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn; trường hợp kinh phí đã được sử dụng hết nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, UBND cấp xã lập hồ sơ, gồm: Tờ trình đề nghị hỗ trợ, báo cáo thống kê thiệt hại, biên bản đánh giá xác định thiệt hại và báo cáo khả năng tự cân đối nguồn lực của địa phương đề nghị UBND cấp huyện hỗ trợ qua Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp huyện. UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước các quy định của pháp luật có liên quan về nội dung và hồ sơ trình đề nghị hỗ trợ.
2. Đối với phần kinh phí để lại thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai (20%) tại cấp huyện: Trên cơ sở đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp huyện, UBND cấp huyện giao phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với phòng, ban có liên quan, căn cứ số tiền được để lại hàng năm và dự phòng ngân sách huyện, tham mưu trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt phân bổ kinh phí cho công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn; trường hợp kinh phí đã được sử dụng hết nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, UBND cấp huyện lập hồ sơ, gồm: Tờ trình đề nghị hỗ trợ, báo cáo thống kê thiệt hại, biên bản đánh giá xác định thiệt hại và báo cáo khả năng tự cân đối nguồn lực của địa phương đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ qua cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước các quy định của pháp luật có liên quan về nội dung và hồ sơ trình đề nghị hỗ trợ.
3. Đối với kinh phí do cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh quản lý: Trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh tổng hợp, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát và báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ có văn bản gửi Sở Tài chính thẩm định làm căn cứ đề nghị Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ.
4. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định nội dung chi và mức chi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai ngoài các nội dung chi tại Điều 10 Quy chế này cho các đối tượng theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cùng cấp.
1. Đối với phần kinh phí do cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh quản lý:
a) Về hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai: Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh căn cứ hồ sơ, gồm: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí chi từ Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh; kế hoạch hoặc phương án, kèm theo dự toán chi tiết được phê duyệt để chuyển 100% kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, địa phương được hỗ trợ. Đối với các nội dung được hỗ trợ phải phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh chi tạm ứng không quá 70% trên tổng kinh phí được phê duyệt dự toán; phần còn lại sẽ thanh toán cho chủ đầu tư theo số liệu phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền nhưng không vượt quá mức phê duyệt hỗ trợ của Chủ tịch UBND tỉnh.
b) Về chi phí quản lý, điều hành (3%): Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh căn cứ kế hoạch dự kiến thu quỹ và nhu cầu kinh phí trong năm, lập dự toán chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt cùng với kế hoạch thu quỹ hàng năm; nội dung chi gồm: chi lương, phụ cấp, mua sắm tài sản, thuê mướn, hội họp, văn phòng phẩm, công tác phí, xăng xe, dịch vụ công cộng, tiền điện, nước, điện thoại và các chi phí khác phục vụ quản lý, điều hành; mức chi, hồ sơ, chứng từ thanh, quyết toán thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật; trường hợp số thu quỹ trong năm không đạt theo kế hoạch được duyệt, cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh căn cứ số thu quỹ thực tế đến ngày 31/12 của năm đó làm cơ sở để thực hiện.
c) Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi khi chưa giải ngân để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại nhẩm gia tăng nguồn thu về Quỹ, nhưng phải đảm bảo an toàn vốn. Hội đồng quản lý Quỹ cấp tỉnh lựa chọn ngân hàng thương mại và quyết định số tiền gửi tại ngân hàng theo đề nghị của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
2. Đối với phần kinh phí giữ lại tại cấp huyện, xã:
a) Về hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai: Hàng năm, căn cứ kế hoạch thu quỹ trên địa bàn, UBND cấp huyện, xã lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng nguồn thu được để lại (20%) để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại địa phương theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cùng cấp; nội dung chi, mức chi, chứng từ chi thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước như đối với nguồn ngân sách cấp cho công tác phòng, chống thiên tai.
b) Về hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu ở cấp xã và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ ở cấp huyện, cấp xã: UBND huyện, xã quyết định hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu (không quá 5%) và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ ở cấp huyện, cấp xã (không quá 3%), gồm: chi in ấn phiếu thu tại cấp xã, phát hành văn bản, chi thuê mướn, hội họp, văn phòng phẩm, dịch vụ công cộng và chi phí hành chính phát sinh khác theo quy định; mức chi, hồ sơ, chứng từ thanh, quyết toán thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 13. Cấp phát kinh phí từ cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh
Trên cơ sở Quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí của Chủ tịch UBND tỉnh và các hồ sơ, thủ tục có liên quan, cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh chuyển kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, địa phương được thụ hưởng như sau:
1. Đối với cơ quan, đơn vị cấp tỉnh: Tại tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
2. Đối với UBND cấp huyện: Tại tài khoản tiền gửi của UBND các huyện, thị xã, thành phố mở tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
3. Đối với các Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh quản lý: Chuyển về tài khoản của Công ty mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản của Công ty mở tại các ngân hàng hợp pháp tại Việt Nam.
Điều 14. Báo cáo, phê duyệt quyết toán
1. Đối với các nội dung được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ cấp tỉnh:
a) Các địa phương, đơn vị được hỗ trợ chịu trách nhiệm thanh, quyết toán nguồn kinh phí theo thẩm quyền; đồng thời gửi quyết định quyết toán về cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh để tổng hợp quyết toán.
b) Sở Tài chính thẩm định và thông báo quyết toán các nội dung được hỗ trợ đối với đơn vị dự toán cấp tỉnh; UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán các nội dung được hỗ trợ đối với đơn vị cấp huyện, cấp xã; gửi cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh để tổng hợp quyết toán.
2. Đối với các nội dung hỗ trợ từ kinh phí để lại cấp huyện, cấp xã:
UBND cấp xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán kết quả thu, chi quỹ trên địa bàn, báo cáo UBND cấp huyện trước ngày 31/01 năm sau; UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi quỹ của UBND cấp xã, đồng thời lập báo cáo quyết toán thu, chi quỹ trên địa bàn cấp huyện (bao gồm kinh phí hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp đi thu, chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ và kinh phí để lại chi cho công tác phòng, chống thiên tai), gửi báo cáo về cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh trước ngày 28/02 năm sau để tổng hợp quyết toán. UBND cấp huyện, xã chịu trách nhiệm pháp lý về chứng từ, số liệu đề nghị quyết toán.
3. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai toàn tỉnh, gửi Sở Tài chính trước ngày 25/3 để thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh trong quý I hàng năm.
4. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh báo cáo kết quả thu, chi quỹ với cơ quan quản lý Quỹ Trung ương trước ngày 25 hàng tháng.
5. Quỹ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ kế toán.
6. Các nội dung được hỗ trợ từ Quỹ phòng, chống thiên tai phải hoàn thành theo quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền. Trường hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến chưa hoàn thành; các địa phương, đơn vị báo cáo cấp phê duyệt cho phép điều chỉnh sang năm kế tiếp để tiếp tục thực hiện.
Điều 15. Thanh tra, kiểm toán và giám sát hoạt động
1. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ nộp Quỹ cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ kế hoạch thu quỹ đã được phê duyệt hàng năm, cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để tham mưu cho UBND tỉnh về thanh tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành công tác xây dựng kế hoạch thu, chi và quản lý, sử dụng quỹ tại các địa phương, đơn vị theo đúng quy định.
3. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức Hội có liên quan đến Quỹ cấp tỉnh được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về Quỹ và thực hiện quyền giám sát thông qua các ý kiến, đề xuất, phản biện.
Điều 16. Chế độ thông tin, công khai nguồn thu, chi
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức phải công khai danh sách thu, nộp quỹ của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bằng các hình thức: Thông báo bằng văn bản, niêm yết tại đơn vị; công bố tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. Thời điểm công khai chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày chuyển vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh.
2. UBND cấp xã phải công khai kết quả thu, nộp, danh sách người lao động đã đóng quỹ trên địa bàn; tổng kinh phí được cấp cho công tác phòng, chống thiên tai và nội dung chi bằng các hình thức: Báo cáo giải trình công khai tại cuộc họp tổng kết hàng năm, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, Trung tâm văn hóa các thôn và thông báo trên phương tiện truyền thanh xã.
3. UBND cấp huyện phải công khai kết quả thu, nộp, danh sách tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài đã đóng quỹ trên địa bàn huyện và từng xã; tổng kinh phí được cấp cho công tác phòng, chống thiên tai và nội dung chi bằng các hình thức: Báo cáo giải trình tại cuộc họp tổng kết hàng năm, niêm yết tại trụ sở UBND cấp huyện và công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
4. Cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và từng huyện; báo cáo quyết toán thu chi; nội dung chi theo địa bàn cấp huyện bằng các hình thức: Gửi cơ quan quản lý Quỹ Trung ương; niêm yết tại trụ sở Quỹ cấp tỉnh; thông báo bằng văn bản tới cơ quan, tổ chức đóng góp quỹ; công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh.
Điều 17. Quy trình điều tiết Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Quy trình điều tiết kinh phí từ Quỹ cấp tỉnh về Quỹ Trung ương, từ Quỹ Trung ương về Quỹ cấp tỉnh và giữa các Quỹ cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại các Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trường hợp cần điều tiết Quỹ trong nội bộ tỉnh từ địa phương này cho địa phương khác, Hội đồng quản lý Quỹ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm của UBND cấp huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai tại địa phương theo quy định; thực hiện quản lý và sử dụng Quỹ, bao gồm kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích và thanh, quyết toán theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, công khai kết quả thu, nộp Quỹ theo Quy chế này; tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ và nội dung của Quy chế này tới các khu phố, thôn, bản và người dân tại địa phương.
2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện việc thu, nộp Quỹ, công khai danh sách thu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị. Việc hoàn thành kế hoạch thu, nộp Quỹ là một trong tiêu chí để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân hàng năm.
3. Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc sử dụng, thanh, quyết toán nguồn kinh phí từ Quỹ theo quy định.
4. Cơ quan Thuế, cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin có liên quan của các đối tượng thuộc phạm vi theo dõi, quản lý cho cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh và UBND cấp huyện làm cơ sở xác định mức đóng góp quỹ hàng năm theo quy định.
5. Sở Nông nghiệp và PTNT (Hội đồng quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh) chỉ đạo cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng Quỹ theo đúng quy định của pháp luật; công khai thông tin về quỹ theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan; hàng năm phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thông tin, truyền thông về các quy định của pháp luật về Quỹ trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh và các địa phương.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề bất cập, vướng mắc; các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về cơ quan quản lý Quỹ cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.