BỘ THƯƠNG MẠI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1684/2004/QĐ-BTM
|
Hà Nội, ngày
16 tháng 11 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1684/2004/QĐ-BTM NGÀY 16
THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM
VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số
29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên
giới;
Sau khi tham khảo ý kiến của các bộ, ngành hữu quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh
biên giới;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi và Mậu dịch biên giới,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua
biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới và ban hành Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo này.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Các Trưởng Ban Chỉ đạo buôn bán hàng hoá qua biên giới,
Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi và Mậu dịch biên giới, thủ
trưởng các Vụ, Cục liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Trương
Đình Tuyển
(Đã
ký)
|
DANH
SÁCH BAN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI GIỮA VIÊT NAM VỚI
CÁC NƯỚC CHUNG QUANH BIÊN GIỚI.
(ban hành kèm theo Quyết định số 1684/2004/QĐ-BTMngày 16 tháng 11 năm 2004 của
bộ trưởng bộ thương mại)
Trưởng ban:
- Phan Thế Ruệ
- Thứ Trưởng- Bộ Thương mại
Phó trưởng ban thường trực:
- Nguyễn Văn
Diễm- Vụ Trưởng vụ thương mại miền núi và Mậu dịch biên giới- Bộ thương
mại
Phó trưởng ban:
- Vũ Văn Trung-
Vụ Trưởng vụ Châu Á- Thái Bình Dương- Bộ Thương mại
- Hồ Quốc Phi-
Phó Vụ trưởng Thương mại miền núi và mậu dịch biên giới- Bộ thương mại
Các Ủy viên:
- Vũ Việt Anh-
Phó Vụ trưởng, ban biên giới – Bộ Ngoại Giao
- Nguyễn Đình
Chiến- Trưởng phòng- Bộ Công An
- Trần Đăng-
Phó cục trưởng- Bộ Y tế
- Nguyễn Mạnh
Hùng- Phó Vụ trưởng Cục quản lý thị trường – Bộ Thương Mại
- Nguyễn Thành
Hưng- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Bộ Thương Mại
- Trịnh Đình Kính
– Phó Vụ trưởng Tổng Cục hải quan- Bộ Tài Chính
- Hoàng Thịnh
Lâm- Phó Vụ trưởng vụ KH$ĐT- Bộ Thương Mại.
- Nguyễn Ngọc
Lân- Phó Vụ trưởng - Ngân Hàng Nhà Nước
- Nguyễn Thị
Mẫn- Phó Vụ trưởng- Bộ Kế Hoạch và đầu tư
- Trương Đức
Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Xuất khẩu – Bộ Thương Mại
- Nguyễn Văn
Sáng- Phó Vụ trưởng vụ CSTTTN- Bộ Thương Mại
- Nguyễn Văn
Thuấn- Phó Vụ Trưởng- Bộ Giao Thông vận tải
- Phan Thị
Tước- Phó Vụ Trưởng- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Nguyễn Huy
Trường- Phó Vụ trưởng Ban Quản lý thuế- Bộ Tài Chính
- Nguyễn Sinh
Xô- Phó Cục trưởng- Bộ Đội biên phòng
- Nguyễn Trọng
Lên- Giám đốc Sở Thương mại Quảng Ninh
- Bùi Gia Tuấn-
Phó giám đốc Sở Thương mại Lạng Sơn
- Bế Quốc Thịnh
– Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
- Nguyễn Văn
Mậu- Giám Đốc sở thương mạị Hà Giang
- Nguyễn Quang
Đức- Giám Đốc Sở thương mại Lào Cai
- Nguyễn Văn
Định- Giám Đốc Sở thương mại Lai Châu
- Nguyễn Văn
Tưởng- Giám Đốc Sở thương mại Điện Biên
- Lê Quang
Trung- Giám Đốc Sở thương mại Sơn La
- Bùi Tường Hỷ-
Phó Giám đốc Sở thương mại Thanh Hóa
- Trần Kim
Thành- Phó Giám đốc Sở thương mại Nghệ An
- Phạm Văn Cự-
Giám đốc Sở Thương Mại Hà Tĩnh
- Trần Tiến
Dũng- Giám đốc sở thương mại Quảng Bình
- Cao Văn Tân –
Phó Giám đốc sở thương mại Quảng Trị
- Hồ Viết Lễ-
Giám đốc sở thương mại Thừa Thiên – Huế
- Nguyễn Hồng
Vân- Giám đốc sở thương mại Quảng Nam
- Nguyễn Tấn
Quyết - Giám đốc sở thương mại Kon Tum
- Trần Quốc
Khánh- Phó Giám đốc sở thương mại Gia Lai
- Lý Thanh
Tùng- Giám đốc sở thương mại Đắc Lắc
- Hà Trung Ký-
Giám đốc sở thương mại Đắc Nông
- Trần Quang Ty-
Giám đốc sở thương mại Bình Phước
- Đỗ Thanh Hòa-
Giám đốc sở thương mại Tây Ninh
- Nguyễn Văn
Nhuận- Giám đốc sở thương mại Long An
- Mai Hồng
Thanh- Giám Đốc sở thương mại Đồng Tháp
- Nguyễn Ngọc
Em- Giám đốc sở thương mại An Giang
- Nguyễn Thanh
Sơn- Giám đốc sở thương mại Kiên Giang
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI
GIỮA VIỆT NAM VỚI
CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1684/2004/QĐ-BTM ngày 16 tháng 11 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Điều 1. Vị
trí, chức năng của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo hoạt động buôn bán
hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới (Sau đây gọi
tắt Ban Chỉ đạo) là tổ chức liên ngành đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng
Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại trong việc chỉ đạo, điều
hành và quản lý hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam với các
nước có chung biên giới.
Các bộ ngành, Uỷ ban nhân dân
các tỉnh biên giới thông qua đại diện là thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện tốt
cơ chế phối hợp liên ngành nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động buôn bán
hàng hóa qua biên giới phát triển lành mạnh, ổn định và đúng các qui định hiện
hành.
Điều 2.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo:
1. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Thương
mại ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành theo thẩm
quyền hoặc trình Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý
và biện pháp chỉ đạo, điều hành hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới với
các nước có chung biên giới.
2. Phối hợp với các bộ ngành và
các tỉnh biên giới quản lý, chỉ đạo và điều hành hoạt động buôn bán hàng hóa
qua biên giới.
3. Thực hiện việc hợp tác quốc tế
về các vấn đề hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới với các cơ quan hữu
quan của các nước có chung biên giới, bàn biện pháp thúc đẩy quan hệ buôn bán
hàng hóa qua biên giới phát triển lành mạnh, ổn định; đề xuất kịp thời các biện
pháp để xử lý những vấn đề nảy sinh trong buôn bán hàng hóa qua biên giới.
4. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo
Thủ tướng Chính phủ tình hình buôn bán hàng hóa qua biên giới, các vấn đề nảy
sinh, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý.
5. Thông tin kịp thời cho các bộ
ngành, các tỉnh biên giới và các chủ thể kinh doanh buôn bán hàng hóa qua biên
giới về tình hình thị trường biên giới, các chính sách, cơ chế quản lý hoạt động
buôn bán hàng hóa qua biên giới của các nước có chung biên giới. Hướng dẫn các
chủ thể kinh doanh điều tiết hàng hóa trong hoạt động buôn bán hàng hóa qua
biên giới. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường đối
với các chủ thể buôn bán hàng hóa qua biên giới.
6. Trình Bộ trưởng Bộ Thương mại
ban hành theo thẩm quyền hoặc thông qua Bộ Thương mại, trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành các văn bản về quản lý, điều hành hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên
giới.
7. Đề nghị Thủ trưởng các bộ,
ngành hữu quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới theo chức năng nhiệm
vụ của mình ban hành các văn bản về điều hành, quản lý hoạt động buôn bán hàng
hóa qua biên giới.
8. Kiểm tra, giám sát việc chấp
hành chính sách, cơ chế quản lý hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới của
các bộ, ngành, các tỉnh biên giới.
9. Đề nghị các bộ, ngành hữu
quan, các tỉnh biên giới báo cáo định kỳ và/hoặc báo cáo đột xuất tình hình buôn
bán hàng hóa qua biên giới để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng
hoặc Thủ trưởng các cơ quan hữu quan, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh biên giới và Thủ
tướng Chính phủ.
Điều 3. Tổ
chức, bộ máy:
1. Ban Chỉ đạo hoạt động buôn
bán hàng hóa qua biên giới gồm các thành viên được thành lập theo Quyết định số
1684/2004/QĐ-BTM ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Ban Chỉ đạo hoạt động buôn
bán hàng hóa qua biên giới hoạt động theo cơ chế phối hợp liên ngành.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt
động buôn bán hàng hóa qua biên giới làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Về kinh phí hoạt động:
+ Ban Chỉ đạo hoạt động buôn bán
hàng hóa qua biên giới có trách nhiệm dự trù kinh phí hoạt động chung của Ban
trong lĩnh vực hội họp, nghiên cứu, khảo sát trong, ngoài nước... nguồn kinh
phí này được dự toán vào kinh phí hoạt động của Bộ Thương mại.
+ Các bộ ngành hữu quan và Uỷ
ban nhân dân các tỉnh cũng dự trù kinh phí hoạt động của các thành viên của
mình trong lĩnh vực công tác phí, nghiên cứu, khảo sát trong, ngoài nước... từ
nguồn kinh phí của bộ, ngành, địa phương mình.
5. Tổ Thường trực do phó Trưởng
ban Thường trực là Tổ trưởng. Tổ Thường trực giúp Trưởng ban Chỉ đạo thu thập,
tổng hợp, xử lý thông tin, lập báo cáo; Tổ chức hội nghị (định kỳ hoặc đột xuất).
Điều 4. Chế
độ trách nhiệm:
1. Trưởng ban Chỉ đạo chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thương mại về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng ban Thường trực
kiêm Tổ trưởng Tổ Thường trực chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, thực hiện các
nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức mọi hoạt động của Tổ
Thường trực, làm đầu mối thông tin giữa các thành viên của Ban Chỉ đạo.
+ Trên cơ sở báo cáo 6 tháng,
hàng năm của các thành viên Ban Chỉ đạo, tiến hành tổng hợp, thu thập, xử lý
thông tin; lập báo cáo 6 tháng, hàng năm hoặc báo cáo đột xuất gửi Trưởng ban,
Bộ trưởng Bộ Thương mại.
+ Chuẩn bị tài liệu, trù bị và tổ
chức hội nghị tổng kết năm hoặc hội nghị đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo yêu cầu của Trưởng ban.
Điều 5. Chế
độ báo cáo:
1. Báo cáo nhanh hàng tháng: vào
ngày 20 hàng tháng, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo thuộc các tỉnh có đường
biên giới báo cáo nhanh về tình hình buôn bán hàng hoá qua các cửa khẩu; hoạt động
của các chợ biên giới, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu. Những động thái về buôn
lậu, gian lận thương mại. Những vướng mắc khó khăn trong quản lý và kiến nghị
giải pháp xử lý để Ban Chỉ đạo tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. Nội
dung báo cáo nhanh yêu cầu ngắn gọn, kiến nghị cụ thể, đúng thời hạn.
2. Báo cáo 6 tháng, năm: vào
ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 11 hàng năm, các thành viên Ban Chỉ đạo báo
cáo về tình hình buôn bán hàng hóa qua biên giới thuộc địa bàn, lĩnh vực do
mình phụ trách cho tổ thường trực theo nội dung cụ thể sau:
- Đối với thành viên Ban Chỉ đạo
thuộc các bộ ngành: tình hình buôn bán hàng hóa qua biên giới thuộc bộ, ngành
mình quản lý; những vấn đề nổi cộm, những vướng mắc khó khăn phát sinh và kiến
nghị xử lý.
- Đối với thành viên Ban Chỉ đạo
thuộc các tỉnh có đường biên giới: tình hình hoạt động buôn bán hàng hóa qua
các cửa khẩu, các chợ: số thương nhân thường xuyên hoạt động trong các chợ
trong Khu Kinh tế cửa khẩu và các chợ biên giới (nếu có); Doanh số kinh doanh của
các hộ trong Khu Kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới; Những chính sách hiện hành
của các nước có chung đường biên giới về xuất nhập khẩu các mặt hàng đang lưu
thông qua các cửa khẩu, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại; Những đề xuất
và kiến nghị của địa phương đối với Ban Chỉ đạo, hoặc Nhà nước trong việc quản
lý buôn bán hàng hóa qua biên giới.
3. Vào ngày 28 tháng 5 và ngày
28 tháng 11 hàng năm, Ban Chỉ đạo báo cáo Bộ trưởng Bộ Thương mại, Văn phòng
Chính phủ tình hình diễn biến hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới và
thông báo cho các bộ, ngành hữu quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới.
Điều 6. Chế
độ hội họp:
1. Ban Chỉ đạo hoạt động buôn
bán hàng hóa qua biên giới tiến hành họp tổng kết hai năm một lần, thời gian cụ
thể do Trưởng ban quyết định.
Thường trực Ban Chỉ đạo phải gửi
trước nội dung hội nghị cho các thành viên nghiên cứu, để hội nghị tiến hành có
chất lượng.
2. Do nhu cầu công việc, Trưởng
ban có quyền triệu tập họp đột xuất; thời gian, địa điểm, thành phần họp do Trưởng
ban quyết định.
Điều 7. Chế
độ thông tin:
1. Thông tin không thuộc danh mục
bí mật có thể gửi qua fax, hộp thư điện tử (e-mail). Thông tin mật phải gửi qua
đường công văn theo pháp luật qui định.
2. Các thành viên gửi báo cáo về
Tổ Thường trực theo địa chỉ:
Vụ Thương mại miền núi và Mậu dịch
biên giới
- 91, Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
- Điện thoại :
04.8255479/9348960/8255356 Fax : 04.8255151
- E-mail : miennui@mot.gov.vn
3. Tổ Thường trực có
trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình buôn bán hàng hóa qua
biên giới đăng tải trên trang Web của Bộ Thương mại (http://www.mot.gov.vn ).