BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số: 1582/QĐ-TCHQ
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU
BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải
quan ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định số 96/2002/QĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan và Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ về quản lý cảng
biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ công văn số 1439/CHHVN-PC ngày 29/08/2006 của Cục Hàng hải Việt Nam thuộc
Bộ Giao thông Vận tải về việc mẫu bản khai hàng hóa;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giám sát quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thủ tục hải quan
đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày
ký.
Điều 3: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Cơ quan Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Hạnh Thu
|
QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH,
NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1582 /QĐ-TCHQ ngày 29 tháng 8 năm 2006)
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thời hạn để thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp (dưới đây gọi
chung là thuyền trưởng) và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng (dưới đây gọi tắt là Hải
quan cảng) làm thủ tục cho tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh:
a) Đối với tàu biển nhập cảnh:
- Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo
chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
- Thời điểm xác định tàu, hàng hoá đến cảng là thời điểm Hải quan cảng
tiếp nhận, đóng dấu lên hồ sơ hải quan do thuyền trưởng nộp.
b) Đối với tàu biển xuất cảnh:
- Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng.
- Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, thời gian chậm nhất là ngay trước
thời điểm tàu chuẩn bị rời cảng.
c) Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể thay đổi,
nhưng yêu cầu thuyền trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Hải quan cảng biết
trước.
d) Trường hợp tàu chỉ (tạm thời) lưu lại cảng trong khoảng thời gian
không quá 12 giờ, yêu cầu thuyền trưởng phải báo cho Cảng vụ biết để phối hợp với
các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bố trí làm thủ tục cho tàu vào và rời
cảng cùng một thời điểm.
2. Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Tại trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ, trừ các quy định
tại điểm b, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của
Chính phủ.
3. Hải quan phải giám sát, kiểm tra để đảm bảo việc thuyền trưởng cho dỡ
hàng hóa theo đúng nội dung bản khai hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng
(nếu có) sau khi tàu biển đã làm thủ tục nhập cảnh (bao gồm tàu nhập cảnh, quá
cảnh, chuyển cảng), xếp lên tàu hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải
quan.
4. Nội dung bản khai hàng hóa nhập khẩu:
a)
Theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày
25/07/2006 của Chính phủ, Hải quan cảng chỉ tiếp nhận hồ sơ với các nội dung
trên bản khai hàng hóa phải đảm bảo đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, trong đó nội dung
về mô tả hàng hóa (Description of goods) phải rất cụ thể, không được ghi chung
chung như: hàng bách hóa, hàng thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện gia dụng,
đồ chơi trẻ em... Mặt hàng nào ghi chung chung thì hướng dẫn và yêu cầu thuyền
trưởng phải khai chi tiết mặt hàng đó (tham khảo Phụ lục 1 ban hành kèm theo
Quyết định này).
b) Việc sửa, điều chỉnh bản khai hàng hóa thực hiện theo đúng quy định
tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ;
trong đó nội dung về tên, địa chỉ người nhận, tên hàng, lượng hàng phải không ảnh
hưởng đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, chính sách quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và được Chi cục trưởng Hải quan cảng nơi làm thủ
tục cho tàu biển xuất nhập cảnh chấp thuận.
Hồ sơ xin sửa,
điều chỉnh bản khai hàng hóa gồm:
- Điện xác nhận
của chủ tàu hoặc Đại lý chủ tàu từ nước ngoài (bản dịch tiếng Việt Nam, bản sao
tiếng Anh: mỗi loại 01 bản) về nội dung điều chỉnh;
- Đơn xin điều
chỉnh của chủ tàu hoặc Đại lý chủ tàu;
- Văn bản uỷ
quyền của chủ tàu hoặc Đại lý chủ tàu cho người được uỷ quyền làm việc với Hải
quan để xin điều chỉnh nội dung bản khai hàng hóa;
- Vận tải đơn
xin được điều chỉnh (nếu có);
5. Khai hành lý, hàng hoá của thuyền viên, hành khách thực hiện như sau:
a) Đối với hành lý của thuyền viên: Được dùng chung Bản khai hành lý
thuyền viên để khai cho hành lý của cả đoàn;
Đối
với hàng hoá: Phải khai riêng hàng hoá của từng thuyền viên vào tờ khai hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.
b) Đối với
hành lý, hàng hóa của hành khách xuất nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 của Chính phủ và Quyết định
số 29/2006/QĐ-BTC ngày 08/05/2006 của Bộ Tài chính.
6. Về thủ tục hải quan tại cảng chuyên dùng:
Cảng chuyên dùng (do Cục Hàng hải hoặc Bộ Giao thông vận tải có Quyết định
công bố) là cảng riêng của doanh nghiệp để chuyên xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
của chính doanh nghiệp đó. Về thủ tục hải quan, cảng chuyên dùng được coi là địa
điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ở
sông, vịnh hoặc ở ngoài khơi (đối với cầu cảng, phân cảng không bến thuộc các mỏ
khai thác dầu khí trên biển).
7. Việc
kiểm tra, giám sát hải quan tại khu vực cảng mở Cát Lái thực hiện theo Quyết định
số 37/2006/QĐ-TTg ngày 10/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí
điểm khu vực cảng mở Cát Lái thuộc Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
8. Trách nhiệm của Hải quan cảng:
a) Hải quan cảng
có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ để tiếp nhận thông tin qua mạng máy tính hoặc
hồ sơ giấy về thời gian đến và rời cảng, địa điểm neo đậu, thời
gian xếp, dỡ hàng hóa lên hoặc xuống tàu biển.
b) Hải quan cảng
có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cảng thực hiện
các nội dung sau:
b1) Tiếp nhận thông tin chi tiết về việc bố trí, sắp xếp từng loại hàng
hóa, từng loại container trong khu vực cảng do doanh nghiệp cung cấp.
b2) Phối hợp với doanh nghiệp bố trí khu vực làm việc, khu vực kiểm
tra, kiểm soát hải quan. Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ yêu cầu kiểm tra, giám
sát tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và hàng hóa xuất nhập
khẩu.
b3) Hướng dẫn doanh nghiệp quản lý, bảo đảm nguyên trạng hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu lưu giữ tại kho, bãi cảng; chỉ được cho hàng hoá nhập khẩu đã
làm thủ tục hải quan qua các cổng cảng có giám sát hải quan.
b4) Khi điều kiện cho phép thì phối hợp với doanh nghiệp việc nối mạng
máy tính với Hải quan cảng để thông báo thường xuyên, kịp thời số liệu hàng
ngày về:
- Hàng hoá nhập khẩu dỡ xuống kho, bãi cảng.
- Hàng hoá xuất khẩu xếp lên tàu.
- Hàng đổ vỡ, hàng thừa (kèm biên bản).
- Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn quy định chưa làm thủ tục hải quan.
- Hàng hoá không có người nhận đang lưu giữ tại cảng.
- Hàng hóa
sai số container, sai số seal, đứt seal, mất seal (kèm biên bản).
Đối với
Doanh nghiệp chưa có điều kiện nối mạng máy tính với Hải quan cảng thì có văn bản
yêu cầu, hướng dẫn doanh nghiệp trước ngày 15 hàng tháng phải gửi bằng văn bản
cho Hải quan cảng các số liệu kể trên của tháng trước.
c) Khi có căn
cứ xác định trên tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng có dấu hiệu
vi phạm pháp luật Hải quan; cất dấu, vận chuyển hàng hóa trái phép thì Chi cục
trưởng quyết định khám xét tàu theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hải quan
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
d) Đối với Hải
quan cảng đã và đang ứng dụng chương trình khai báo tàu biển từ xa thì tiếp tục
thực hiện và hoàn thiện trên cơ sở quy trình này.
II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH,
CHUYỂN CẢNG;
A. Tàu biển nhập cảnh:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin trước khi tàu đến.
1. Tiếp nhận thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.
2. Chuyển thông tin đến các bộ phận liên quan khi có yêu cầu và theo chỉ
đạo của lãnh đạo Chi cục như Chi cục Hải quan nơi phương tiện vận tải sẽ dỡ
hàng, bộ phận phân tích rủi ro, bộ phận thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu, Chi cục
Kiểm tra sau thông quan, Đội kiểm soát hải quan.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông quan tàu
biển nhập cảnh.
1. Hướng dẫn để thuyền trưởng khai, nộp cho Hải quan cảng các chứng từ
sau:
a) Bản khai
chung : 01 bản chính;
b) Bản khai
hàng hoá (ký, đóng dấu trang đầu và trang cuối): 01 bản chính;
c) Bản khai
hàng hóa nguy hiểm (nếu có) : 01 bản chính;
d) Bản khai
dự trữ của tàu : 01 bản chính;
đ) Danh sách
thuyền viên : 01 bản chính;
e) Danh
sách hành khách (nếu có) : 01 bản sao ;
g) Bản khai
hành lý của thuyền viên : 01 bản chính.
Trường hợp
tàu có chuyên chở hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng, hàng hóa quá cảnh, hàng trung
chuyển thì yêu cầu thuyền trưởng nộp thêm bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh,
trung chuyển khi làm thủ tục nhập cảnh cho tàu.
Trường hợp
cần thiết thì công chức hải quan được yêu cầu thuyền trưởng xuất trình các chứng
từ sau:
a) Nhật ký
hành trình tàu.
b) Sơ đồ
hàng xếp trên tàu.
c) Các chứng
từ có liên quan đến hàng hóa đang vận chuyển trên tàu.
2. Tiếp nhận
và kiểm tra hồ sơ hải quan nêu trên.
3. Đóng dấu
(sử dụng Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày
23/11/2001 của Tổng cục Hải quan) vào bản khai chung; bản khai dự trữ của tàu;
bản khai hàng hóa nguy hiểm; bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên. Riêng
đối với bản khai hàng hoá ghi tổng số trang, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và
trang cuối của bản khai.
Bước 3:
Trao đổi thông tin và lưu trữ hồ sơ.
1. Gửi bản
khai hàng hóa nhập khẩu (bản sao) đến Chi cục Hải quan nơi phương tiện vận tải
dỡ hàng, Bộ phận phân tích rủi ro.
2. Nhập các
dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi.
3. Lưu hồ
sơ theo quy định.
B. Tàu
biển xuất cảnh:
Bước 1:
Tiếp nhận thông tin trước khi tàu rời cảng.
1. Tiếp nhận
thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.
2. Tiếp nhận
thông tin liên quan từ bộ phận Hải quan giám sát hàng hóa xếp lên tàu, hàng hóa
cung ứng cho tàu; tình hình tàu và thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại
cảng.
3. Chuyển
thông tin đến các đơn vị chức năng khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của lãnh đạo
Chi cục.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông quan tàu biển xuất cảnh.
1. Hướng dẫn để thuyền trưởng khai, nộp cho Hải quan cảng các chứng từ
sau:
a) Bản khai chung
: 01 bản chính;
b) Bản lược hàng hoá (ký, đóng dấu trang đầu và trang cuối) : 01bản
chính;
c) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) : 01 bản chính;
d) Bản khai dự trữ của
tàu
: 01 bản chính;
đ) Danh sách thuyền viên : 01 bản
chính;
e) Danh sách hành khách (nếu có)
: 01 bản sao ;
g) Bản khai hành lý hành khách (nếu có) : 01 bản chính.
Trường hợp cần thiết thì công chức hải quan được yêu cầu thuyền trưởng
xuất trình các chứng từ sau:
a) Sơ đồ hàng xếp trên tàu.
b) Hoá đơn mua hàng cung ứng tàu biển.
c) Hoá đơn mua hàng miễn thuế (theo đơn đặt hàng).
d) Các chứng từ khác có liên quan.
Trường hợp không có nội dung thay đổi so với nội dung khai báo khi tàu
nhập cảnh thì thuyền trưởng không phải nộp các giấy tờ nêu tại điểm 1.1 nêu
trên, trừ bản khai chung, bản khai hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có).
Trong trường hợp có lý do chính đáng thì yêu cầu thuyền trưởng phải
thông báo cho lãnh đạo Chi cục Hải quan cảng bằng văn bản xin được phép nộp chậm
bản khai hàng hóa xuất khẩu trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tàu xuất cảnh.
2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan nêu trên.
3. Đóng dấu vào bản khai chung như hướng dẫn tại điểm 3, bước 2 phần A
trên.
Bước 3: Trao đổi thông tin và lưu trữ hồ sơ.
1. Gửi bản khai hàng hóa xuất khẩu (bản sao) đến Chi cục Hải quan nơi
tàu xuất cảnh, bộ phận phân tích rủi ro.
2. Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ theo dõi.
3. Lưu hồ sơ theo quy định.
C. Tàu biển quá cảnh:
Bước 1:
Tiếp nhận thông tin.
1. Tiếp nhận
thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.
2. Chuyển
các thông tin đến các đơn vị chức năng khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của lãnh
đạo Chi cục.
Bước 2: Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu
nhập cảnh.
1. Hướng dẫn để thuyền trưởng khai, nộp, xuất trình cho Hải quan cảng
các chứng từ theo quy định tại Bước 2, điểm 1, phần A tàu biển nhập cảnh nêu
trên.
2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan.
3. Đóng dấu (Mẫu số 1 dẫn trên) vào bản khai chung; bản khai dự trữ của
tàu; bản khai hàng hóa nguy hiểm; bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên.
Riêng đối với bản khai hàng hoá ghi tổng số trang, ký tên, đóng dấu lên trang đầu
và trang cuối của bản khai.
4. Niêm phong bộ hồ sơ gồm: 01 bản khai hàng hoá, 01phiếu chuyển hồ sơ
tàu; giao hồ sơ cho thuyền trưởng để chuyển cho Hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh;
lưu 01 bản khai hàng hóa (bản sao).
5. Niêm phong kho dự trữ và hầm hàng (nếu có điều kiện và khi cần thiết).
6. Nhập các dữ liệu vào máy vi tính hoặc vào sổ theo dõi.
7. Lưu hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu xuất cảnh.
1. Hướng dẫn để thuyền trưởng nộp cho Hải quan cảng bản khai chung (01
bản chính), hồ sơ do Hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh chuyển đến.
2. Tiếp nhận bản khai chung và hồ sơ có niêm phong của Hải quan cảng
nơi tàu nhập cảnh do thuyền trưởng nộp.
3. Bằng hình thức phù hợp, thông báo ngay tình hình cho Hải quan cảng
nơi tàu nhập cảnh về việc tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ, đặc biệt trong trường hợp
tàu có vi phạm pháp luật hoặc có hiện tượng không bình thường.
D. Tàu biển chuyển cảng:
Bước 1:
Tiếp nhận thông tin.
1. Tiếp nhận
thông tin từ cảng Vụ nêu tại điểm 8 phần I kể trên.
2. Tiếp nhận
thông tin liên quan từ bộ phận Hải quan giám sát hàng hóa xếp lên tàu, hàng hóa
cung ứng cho tàu; tình hình tàu và thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại
cảng.
3. Chuyển
thông tin đến các đơn vị chức năng khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của lãnh đạo
Chi cục.
Bước 2:
Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu đi.
1. Yêu cầu
thuyền trưởng có thông báo bằng văn bản với Chi cục trưởng Hải quan cảng về mục
đích, thời gian chuyển cảng.
a) Nếu có
hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan sẽ được dỡ xuống cảng đến thì phải
ghi rõ vào văn bản thông báo các nội dung sau: Tên và địa chỉ doanh nghiệp xuất
khẩu, tên hàng, số lượng cont / kiện, lượng hàng, số, ngày tháng năm tờ khai xuất
khẩu, số niêm phong hãng tàu, niêm phong hải quan, tên cảng dỡ hàng.
b) Trường hợp
hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng, nếu người vận tải vận chuyển lô
hàng nhập khẩu về cảng nhập nhưng không tiếp tục vận chuyển đến cảng đích mà uỷ
quyền bằng điện uỷ quyền cho một doanh nghiệp có chức năng kinh doanh vận tải
hàng hóa vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn thì Chi cục trưởng chấp
thuận việc uỷ quyền đó.
2. Tiếp nhận, đóng dấu (Mẫu số 1 dẫn trên) lên hồ sơ chuyển cảng do
thuyền trưởng nộp, gồm: bản khai chung, bản khai hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng,
bản khai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tàu, bản khai hàng hoá quá cảnh,
chuyển tải (nếu có): mỗi loại 01 bản.
3. Lập Phiếu chuyển hồ sơ tàu (theo mẫu ban hành kèm theo Quy trình
này); niêm phong hồ sơ chuyển cảng, hồ sơ gồm phiếu chuyển hồ sơ tàu, biên bản
bàn giao hàng chuyển cảng, bản khai hàng hóa chuyển cảng và giao hồ sơ cho thuyền
trưởng để chuyển cho Hải quan cảng đến.
4. Chuyển hồ sơ chuyển cảng đã niêm phong hải quan cho Hải quan cảng đến.
5. Nhập các dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi.
6. Lưu hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thủ tục hải quan tại cảng nơi tàu đến.
1. Tiếp nhận bản khai chung, hồ sơ chuyển cảng có niêm phong hải quan.
2. Đóng dấu (Mẫu số 1 dẫn trên) lên bản khai hàng hóa và gửi cho Chi cục
Hải quan nơi tàu dỡ hàng, Bộ phận phân tích rủi ro.
3. Bằng hình thức phù hợp, thông báo ngay cho Hải quan cảng đi về việc
tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ chuyển cảng và tình hình hàng hóa chuyển cảng; đặc biệt
trong trường hợp tàu có vi phạm pháp luật hoặc có hiện tượng không bình thường.
4. Nhập các dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi.
5. Lưu hồ sơ theo quy định.
III. MỘT SỐ CÔNG VIỆC GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP
CẢNH, CHUYỂN CẢNG, QUÁ CẢNH VÀ HÀNG HÓA RA VÀO CẢNG:
1) Nhiệm vụ của Hải quan giám sát tàu và kho, bãi:
a) Giám sát tàu xuất cảnh, nhập cảnh, chuyển cảng, quá cảnh.
b) Giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xếp, dỡ, lưu giữ tại kho,
bãi.
c) Thực hiện quản lý hải quan đối với hàng miễn thuế ở khu vực cảng mua
theo đơn đặt hàng (ORDER), hàng cung ứng cho tàu và hành lý, hàng hoá của thuyền
viên, hành khách xuất nhập cảnh.
d) Niêm phong kho rượu, bia, thuốc lá (nếu số lượng vượt quá tiêu chuẩn
định mức theo quy định hiện hành), thuốc độc, thuốc mê, vũ khí của tàu.
đ) Tiếp nhận, xử lý các báo cáo của doanh nghiệp cảng về tình hình, số
liệu hàng hoá xuất nhập khẩu quy định tại điểm 8.b4 phần I nêu trên.
2) Nhiệm vụ của Hải quan giám sát cổng cảng:
a) Đối với hàng hoá nhập khẩu ra khỏi cảng:
a1) Kiểm tra các giấy tờ do chủ hàng hoặc người đại diện xuất trình gồm:
- Biên bản bàn giao (đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu, chuyển cảng).
- Tờ khai nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan / được phép tạm giải
phóng hàng theo quy định / văn bản được lãnh đạo Chi cục chấp thuận cho mang
hàng ra khỏi cảng.
- Phiếu xuất kho, bãi của doanh nghiệp cảng.
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với hàng thanh lý.
a2) Kiểm tra số kí hiệu container, tình trạng bên ngoài, niêm phong hải
quan (nếu có). Đối với các lô hàng rời thì đối chiếu giữa nội dung tờ khai hải
quan với nội dung Phiếu xuất kho, bãi; chỉ kiểm tra thực tế khi có dấu hiệu vi
phạm và được sự chấp thuận của lãnh đạo Chi cục Hải quan.
a3) Nhập dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ theo dõi. Nội dung gồm các
tiêu chí sau: Tên, địa chỉ doanh nghiệp; Số, ngày tháng năm Tờ khai hải quan; Số,
ngày tháng năm Biên bản bàn giao; Số ký hiệu container; Số kiện (đối với hàng rời);
Mặt hàng; Ngày, giờ ra cổng cảng.
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được đưa
vào cảng thì chủ hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm tự quản lý, Hải quan giám sát
chỉ kiểm tra số, ký hiệu container, số kiện (đối với hàng rời), tình trạng bên
ngoài, niêm phong hải quan (nếu có), nhập dữ liệu vào máy tính hoặc sổ theo dõi
quản lý.
3) Thực hiện các nhiệm vụ giám sát khác có liên quan được giao./.
|
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Hạnh
Thu
|
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN KHAI BÁO HÀNG HÓA TRÊN MANIFEST
Không
được chấp nhận
|
Được
chấp nhận
|
Thiết bị, dụng cụ
|
Dụng cụ nấu
bếp
Thiết bị
công nghiệp
|
Thiết bị
ôtô
Thiết bị
|
Thiết bị
ôtô mới
Thiết bị
ôtô đã qua sử dụng
|
Chất hóa học,
độc hại
Chất hóa học,
không gây độc hại
|
Tên khoa học
của chất hóa học đó (không phải tên thương mại của hãng sản xuất) hoặc nhận dạng
mã HAZMAT của LHQ
|
Hàng hóa điện
tử
Hàng điện tử
|
Vi tính
Thiết bị điện
tử tiêu dùng, điện thoại, đồ điện tử cá nhân / đồ điện tử dùng cho gia đình (
ví dụ TV, VCR, FDA )
|
Thiết bị
|
Thiết bị
công nghiệp, thiết bị dùng trong giếng dầu, thiết bị ôtô, thiết bị dùng cho
gia cầm ...
|
Đồ ăn
|
Cam
Cá
Gói gạo,
ngũ cốc đóng gói
|
Sắt
|
Sắt ống,
sát tấm
|
Đường ống
|
Đường ống bằng
nhựa
Đường ống bằng
PCV
Đường ống bằng
thép
Đường ống bằng
đồng
|
Phế liệu
|
Nhựa phế liệu
Nhôm phế liệu
Sắt phế liệu
|
Thực phẩm
|
Cam; Xoài;
Dứa ...
Cá hộp; Thịt
lơn xông khói ...
|